Top 7 phim hài ‘bựa’ không dành cho trẻ nhỏ
Không phải cứ phim hài thì thiếu nhi sẽ xem được, có nhiều bộ phim khán giả người lớn cũng phải vừa phì cười vừa đỏ mặt xấu hổ.
There’s something about Mary (1998)
Trong quá trình tìm lại cô bạn gái Mary hồi cấp 3, anh chàng Ted đụng độ “hội cây si” của Mary gồm gã thám tử rởm tên Pat, anh chàng giao pizza giả bộ làm kiến trúc sư bại liệt hay gã bị mụn giộp có sở thích “chôm” giày.
Phim khá tếu và thô với cảnh Ted bị kẹp “của quý” vào khóa kéo quần nên bỏ lỡ buổi tiệc trung học, đi tè và bị lạc vào buổi “sex gay” tập thể bên đường, đánh nhau với cún cưng bị phê thuốc.
Wedding Crasher (2005)
Phim nói về hai anh chàng thích phá rối tiệc cưới, tìm gái và xem đó như thú vui số một trên đời. Cuộc sống vớ vẩn này bị đảo lộn khi hai anh nảy sinh tham vọng làm thân với một chính trị gia nổi tiếng. Oái ăm hơn, họ đều có ý định… tiến đến hôn nhân nghiêm túc với hai cô con gái xinh đẹp của ông.
Bạn sẽ hào hứng trước những mánh khóe che giấu thân phận của hai chàng, gia đình ngài chính trị với cô con gái nhỏ kì quặc, anh con trai hơi “gay” thích vẽ nude, bà vợ thích “khoe hàng” và bà ngoại 90 tuổi vẫn mê trai.
Hangover 1,2,3 (2009 – 2011 – 2013)
Video đang HOT
Phim không dành cho “thanh niên nghiêm túc”, phim chỉ thỏa mãn khi bạn có máu ăn chơi thác loạn, đầu óc đen tối một chút và nhạy cảm ngôn từ! Nếu là “mọt” phim thì càng thích khi rất nhiều thoại và cảnh hoành tráng của Hollywood được nhái lại một cách nhiệt tình.
Trong bối cảnh chung là tiệc độc thân đàn ông, mỗi phần phim bạn sẽ thấy lặp lại cảnh quen thuộc: ba anh chàng tỉnh dậy trong căn phòng như vừa bị động đất, đầu óc quay cuồng và không nhớ gì về đêm qua. Họ phải tìm chú rể bị mất tích để lôi về kịp đám cưới và gặp rắc rối do hậu quả của đêm thác loạn.
Ted (2012)
Nhiều người từng hào hứng đưa con cái, bạn gái đi xem Ted vì tưởng là… phim thiếu nhi nhưng đây là một phim “bựa” thực sự! Hồi 7 tuổi, nhóc John và gấu Ted có thể nói những câu sến rện như: “Yêu cậu nhất, cậu là bạn thân nhất của tớ!” nhưng 27 năm sau sẽ khác: rượu chè, phê thuốc, tia gái và… sex linh tinh. Bất chấp một bên là thú nhồi bông, một bên đã hơn 30 nhưng vẫn còn lông bông.
Tuy nhiên, đây còn là phim về tình anh em thực tế chứ không sáo rỗng: Ted và John thân nhau, người này quan tâm người kia và hay thông đồng bày trò vớ vẩn. Còn chờ gì mà chưa rủ người bạn thân nhất cùng xem?
This is the end (2013)
Bạn nghĩ sao khi lọt vào tiệc thác loạn với sự góp mặt của loạt “sao bự” như James Franco, Seth Rogen, Jonah Hill, Rihana… và bùm, ngày tận thế tới? Một kế hoạch sống sót (hay mua vui trong những ngày cuối) được lập ra. Một đám đàn ông độc thân túm tụm một chỗ; tất nhiên họ sẽ bày đủ trò lố như hút “cỏ”, tiệc tùng, dụ Emma Watson lên giường hay quay phim Pineapple Express 2 kiểu cây nhá lá vườn.
Phim sẽ làm bạn cười ha hả khi thấy các diễn viên tự vào vai chính mình trong phiên bản phóng đại của giới truyền thông: Rogen sắp hết thời, Franco tầm phào và hơi gay, Baruchel là một diễn viên nghiện hút không thích bon chen ở Hollywood, McBride là gã khốn còn Hill là anh chàng tốt bụng nhất thế giới.
21 và 22 Jump Street (2012 – 2014)
Theo chân Channing Tatum (Jenko) và Jonah Hill (Schmidt), bạn sẽ cải trang làm học sinh trung học/sinh viên đại học đi phá đường dây buôn lậu ma túy. Cảnh bạo lực bị làm lố, những kiểu chơi bời như đập đá, hút cần, ghẹo gái và tình trai, chế giễu phong cách làm phim Hollywood là “đặc sản” của dòng phim này.
Ngoài ra, với cốt truyện “phần nào cũng thế” nhưng vẫn khiến khán giả mong chờ, Jump Street hứa hẹn sẽ là một serie điện ảnh dài tập, có thể còn dài hơn 103 tập của phiên bản truyền hình gốc.
Scary Movie (2000 – nay)
Cái thú khi xem phim này là “bới lông tìm vết” xem đạo diễn và biên kịch đang giễu bom tấn nào, xem nhân vật chính than thở hay phản bác cách làm phim sáo mòn ra sao.
Ví dụ như trong một phần, nữ chính khi bị tên giết người hàng loạt đuổi theo. Thay vì chạy, cô quay phắt lại và thét: “Tại sao tôi luôn phải mang giày cao gót lúc chạy trốn? Tại sao tôi chạy bán sống bán chết, tên sát nhân cứ từ tốn bước theo nhưng cuối cùng hắn cũng tóm được vì tôi luôn vấp phải cái khỉ gió gì đó và ngã vật ra đất?”.
Hàng loạt những phim kinh dị lẫy lừng như Scream, The Ring… bị “lên đài” làm trò. Những chi tiết đáng sợ bị hài hước hóa, những màn đối đáp tưng tửng giữa kẻ thủ ác và nạn nhân đều mang mục đích chọc cười khán giả.
Câu chuyện hằn học giữa phim chân chính với phim “bựa”, chuyện bản quyền căng thẳng thế nào không biết, khán giả chỉ cần biết mùa Halloween nào họ cũng được cười lăn cười bò giữa một rừng phim ma quái ớn lạnh, thế là đủ.
Theo Phúc Logic/The Box
Thu Minh: 'Ca từ Hangover không dung tục'
Trước những ý kiến chê ca khúc mới là thảm họa, "diva thứ năm" đã có một số chia sẻ thẳng thắn trên trang cá nhân.
Hôm 26/8, bản audio ca khúc mới của Thu Minh được đăng tải lên trang YouTube, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả yêu nhạc.Hangover là ca khúc mang chất dance sôi động, do nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong sáng tác.
Trái ngược với những bản hit trước đó như Bay, Đường cong... ca khúc mới của Thu Minh nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Dù phần nhạc được đánh giá là thời thượng, sôi động và bắt tai, song ca từ của Hangover lại bị nhiều người chê vô nghĩa, nhảm nhí. Thậm chí một số ý kiến còn nhận xét bài hát mới của Thu Minh không khác gì "nhạc chợ".
Trước luồng ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng, "nữ hoàng nhạc dance" đã có những chia sẻ thẳng thắn trên trang cá nhân về chất nhạc cũng như nội dung của ca khúc.
Theo đó, Thu Minh khẳng định ca từ của Hangover hoàn toàn không dung tục như nhiều người nghĩ: "Hãy hiểu nhiều hơn nữa về ý nghĩa củaHangover thì bạn sẽ thấy Nguyễn Hải Phong tài năng thế nào. Nhạc Việt Nam bị hạn chế chủ đề vì âm sắc của ngôn ngữ và quan điểm gò bó về ca từ, thì ở đây Hangover lột tả chân thực trạng thái của người say. Ca từ không dung tục, không tượng hình về vấn đề nhạy cảm... Chỉ là một ý nghĩa say, quậy, rất đời..".
Thu Minh khẳng định ca từ của bài hát mới không dung tục.
Cựu giám khảo The Voice cũng chia sẻ thêm, để xứng đáng với danh hiệu "nữ hoàng nhạc dance" mà mọi người đặt cho mình, cô cần phải thay đổi nhiều hơn nữa: "Cám ơn các bạn đã nghe, quan tâm Hangover và chia sẻ quan điểm... Cá tính luôn tạo ra tranh cãi. Có tranh cãi mới có sự quan tâm để hiểu biết, hội nhập và phát triển vì dance electronic là 'fashion music' nên đừng mong đợi và so sánh với những giá trị đã qua. Để có một 'nữ hoàng nhạc dance' mà các bạn luôn yêu mến và tin tưởng của ngày hôm nay thì hướng đến những điều mới mẻ đó là trách nhiệm phải có".
Chia sẻ của Thu Minh nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ người hâm mộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những người một mực bảo vệ quan điểm ban đầu của mình, cho rằng Hangover là ca khúc tệ nhất từ trước đến giờ của Thu Minh.
Bạn có tên Ngu Ngơ Giả Vờ viết: "Rất luôn yêu thích Thu Minh, nhưng yêu thì yêu không thể mù quáng đến độ cái gì cũng khen, cũng ủng hộ, cũng tung hô. Yêu như thế bằng hại thần tượng của mình. Thành thật mà nói bài hát này nghe rất khó chịu, ngôn từ nghèo nàn, đoạn đọc rap chối không chịu được". Trước lời nhận xét không mấy dễ chịu, nữ ca sĩ vẫn giữ thái độ nhẹ nhàng, bình tĩnh đáp trả: "Hi bạn! Bởi vì bạn đang không chấp nhận chủ đề của bài hát là Hangover đây có nghĩa là trạng thái ngu ngơ khi tỉnh dậy sau cơn say... Dựa theo ý nghĩa này thì bạn xem lại ca từ và thử nghĩ xem bình thường bạn say hay những người xung quanh bạn có lần họ say họ thế nào?".
Hangover - Thu Minh
Theo Zing
Dù bị chê, hit mới của Psy vẫn cán mốc 100 triệu view "Hangover" thực tế là một bước lùi đáng kể, do "Gentleman" chỉ cần 3 ngày để làm nên lịch sử. Ngày 17/7, MV Hangover hợp tác giữa Psy và Snoop Dogg đã vượt qua con số 100 triệu lượt xem trên YouTube. Ra mắt khán giả trên toàn thế giới từ ngày 8/6, Hangover mất khoảng tháng rưỡi để đạt được con số...