Top 6 dòng game đỉnh cao kiếm nhiều tiền nhất mọi thời đại
Lịch sử game thế giới đã chứng kiến sự ra đời của nhiều thương hiệu kinh điển, được yêu mến bởi nhiều thế hệ
Không hề sai khi đa phần fan hâm mộ coi “Final Fantasy XIII” là một bước đi chệch hướng, và một vài phiên bản ví như “Final Fantasy V” có chút thụt lùi về mặt chất lượng nội dung so với người tiền nhiệm, nhưng trải qua 15 tựa game chính, “Final Fantasy” vẫn chứng minh vị thế ông vua thể loại JRPG và không ngừng khiến người ta phải kinh ngạc vì sự sáng tạo tuyệt vời. Ngẫm nghĩ lại thì ta cũng chả tìm nổi một thương hiệu RPG nào lâu đời và vẫn có sức sống mạnh mẽ đến thế này nữa đâu.
Grand Theft Auto
Hai phiên bản đầu với đồ họa 2D và góc nhìn thẳng từ trên đỉnh đầu xuống phải nói là rất vui, nhưng sau khi “Grand Theft Auto 3″ đột phá lên đồ họa 3D, Rockstar đã có bước tăng tốc đến độ chẳng ai theo kịp. Đến lúc này có thể nói rằng cứ phiên bản sau của “Grand Theft Auto” thì lại có chất lượng vượt trội về mọi mặt so với phiên bản trước (nếu chỉ nhìn vào các phiên bản chính), thỏa mãn người chơi về cả phương diện đồ họa, nội dung gameplay hay cả quy mô thế giới mở.
Mario
Video đang HOT
Không có tài sản trí tuệ nào trong lĩnh vực video game có giá trị và biến hóa như “Mario”. Anh chàng thợ sửa ống nước này là tâm điểm để Nintendo xây dựng vô số series game, từ đua xe kart, chạy vượt chướng ngại vật, thậm chí cả RPG và sắp tới là đi luôn sang… thế giới của chúng ta với phiên trên Switch. Thật khó để tìm thấy một tựa game dở tệ mà có gắn “Mario” trên tựa đề, và có tệ thì cũng chỉ là tệ với tiêu chuẩn chung của series này mà thôi.
Không tính các bản spin-off mang tên “Battle Network” hoặc “Mega Man Legends”, và nếu chỉ nhìn vào những phiên bản chính của thương hiệu này, ta sẽ thấy rằng nó thực sự là một ngọn hải đăng về mặt chất lượng. Từ 10 phần “Mega Man” cho đến 8 phần “Mega Man X”, dòng game này luôn đảm bảo về mặt chất lượng, ý tưởng thiết kế khi không ngừng giới thiệu tới người chơi những yếu tố gameplay mới lạ, đầy thử thách và đa dạng.
Là người đi tiên phong và cách mạng hóa thể loại game đối kháng, “Street Fighter” là một tượng đài kinh điển và càng đáng ngưỡng mộ hơn khi nó vẫn tiếp tục cho ra đời những sản phẩm chất lượng ở thời điểm hiện tại. Series này đã không ngừng đổi mới bản thân, thay đổi phong cách thể hiện đồ họa, biến hóa thao tác điều khiển nhưng vẫn luôn giữ được cái hồn “bá đạo” và đặc biệt phong cách, vốn là gốc rễ từ xa xưa của nó.
Tồn tại kể từ năm 1986 cho tới nay, “The Legend of Zelda” đã cho ra đời tới 19 phiên bản game, trong đó có rất nhiều cái tên đã để lại dấu ấn lịch sử với cả tá giải thưởng lẫn điểm số đánh giá tuyệt đối của giới chuyên môn. Tập trung vào lối chơi khám phá và phiêu lưu, series này đã không ngừng sáng tạo ra những thế giới mới, những câu đố thử thách để khiêu khích người chơi, đồng thời đảm bảo cả yếu tố cốt truyện giả tưởng thần thoại xuất sắc.
Theo GameK
Kỷ niệm 20 năm phát hành: Vì sao The Legend of Zelda: Ocarina of Time lại là tựa game hay nhất mọi thời đại
20 năm kể từ ngày phát hành, The Legend of Zelda: Ocarina of Time vẫn đang là tựa game có điểm số cao nhất mọi thời đại (99/100). Cái bóng quá lớn của huyền thoại này khiến những người hậu bối vẫn khó lòng theo kịp.
Vừa qua thì tựa game The Legend of Zelda: Ocarina of Time đã đón sinh nhật lần thứ 20 của mình. Mặc dù vậy Ocarina of Time vẫn giữ nguyên sức hút và đem lại trải nghiệm vô cùng độc đáo cho game thủ dù đã 2 thập kỷ trôi qua.
The Legend of Zelda: Ocarina of Time là tựa game được Nintendo làm cho 'con cưng' lúc bấy giờ, Nintendo 64. Và ngay từ khi ra mắt Ocarina of Time đã làm say đắm thế hệ game thủ đương thời, thiết lập một chuẩn mực mới cho game mạo hiểm và đặt nền móng cho các tựa game thế giới mở rộng lớn ngày nay.
Sau khi Nintendo tung ra Super Mario phiên bản 3D cùng Nintendo 64 vào năm 1996, nhiều game thủ đã từng tự hỏi: Zelda sẽ tuyệt vời như thế nào trong không gian 3D? Và đáp án chính là: Ocarina of Time.
Game đã được phát hành vào ngày 21 tháng 11 năm 1998 tại Nhật Bản, và chỉ vài ngày sau đó ra mắt luôn ở Hoa Kỳ để kịp dịp lễ Tạ Ơn. Người hâm mộ đã vô cùng háo hức vì đây là một bước tiến quan trọng về đồ họa. Đã có vô số trò chơi thế giới mở "nhen nhóm" kể từ năm 1998, nhưng Ocarina of Time mới chính là sản phẩm hoàn thiện nhất. Cách chơi của Ocarina of Time cũng không mới - series Ultima đã tiên phong trong nhiều năm - nhưng chính Ocarina of Time mới là tựa game xuất sắc với độ trung thực về đồ họa vượt trội so với mọi đối thủ cùng thời.
Kết quả là một thế giới Hyrule được định hình. Quy mô của nó gây sốc nhưng không phải không có mục đích. Thế giới Hyrule phần lớn là một đồng bằng cằn cỗi chỉ mất vài phút để đi bộ qua, nhưng khi di chuyển từ Kokiri Forest vui vẻ và vào biên giới rộng mở đem đến cho game thủ cảm giác được phiêu lưu. Đó là một kiểu đi lang thang yên tĩnh, một buổi dạo chơi thú vị, trước khi gặp phải hàng loạt vấn đề trong Hyrule Castle Town.
Hai mươi năm sau, đó là một bài học mà một số trò chơi vẫn áp dụng. Ocarina of Time khiến mọi thứ không hề mang vẻ nặng nề hay cưỡng ép. Không cần sự kiện ngẫu nhiên hoặc nhiệm vụ hoành tráng. Một chút dạo chơi thế là đủ.
Sự đơn giản là sức mạnh lớn nhất của Ocarina of Time. Đây là trò chơi tiên phong trong việc thiết kế không gian chuyên sâu với các màn chơi đầy tính tương tác. Nhưng di sản lâu dài của Ocarina of Time là một bài học về sự đổi mới trong cách tiếp cận. Dân cư trong game không hề đông nhưng lại biết cách phản ứng khi game thủ đụng vào. Bên ngoài một vài chuỗi nhiệm vụ chính và các bức tường kéo dài,là thế giới Hyrule rộng lớn để người chơi khám phá. Link có thể là Hero of Time và là người duy nhất có thể cứu thế giới khỏi Ganon, nhưng bản thân thế giới Hyrule với Death Mountain, Desert Gerudo, và nhiều thứ khác mới chính là giá trị trường tồn mà Ocarina of Time để lại.
Và những series sau đó của Legend of Zelda đã phát triển từ đây. Game thủ có thể biến thành một con sói hoặc bay ngang bầu trời trên một con chim khổng lồ, Breath of the Wild đã nắm lấy lợi thế này, biến nó thành một thế giới mở mạnh mẽ và không kém phần chuẩn mực. Giống như Ocarina of Time, thế giới trong Breath of the Wild , thậm chí nổi bật mà không cần đến người hùng.
Ocarina of Time có thể không phải là tựa game hấp dẫn hay gây tranh cãi nhất trong series Zelda. Wind Waker nỗ lực hơn trong việc tạo hình các nhân vật đáng yêu kể cả Ganon, trong khi Mask of Majora đem tới lối chơi sâu sắc đầy tâm trạng. Nhưng Ocarina of Time nổi bật bởi vì nó đặt ra một tiêu chuẩn cho thế giới game. Hyrule trong Ocarina of Time là khởi đầu quá tuyệt vời cho những tựa Zelda sau. Nhiều trò chơi tìm cách mô phỏng quy mô của Ocarina of Time nhưng bỏ qua sự đơn giản. Chính sự đơn giản đó mới tạo ra không gian cho những chuyến hành trình, những trận đấu boss hay những mưu đồ phức tạp, giúp Ocarina of Time luôn có giá trị cho đến tận ngày hôm nay.
Theo GameK
Phi Thân trong Cẩm Y Vệ: "Phép thử vàng" dành cho các game thủ "nghiện" PK đỉnh cao Phi Thân không mới, nhưng để nó phát huy được hết sự ảo diệu trong giao tranh thì phải những tựa game PK có chiều sâu như Cẩm Y Vệ mới đôi phần đáp ứng được. Không có ai chơi game online mà chưa từng PK hay bị PK. Để PK thì game thủ không cần level quá cao hay đồ đạc siêu...