Top 6 câu trả lời cấm kỵ khi đi phỏng vấn xin việc
Trước khi đi phỏng vấn xin việc, các ứng viên thường chuẩn bị rất chu đáo, bởi chỉ một chút sơ suất nhỏ cũng có thể khiến các bạn ‘ mất điểm’ hoàn toàn trong mắt nhà tuyển dụng.
Đặc biệt, có những câu trả lời đối với ứng viên thì hoàn toàn bình thường nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu cho nhà tuyển dụng.
Ảnh minh họa
Dưới đây là danh sách 6 câu trả lời cấm kỵ phổ biến khi đi phỏng vấn. Nắm bắt những câu này sẽ giúp bạn tránh “lỡ lời” trong buổi phỏng vấn sắp tới của mình.
Mức lương này không cao/ mức lương này quá thấp
Đề cập đến chuyện tiền lương ngay cuộc gặp mặt đầu tiên đã là một cách cư xử thiếu chuyên nghiệp. Đằng này, bạn lại còn tỏ ý “chê bai” mức lương của công ty đưa ra. Điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không chỉ chăm chăm vào tiền lương mà còn tỏ ra kiêu ngạo. Như thế kết quả phỏng vấn càng trở nên tồi tệ hơn.
Dù bạn đang tìm việc làm ở Đồng Nai, TPHCM hay Long An, nếu mức lương nhà tuyển dụng đưa ra không phù hợp, bạn có thể “khôn khéo” tự đặt ra một mức lương cụ thể và thỏa thuận về mức lương này. Tuy nhiên, sự trao đổi này cũng chỉ nên nằm trong giới hạn chừng mực. Việc xoáy quá sâu vào vấn đề tiền lương sẽ khiến nhà tuyển dụng “ác cảm” rằng bạn đi làm chỉ vì tiền chứ không hề đam mê hay nhiệt huyết.
Tôi cảm thấy chán ghét công việc cũ
Nếu bạn đã từng đi làm ở công ty khác, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi bạn vì sao rời bỏ công ty cũ. Trả lời câu hỏi này, bạn tuyệt đối tránh nói rằng: “Vì tôi cảm thấy chán ghét công việc đó”. Câu trả lời này tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác bạn đang “nói xấu” công ty cũ.
Video đang HOT
Điều này sẽ chẳng tạo nên một chút thiện cảm nào. Thay vì vậy, bạn có thể trả lời gián tiếp bằng cách nói về những ưu điểm cũng như sự phù hợp của công việc bạn đang ứng tuyển. Như vậy, vừa không “nói xấu” công ty cũ, vừa thể hiện được bạn đã tìm hiểu về công việc mới “ra trò” như thế nào.
Tôi không có khuyết điểm nào cả
Tự tin là một thái độ tốt và cần có khi đi phỏng vấn xin việc. Thế nhưng bạn đừng nhầm lẫn tự tin với tự cao. Nếu được nhà tuyển dụng hỏi về khuyết điểm bản thân, đừng nghĩ rằng cứ khẳng định bản thân hoàn hảo là một câu trả lời đúng đắn. Nó chỉ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn đang khoác lác mà thôi. Bởi lẽ trên đời này không ai là hoàn hảo.
Vì vậy, bạn hãy cứ mạnh dạn kể ra một vài khuyết điểm nhỏ. Sau đó khéo léo bổ sung rằng bạn hoàn toàn có thể thay đổi, cải thiện chúng để bản thân thích hợp với công việc hiện tại. Nếu có thể, bạn nên thêm vào một vài giải pháp mà bản thân đang nỗ lực áp dụng để cải thiện thói xấu của mình. Câu trả lời càng cụ thể thì càng có sức thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là một người tích cực, cầu tiến.
Tôi không biết nhiều về công ty ứng tuyển
Nhiều ứng viên mắc sai lầm khi nghĩ rằng đi phỏng vấn thì chỉ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về công việc ứng tuyển là đủ. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều nhà tuyển dụng thường đánh vào tâm lý này để làm khó ứng viên. Họ sẽ hỏi một vài câu hỏi “ngoài luồng” liên quan đến triết lý kinh doanh, văn hóa công ty…
Những câu này đòi hỏi chỉ ứng viên chu đáo, tìm hiểu kỹ lưỡng mọi mặt mới có thể trả lời được. Nếu bạn lúng túng thừa nhận “Tôi không biết nhiều về công ty định ứng tuyển”, chắc chắn bạn sẽ “mất điểm” ngay tức khắc. Tìm hiểu về công ty cũng là một cách cho thấy bạn rất nhiệt tình và yêu thích về công việc ứng tuyển.
Tôi không có thêm thắc mắc nào nữa
Cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi ứng viên: “Anh/Chị có thắc mắc nào đặt ra cho chúng tôi không?”. Tuy nhiên, nếu bạn thật thà đáp “Tôi không có thắc mắc nào” thì bạn đã “mất điểm”. Bởi vì nhà tuyển dụng cho rằng bạn đã không hào hứng và nhiệt tình với buổi phỏng vấn. Hãy nêu một vài thắc mắc nhỏ như một cách để thể hiện sự nhiệt tình của bản thân với công việc ứng tuyển.
Tôi không được chọn sẽ là một sai lầm của công ty
Có thể bạn nghĩ rằng, câu nói này khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao, cho rằng bạn là một ứng viên xuất sắc. Thế nhưng, trên thực tế, cách nói đó nhuốm màu sắc tự kiêu và nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy chói tai, khó chịu. Họ sẽ đánh giá bạn là người khó lòng thay đổi, sửa chữa với một tính cách như vậy.
Không phải ai cũng có thể trải qua một buổi phỏng vấn với những câu trả lời hoàn hảo, “chuẩn không cần chỉnh”. Các sai lầm nhỏ là điều thường thấy khi buổi phỏng vấn diễn ra. Tuy nhiên, có những điều cấm kỵ ứng viên không được phạm vào, nếu không muốn kết quả trở nên tồi tệ.
Với top 6 câu trả lời cấm kỵ khiđi phỏng vấn xin việc, hy vọng bạn sẽ có được những buổi phỏng vấn suôn sẻ và thành công./.
5 cách trả lời về sếp cũ trong cuộc phỏng vấn xin việc
Đừng bước chân vào một cuộc phỏng vấn cho công việc mới mà không chuẩn bị trước câu trả lời về vị sếp cũ, bởi vì đó sẽ là câu hỏi mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn đặt ra.
Lời khuyên là, cho dù sếp cũ tệ đến mức nào thì cũng luôn tìm ra cách trả lời tích cực nhất có thể cho những trải nghiệm tồi tệ mà bạn đã trải qua.
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo để vượt qua câu hỏi khó này.
1. Hãy trung thực
Lời khuyên đầu tiên là hãy trung thực, nhưng đừng đi quá đà. Nếu bạn chỉ nói những trải nghiệm tích cực với sếp cũ sẽ bị đánh giá là không thật. Chẳng có gì sai nếu bạn nói về những trải nghiệm không mấy dễ chịu nhưng theo một cách khách quan và trung tính.
Ví dụ như Liz khá hòa hợp với sếp nhưng cô lại không thích cái cách mà kế hoạch làm việc cứ thay đổi liên tục. Trong cuộc phỏng vấn, Liz có thể nói về việc mình yêu công việc cũ và hòa hợp với sếp như thế nào, nhưng không thích những lưu ý ngắn của sếp về việc thay đổi kế hoạch cũ.
Như vậy, Liz vẫn có thể nói về vấn đề của mình theo một cách tôn trọng sếp cũ nhất thay vì than phiền rằng anh ta/ cô ta đã hủy hoại cuộc sống của Liz như thế nào.
2. Tránh đưa những thông tin không cần thiết
Tình huống: Sara không thực sự hòa hợp với sếp mình. Sau khi làm việc hơn 2 năm, Sara đã được thông qua để thăng chức, nhưng vị trí sau đó lại được trao cho Jeff. Jeff mới chỉ làm việc ở công ty 6 tháng trước khi trở thành quản lý của Sara.
Sara cho rằng cô có năng lực cho vị trí đó hơn Jeff. Nhưng cô ấy nên tránh đề cập đến những điểm yếu mà cô ấy nhìn thấy ở Jeff. Điều đó có thể khiến nhà tuyển dụng mới đánh giá rằng Sara cay cú và thiếu trưởng thành. Thay vào đó, Sara nên tập trung vào việc cô ấy muốn tìm kiếm một thách thức mới.
3. Biến những thứ tiêu cực thành tích cực
Mọi trải nghiệm tồi tệ đều dạy cho bạn một bài học quý giá. Ví dụ như trong trường hợp của Liz, bạn có thể biến điều khó chịu ấy thành một thứ tích cực hơn.
Cô ấy có thể trả lời thế này: 'Đúng là một thách thức khi không có một kế hoạch làm việc ổn định, nhưng nó giúp tôi học được cách quản lý thời gian của mình tốt hơn. Tôi học được cách ưu tiên nhiệm vụ nào cần hoàn thành trước, thay vì trở nên quá tải'.
4. Hãy nhớ về những thứ mình thích
Đừng khiến nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn ghét mọi thứ ở công việc cũ. Lý do lớn nhất mà Sara quyết định tìm một công việc mới là cảm thấy cô không được đánh giá đúng năng lực. Tuy nhiên, cô thực sự yêu công việc đó.
Thay vì nói nhiều về vị sếp tệ bạc của mình, Sara nên nói tích cực về những điều mà cô ấy thích ở công việc cũ. Làm thế, cô ấy sẽ được đánh giá là một người tập trung vào công việc thay vì những vấn đề không hiệu quả khác.
5. Hãy nói về những điều mà bạn đang tìm kiếm
Một lý do lớn mà người ta tìm đến công việc mới là họ muốn điều gì đó khác biệt. Động lực đằng sau việc tìm một công việc mới có thể bao gồm cả việc không hài lòng với sếp, nhưng hiếm khi người ta đi tìm một công việc y như cũ nhưng với một vị sếp mới.
Cả Liz và Sara đều nên xem xét họ hi vọng điều gì khi tìm một công việc mới. Đề cập tới những điều mình mong muốn trong công việc mới cũng chính là một cách nói về những vấn đề tiêu cực của công việc cũ nhưng cho thấy bạn đang đi tìm các giải pháp.
N. Thảo
Trong kinh doanh chỉ có 3 mối quan hệ thực sự giá trị với bạn Họ không nhất thiết phải là người thông minh, giỏi giang hay gì cũng biết nhưng họ là yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được doanh thu ưng ý. 1. Nhà tư vấn (trao đổi kiến thức và thông tin lẫn nhau) Họ không nhất thiết phải là người thông minh, giỏi giang hay gì cũng biết. Về cơ bản, họ sẽ...