Top 8 game kinh dị đáng sợ nhất năm 2016 sẽ làm bạn ám ảnh đến nỗi không dám tắt đèn đi ngủ
Với những fan của dòng game kinh dị, đây đều là những tựa game không thể bỏ qua trong năm 2016.
Root of Evil: The Tailor (ban đầu có tên The Tailor) là dự án game kinh dị do người Việt sản xuất đã được đăng lên Steam Greenlight vào cuối tháng 7 và đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng game thủ trong và ngoài nước.
Nội dung của game kể về một nhà ngoại cảm được thuê đến tìm hiểu bí ẩn trong một căn nhà bị đồn đã bị ma ám. Trong quá trình khám phá ngôi nhà, những bí mật của những người từng sinh sống tại đây sẽ dần được hé lộ.
Những hiện tượng kì quái xảy ra bên trong ngôi nhà chắc hẳn sẽ khiến người chơi dựng tóc gáy và ớn lạnh. Không chỉ là một game kinh dị giải đố thông thường mà Root Of Evil còn gửi đi một thông điệp hết sức ý nghĩa… Các bạn hãy chơi đến cuối màn chơi sẽ nhận được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
Layers of Fear là một game kinh dị mà trong đó bạn sẽ xâm nhập vào trong tâm trí của một họa sĩ điên và khám phá bị mật về sự điên loạn của ông. Lấy cảm hứng từ những kiệt tác hội họa của thế kỷ trước, lối kiến trúc và trang trí từ thế kỷ 19, game là một trải nghiệm thực sự đặc biệt, nơi mà mỗi sự dịch chuyển của camera có thể thay đổi môi trường xung quanh bạn.
Từng lớp, từng lớp một, bạn sẽ khám phá những hình ảnh, nỗi sợ hãi và sự ghê rợn đeo bám nhân vật chính, và hoàn thành bức kiệt tác mà từ lâu ông đã dành công tạo ra.
6) Outlast 2 Demo
Video đang HOT
Outlast 2 sẽ đóng vai trò như hậu bản trực tiếp của phiên bản đầu tiên nhưng mốc thời gian lẫn bối cảnh của hai tựa game đều cách khá xa nhau. Người chơi sẽ rời xa nhà thương điên bỏ hoang trên dãy núi Lake để đến với một môi trường rộng lớn hơn, ngoài ra Outlast 2 có vẻ như sẽ còn xoay quanh chủ đề về tôn giáo.
Bản demo chơi thử của Outlast 2 đã được ra mắt trên PS4 trong năm 2016. Mặc dù vẫn còn hơi thất vọng vì Outlast 2 đã bị dời sang năm 2017 mới chính thức được phát hành trên toàn thế giới, thế nhưng điều đó không thể khiến chúng ta bỏ qua đoạn demo với mức độ kinh dị ngang ngửa với những cái tên như PT trước đây khi đủ sức dọa bạn không dám tắt đèn đi ngủ vì quá kinh khủng.
5) Resident Evil 7 Demo
Resident Evil 7 có thể nói là tựa game hấp dẫn nhất trong danh sách các game kinh dị năm 2017. Khi mới công bố chính thức, nhiều game thủ đã nghi ngờ về việc game bị mất chất do chuyển sang góc nhìn người thứ nhất, nhưng trong thời gian qua Capcom đã chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng game vẫn mang đầy đủ bản sắc của dòng game kinh dị nổi tiếng này qua nhiều đoạn demo và clip giới thiệu.
Resident Evil 7 như giới thiệu từ trước sẽ cho game thủ vào vai một nhân vật hoàn toàn mới thay vì một gương mặt trong số dàn trai xinh gái đẹp có ở nhiều phiên bản trước. Game mang bầu không khí rùng rợn đúng chất kinh dị sinh tồn với góc nhìn người thứ nhất cùng những khung cảnh tối tăm chật hẹp, nhưng có điểm khác biệt là nhân vật sở hữu vũ khí chứ không phải trốn chui lủi giống Outlast hay các tựa game cùng thể loại khác.
4) Syndrome
Đây là câu chuyện về một người đàn ông đã bị nhốt trong chính tiềm thức của mình. Trong y học người ta gọi trạng thái này là hội chứng nhốt trong tiềm thức. Nhân vật chính sẽ phải giải những câu đố và tìm đường thoát ra, nếu không, anh ta sẽ mãi mãi bị nhốt trong đó.
3) Here They Lie
Thực tế đã chứng minh không gì phù hợp với công nghệ thực tế ảo hơn là những trò chơi kinh dị góc nhìn người thứ nhất, bởi trải nghiệm những cảnh tượng rùng rợn hay bị rượt đuổi bởi những con quái vật gớm ghiếc sẽ trở nên đáng sợ gấp bội khi bạn quan sát mọi thứ bằng chính tầm mắt của mình. Phát triển bởi Tangentleman, Here They Lie đã mang đến những khoảnh khắc kinh dị tâm lý đáng sợ nhất cho các game thủ PS4.
2) The Bunker
Có thể nói, với sự phát triển của cộng nghệ độ họa tối tân nhất thì ngày càng xuất hiện nhiều thể loại game online kinh dị có những hình ảnh chân thực như ngoài đời vậy. The Bunker cũng là một trong số những cái tên như vậy. Đây là game sẽ đưa bạn đến với thế giới của sự ma mãnh, những câu chuyện huyền bí, rùng rợn, lạnh đến từng sống lưng và đặc biệt không dành cho người yếu tim.
The Bunker là game do người đóng, nhưng game thủ vẫn được tự do khám phá toàn bộ khu hầm, tự đưa ra quyết định mang tính sống còn cho riêng mình. Sự kết hợp giữa khả năng tương tác thế giới ảo với hình ảnh đời thật mang đến một trải nghiệm độc đáo và chân thực cho người chơi.
Nếu như tựa game kinh dị độc quyền trên PlayStation 4 là Until Dawn đã từng khiến người chơi đổ mồ hôi với những tình tiết li kì rùng rợn thì một lần nữa bạn sẽ tìm thấy cảm giác ấy trong Until Dawn: Rush of Blood, có điều mức độ kinh dị sẽ được tăng thêm rất nhiều với sự hỗ trợ của PlayStation VR.
Nếu bạn đã từng tắt đèn phòng, thức hàng đêm để cảm nhận trọn vẹn nỗi sợ hãi bao trùm mà Until Dawn mang đến thì hãy cứ tiếp tục thú vui ấy, nhưng nhớ mang PlayStation VR lên đầu để giúp cảm giác “tê tái” hơn trước. Tin tôi đi, đây thực sự mà một trải nghiệm gây ảm ánh tột độ.
Theo GameK
[Review] Layers of Fear Cần câu cơm của các YouTuber và streamer
Layers of Fear rõ có đồ họa ngang ngửa Allison Road, không khí kinh dị như Silent Hill P.T, và có cơ chế gameplay của một sản phẩm mô phỏng.... đi bộ.
Hãy hình dung, game thủ đóng vai một người sống trong một căn biệt thự mà ngay cả những người gan dạ nhất cũng phải rùng mình bởi một loạt bức tranh kỳ dị với những ánh mắt như đang theo dõi bước chân người chơi được đặt trên mọi góc tường. Bỗng nhiên, một loạt âm thanh kỳ lạ phát ra từ một góc phòng nào đó đủ để rợn tóc gáy nhiều người. Căn nhà đột nhiên như bị nung chảy và trở nên méo mó hơn. Người chơi cố gắng chạy đến một khu vực nào đó và rồi đột nhiên bị một con ma nào đó nhảy xồ ra và dày vò trước mặt. Nhân vật họa sĩ này bị mất kiểm soát và ngã gục xuống và.... đứng dậy đi lại tiếp. Đó là trải nghiệm cơ bản của game thủ (và gần như chẳng còn gì khác) khi chơi Layers of Fear.
Layers of Fear là một tựa game độc lập (indie) thuộc thể loại kinh dị sinh tồn do hãng Bloober phát triển và được lấy cảm hứng từ những đàn anh đi trước như Allison Road, Silent Hill phiên bản P.T và Amnesia. Game lấy bối cảnh trong một căn biệt thự mang kiến trúc và phong cách thời nữ hoàng Victoria của Anh Quốc (thế kỷ thứ 19) với nhân vật chính là một nhà họa sĩ đang trong quá trình hoàn thành một bức kiệt tác để đời. Tuy nhiên, ông vẫn thấy thiếu sót cảm hứng nghệ thuật khi một nàng thơ của mình đã bỏ đi, kéo theo nhiều tai họa bất hạnh đổ ập vào đầu. Toàn bộ cốt truyện trong game là một quá trình đấu tranh nội tâm giữa bóng tôi bên trong và tài năng nghệ thuật bên ngoài của họa sĩ. Để khắc họa được cuộc đấu tranh nội tâm, hình ảnh bên trong căn biệt thự dưới góc nhìn cá nhân sẽ trở nên bóp méo và một ảo ảnh có hình dáng ma nữ luôn lởn vởn và sẵn sàng nhảy vào xâu xé nhân vật.
Xét về mặt môi trường, hãng Bloober đã làm rất tốt trong việc xây dựng được một không khí kinh dị đúng chuẩn mực. Dưới một tông màu ảm đạm xen lẫn vài màu sắc rực rỡ chấm phá, Layers of Fear đã khắc họa được những hành lang tăm tối với vài khoảng sáng lẻ loi và những bức tranh mang phong cách rùng rợn treo ở khắp nơi. Những bức tranh này cũng được làm một cách chi tiết, khiến game thủ như đang bước vào một gallery chuyên nghiệp với nhiều tác phẩm tầm cỡ. Cùng với đó, các vật thể trong môi trường game được nhà phát triển làm một cách cẩn thận, tạo tính chân thực cao trong hình ảnh. Các hiệu ứng màu sắc bị loang lổ hay ánh sáng lập lòe cũng góp phần làm cho game thủ tăng cảm giác sợ hãi nhiều hơn mỗi khi ma nữ bắt đầu tiến đến vị trí nhân vật. Một yếu tố khác góp phần làm nên không khí kinh dị hoàn hảo của Layers of Fear chính là âm thanh. Từ những âm thanh ma mị rợn người cho đến các tiếng động nhỏ nhất như cửa mở hay đồ vật rơi đều được trau chuốt và hòa âm hoàn chỉnh. Game thủ khi sử dụng tai nghe hoặc một dàn âm thanh tiêu chuẩn 5.1 sẽ có cảm giác hòa nhập vào chính cuộc hành trình đi tìm nỗi sợ hãi của mình.
Nói đên đây, người viết bài này gần như cạn ý trong việc khen bởi hầu như ưu điểm của Layers of Fear gần như chỉ dừng lại ở mức hình ảnh và âm thanh. Cơ chế gameplay gần như quá ít để có thể đề cập đến ngoài việc so sánh chúng với thể loại Walking Simulator (game mô phỏng đi bộ), nếu không muốn nói là kém hơn hẳn Allison Road hay P.T. Người chơi gần như chỉ có nhiệm vụ đi lại quanh bản đồ, chờ đợi bất ngờ, bị ma ám và.... lặp lại. Mặc dù môi trường game được thiết kế rất xuất sắc đối với thể loại kinh dị, nhưng dường như nhà phát triển it vận dụng điều này để tạo nên tính linh hoạt trong việc hù dọa người chơi. Tuy game cũng có một vài câu đố nhất định để tạo ra tính tương tác cũng như giới thiệu cốt truyện, song người chơi sẽ bắt đầu cảm thấy chán vì sự đa dạng của câu đố chỉ dừng lại ở mức ngắm nghía đồ vật và quay vài con số. Bản thân việc bị ma ám cũng trở nên vô nghĩa khi nhân vật trong game không bị tác động gì mấy ngoài việc quay cuồng, ngã lăn tại chỗ và.... thản nhiên đứng dậy đi tiếp. Người chơi thay vì phải chạy trốn để bảo toàn tính mạng thì sẽ chủ yếu xông lên đúng chỗ có ma nữ để bị dày vò rồi sau đó tiếp tục xông lên. Thực tế, Layers of Fear là một game thuộc thể loại "sinh tồn kinh dị" nhưng lại gần như vứt đi yếu tố "sinh tồn" khi người chơi gần như chả phải mất gì nếu như bị ma phát hiện. Sâu xa hơn, tựa game này có thể được coi là một ví dụ về thiết kế game kinh dị với thị hiếu của các streamer: chỉ có việc đi lại, gặp ma quỷ, hét lên như con/thằng điên, lặp lại. Các game như vậy chắc chắn sẽ là một cần câu cơm tuyệt vời dành cho các game thủ đang tập làm YouTuber, nhưng chắc chắn sẽ tạo một tiền lệ xấu cho thể loại kinh dị về sau.
Không thể phủ nhận Layers of Fear là một tựa game xuất sắc về mặt nghe nhìn khi đã học tập được các yếu tố đã có của những sản phẩm cùng thể loại kinh dị chất lượng cao. Nhưng cơ chế trong game đã phải đặt ra một dấu hỏi lớn về việc đơn giản hóa gameplay nhằm phù hợp với thị hiếu đơn giản của bộ phận lớn thế hệ game thủ mới. Dù rằng đây là một tựa game độc lập, nếu nhà phát triển có thể sáng tạo thêm được tính tương tác trong game thì không biết chừng Layers of Fear có thể tạo nên một cơn sốt mới giống như phiên bản P.T của series Silent Hill. Còn ở thời điểm này, đây chỉ là một sản phẩm ăn theo cơn khát của cộng đồng game thủ sau khi Konami gần như khai tử series game kinh dị huyền thoại của mình.
Mời các bạn tiếp tục truy cập chuyên mục PC-Console của Game4V để cập nhật các thông tin game mới nhất.
Theo Game4V
Game kinh dị Layers of Fear được phát hành trên PS4 Locber Team cùng Aspyr Media vừa công bố sẽ phát hành tựa game kinh dị nhận được nhiều đánh giá tích cực Layers of Fear trên hệ máy PS4 cùng lúc với PC. Far Cry Primal tung trailer giới thiệu người hùng Takkar Final Fantasy Explorers giới thiệu cơ chế hóa thân hấp dẫn Hitman trở thành một tựa game AAA nhiều tập...