Top 8 cung đường Trekking đẹp nhất Việt Nam
Là một đất nước đa dạng về địa hình núi non, Việt Nam cũng sở hữu những cung đường đi leo núi hay đi bộ đường dài hấp dẫn.
Nếu là một người yêu thích những chuyến trek xuyên rừng, bạn chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những cung đường hấp dẫn này.
CUNG ĐƯỜNG TẠI SAPA, LÀO CAI
Nổi tiếng với dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp trong mùa lúa chín vàng, Sapa với những cung đường đi xuyên các bản làng hay qua các dãy núi vô cùng hấp dẫn. Những con đường mòn đã là những cung trek được nhiều người lựa chọn, giúp việc đi lại dễ dàng hơn như đường bản Cát Cát, bản Ý Linh Hồ, bản Tả Phìn, thung lũng Mường Hoa, núi Hàm Rồng, Cổng trời, Đặc biệt, Sapa là nơi có đỉnh Fansipan – ngọn núi cao nhất Việt Nam – 3143 m. Từ tháng 3 đến tháng 5 khi thời tiết khô ráo và từ tháng 9 đến tháng 11 nếu bạn muốn tận mắt chiêm ngưỡng quang cảnh ruộng bậc thang là khoảng thời gian đẹp nhất để đi trekking tại đây.
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, THANH HOÁ
Pù Luông là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước với vẻ đẹp thiên nhiên đậm nét hoang sơ của những thửa ruộng bậc thang và khu rừng rậm nguyên sinh đầy bí ẩn. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa. Các cung đường trekking Pù Luông hấp dẫn là đi bộ quanh bản Đôn sang các bản Ngòn, bản Leo, cung đường đi bản Ươi sang bản Lặn hay hành trình thượng sơn lên Son – Bá – Mười. Cuối tháng 5 – đầu tháng 6 khi thời tiết nơi đây mát mẻ, dễ chịu và tầm tháng 10 đến tháng 12, khi Pù Luông đắm mình trong mùa lúa chín vàng.
CUNG CỰC TÂY A PA CHẢI, ĐIỆN BIÊN
A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, ở độ cao 1864m so với mực nước biển, nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. Là điểm cực Tây của Việt Nam, giáp Lào và Trung Quốc, nơi đây được ví như “một con gà gáy, ba nước cùng nghe”.
Video đang HOT
Nửa đầu của cung đường tương đối khó leo, cao và dốc liên tục nên rất mất sức. Đặc biệt là 2 chặng núi đá ban đầu khi leo có nhiều đá nhỏ rơi ra. Nửa chặng sau nhẹ nhàng hơn, là đường mòn dẫn lối người leo đến gần với thiên nhiên, tiếng chim hót líu lo, ánh mặt trời xuyên qua tán cây làm xua tan mệt nhọc của chặng đầu. Mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 là thời điểm tốt nhất để đến A PA Chải.
HÀNH HƯƠNG YÊN TỬ, QUẢNG NINH
Tọa lạc trên núi Yên Tử với độ cao 1.068m so với mực nước biển – một trong những trung tâm Phật Giáo lớn nhất Việt Nam. Đường lên Yên Tử đã có cáp treo hai chặng dành cho những người đến hành hương nhưng cung đường leo núi với những bậc đá rêu phong, đi qua quang cảnh hùng vĩ của Yên Tử vẫn được nhiều người lựa chọn. Đoạn đường núi dài khoảng 6km với những đoạn rừng tùng, đi xuyên mây và vãn cảnh chùa rất đẹp. Người đi trekking cũng mang theo tâm trạng an yên và bình thản khi hướng về đỉnh thiêng.
CUNG HANG ÉN, QUẢNG BÌNH
Hang Én là hang động lớn thứ ba thế giới với hệ sinh thái phong phú và độc đáo. Hang Én xuyên qua một ngọn núi cao 1.645 mét, có chiều cao tối đa khoảng 100 mét, và chiều rộng tối đa khoảng 170 mét. Cách duy nhất để đến hang động là đi bằng trực thăng hoặc đi bộ xuyên rừng khoảng 4 giờ từ con đường gần nhất. Càng đi vào bên trong, thiên nhiên sẽ làm bạn trầm trồ không ngớt bởi những thạch nhũ nhiều hình dáng khác nhau hay các tổ chim én. Hang Én thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tour Hang Én 2 ngày 1 đêm do Công ty lữ hành quốc tế Oxalis khai thác có giá 7.500.000 VND/người. Thời gian đẹp nhất vào khoảng từ giữa tháng 3 đến hết tháng 5.
CUNG ĐƯỜNG NGUY HIỂM TÀ NĂNG – PHAN DŨNG, LÂM ĐỒNG
Một trong những cung đường nổi tiếng là nguy hiểm nhưng lại khiến rất nhiều “phượt thủ” say đắm vì khung cảnh vô cùng hùng vĩ. Bởi vậy, bất chấp mọi hiểm nguy, Tà Năng – Phan Dũng là điểm đến rất được ưa chuộng bởi các bạn trẻ thích phiêu lưu, khám phá.
Vượt suối, trèo đèo, băng qua những cánh rừng xanh rậm rạp, những thảm thực vật phong phú, đa dạng cùng cảnh vật hùng vĩ, thơ mộng, các khung cảnh liên tục thay đổi. Vì đây là một cung đường với độ khó cực kỳ cao nên bạn hãy thật sự cẩn thận, cần trang bị kiến thức và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên đường với những người dẫn lối giàu kinh nghiệm. Cung đường trekking dài 30km đẹp bậc nhất miền Nam bắt đầu từ xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng băng qua xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Từ tháng 6 đến tháng 12 là thời gian đẹp nhất của cung đường trekking này.
CHINH PHỤC NÚI BÀ ĐEN, TÂY NINH
Núi Bà Đen ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, thuộc quần thể di tích văn hoá – lịch sử cùng tên và được mệnh danh là “Nóc nhà của Nam Bộ”. Bên cạnh độ cao ấn tượng, Núi Bà Đen còn thu hút du khách bởi thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ cùng vô số điển tích dân gian được truyền miệng qua hàng trăm năm. Có đến tận 7 cung đường để chinh phục ngọn núi này, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình cung đường phù hợp nhất. Núi có độ cao vừa phải nhưng đường leo núi khá dốc và nhiều tảng đá lớn, bạn sẽ phải leo liên tục với độ dốc khoảng 30 – 45 độ, bạn cần cẩn thận từng bước chân, bước chậm rãi khi qua những đoạn đường trơn trượt hoặc những mỏm đá. Bạn nên tránh những tháng mưa để thuận tiện khi leo núi và an toàn hơn.
VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, BÌNH PHƯỚC
Nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 210km, trong đoạn dãy Trường Sơn Nam, vườn quốc gia Bù Gia Mập đa dạng hệ sinh thái bao gồm: 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vườn thuộc vùng đất thấp của nam Tây Nguyên, có đỉnh núi cao nhất là 700 m so với mực nước biển. Các dòng suối ác Huýt, ác Sa, ác Ka, ác K’me chảy qua vườn, xanh tươi, mát mẻ và hiền hòa. Từ 11 đến tháng 4 năm sau là khoảng thời gian đẹp nhất để khám phá cung đường này.
Khai thác du lịch cung đường trekking đẹp bậc nhất Việt Nam
Các công ty du lịch vừa chính thức khai trương tuyến du lịch Tà Năng - Phan Dũng, đây là cung đường trekking được mệnh danh đẹp bậc nhất Việt Nam.
Những đồi cỏ xanh tươi, bầu không khí trong lành của cao nguyên và những cơn gió mát mẻ lồng lộng khiến du khách thích thú, Ảnh: Trần Đại.
Tuyến du lịch Tà Năng - Phan Dũng được biết đến từ năm 2015, nhưng mang tính chất tự phát. Việc tuyến du lịch Tà Năng được công nhận và đưa vào khai thác chính thức sẽ góp phần đánh thức tiềm năng du lịch nơi đây.
Tham gia tuyến du lịch này, du khách sẽ có nhiều lựa chọn, với các chương trình, sản phẩm riêng biệt dành riêng cho học sinh, gia đình, công ty hay cá nhân...Đồng thời, du khách khi đến với tuyến du lịch Tà Năng sẽ có những trải nghiệm khó quên, khi tham gia cắm trại giữa rừng và khám phá cung đường trekking Tà Năng - Phan Dũng vốn được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam.
Trước đây, du khách muốn khám phá cung đường đại ngàn Tà Năng - Phan Dũng trải dài qua ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận phải nhờ tới sự giúp đỡ của những người bản địa hiểu rừng, nhất là những thợ săn. Người đi trước truyền kinh nghiệm cho người đi sau. Trong số kinh nghiệm đó có cả việc nên nhờ ai làm người dẫn đường.
Một thợ săn làm hướng dẫn viên cho du khách. Ảnh: Ngọc Ngà.
Ở khu vực hai xã Tà Năng và Ninh Loan có khoảng 5 người là người dân tộc thiểu số làm nghề dẫn khách đi trekking. Mỗi ngày thu được từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng tùy lượng khách. Họ giới thiệu cho du khách hiểu thêm về nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi của những đồi Cọp, suối Cọp, thác Bay, thác Sương Mù... và về những loại rau rừng hái trên đường đi, công dụng của nhiều loại cây rừng...
Chưa từng qua bất kỳ một lớp đào tạo nào, nhưng những thợ săn làm hướng dẫn viên vẫn hoàn thành nhiệm vụ này thật xuất sắc và ấn tượng. Mang trên vai nào túi ngủ, lều, đồ ăn cho cả nhóm nhưng bước chân của thợ săn cứ thoăn thoắt.
Thông thường, người thợ săn đi trước, thấy sình, lầy, cây bụi gai thì hô to để mọi người tránh, thấy cây thông đổ dọc đường thì dùng dao nhỏ lược một ít ngo làm mồi nhóm lửa. Kinh nghiệm leo dốc không mệt là đi tiến lên phía trước, cứ nhìn thẳng, bởi việc cứ ngoái lại hay đi sau sẽ tạo cho người leo núi cảm giác với theo, rất dễ đuối.
Thấy những "người thành phố" mệt nhọc vì không quen đi rừng, họ chặt cho mỗi người một cây dẻ con làm gậy, vì "có gậy như thêm một chân đi đỡ mỏi, đứng lại có thứ để chống. Chặt cây dẻ không sao vì đó là loại cây mà một cây dẻ mẹ mỗi mùa có thể có hàng chục cây dẻ con mọc xung quanh".
Niềm vui của phượt thủ khi chinh phục được đỉnh Tà Năng - Phan Dũng. Ảnh: H.Y
Khi mùa mưa, điểm cắm trại trên đồi trống, gió và mưa như trút. Với kinh nghiệm đi rừng, thợ săn sẽ dùng dao khoét một lỗ nhỏ dưới đất, dựng hai con giao và bắc cái áo mưa nhỏ qua để chắn gió. Lửa được nhóm từ nắm củi ngo nhặt trên đường đi, sau đó được bồi thêm bằng những cành dẻ tươi bị gãy. Gỗ dẻ có tươi thì vẫn bắt lửa cháy và than đượm hồng rất đẹp. Trên đống lửa ấy, bữa tối của du khách có thịt nướng, có cháo lá bép, có bắp, khoai nướng...
Cảnh ở Việt Nam đẹp như Thụy Sĩ, hóa ra chụp tại Hà Giang Bức hình chụp từ trên cao ở Hà Giang đẹp hùng vĩ không khác gì Thụy Sĩ đang gây "sốt" mạng. Trong những ngày qua, tấm hình ghi lại khung cảnh núi non hùng vĩ từ trên cao được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhận được lượng tương tác lớn. Thậm chí, nhiều người còn nhận định, khung cảnh nên...