Top 5 quốc gia gây ô nhiễm nhất thế giới
Ngày 17/1, kết quả phân tích từ Dự án Dữ liệu Chất lượng Không khí Kết nối Toàn cầu của Công ty công nghệ đa quốc gia Dyson cho thấy Ấn Độ đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu về ô nhiễm không khí trong nhà với mức PM2.5 trung bình hàng năm cao nhất, tiếp theo là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Hàn Quốc.
Khói mù ô nhiễm bao phủ bầu trời tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Hơn nữa, trong danh sách các thành phố được nghiên cứu có mức PM2.5 trung bình hàng năm cao nhất, thủ đô New Delhi cũng đứng đầu với mức PM2.5 là 69,29, tiếp theo là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Busan.
Dự án của Dyson phân tích hơn 500 tỷ điểm dữ liệu để hiểu hành vi của người dùng và so sánh chất lượng không khí trong nhà và ngoài trời.
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy không khí trong nhà có thể tồi tệ hơn đáng kể, đặc biệt là trong mùa Đông, với mức PM2.5 vượt quá tiêu chuẩn y tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra. Mùa Đông nói chung là mùa ô nhiễm nhất ở khắp nơi, ngay cả ở Nam Bán cầu – nơi thời tiết lạnh hơn giữ không khí ô nhiễm ở gần mặt đất.
Ô nhiễm đạt đỉnh điểm vào mùa Đông, đặc biệt là ở Delhi, trong đó tháng 11 và tháng 12 là những tháng ô nhiễm nhất. Dyson cho biết “thật đáng kinh ngạc, không khí trong nhà vào mùa Đông được phát hiện là tồi tệ hơn bên ngoài 15%, khiến khói bụi bám vào tường một cách hiệu quả. Thực tế, trên khắp Ấn Độ, không khí trong nhà ô nhiễm hơn 41% trong những tháng này, thậm chí còn hơn 48%”.
Không giống như hầu hết các nơi có không khí tồi tệ nhất vào ban đêm, ở Ấn Độ, thời gian bên trong ô nhiễm nhất là từ 7 giờ sáng đến giữa trưa.
PM (chất dạng hạt) 2.5, là hỗn hợp của các hạt rắn và lỏng, được sử dụng để mô tả mức độ ô nhiễm. Mức PM 2.5 là các hạt mịn có đường kính dưới 2,5 micromet, mỏng hơn sợi tóc người hơn 100 lần và tồn tại lơ lửng trong không khí trong thời gian dài hơn và gây nguy hiểm cho sức khỏe khi chúng có thể xâm nhập vào đường hô hấp.
Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị quay trở lại Trung Đông
Ngày 31/10, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Ngoại trưởng nước này Antony Blinken sẽ tới Israel vào ngày 3/11 (theo giờ địa phương) để gặp gỡ các thành viên chính phủ nước chủ nhà và sau đó sẽ dừng chân tại một số quốc gia khác trong khu vực giữa lúc cuộc xung đột giữa Hamas và Israel tiếp diễn.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp báo tại Tel Aviv, ngày 17/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đầu tháng 10, Ngoại trưởng Blinken đã đến Israel, Jordan, Qatar, Bahrain, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập.
Cũng trong ngày 31/10, Ngoại trưởng Blinken đã gặp tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson. Tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi về kế hoạch tài trợ cho Ukraine và Israel. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nêu rõ: "Hai bên đã thảo luận một số vấn đề, quan trọng nhất là yêu cầu hỗ trợ bổ sung của Tổng thống Joe Biden nhằm hỗ trợ Ukraine và Israel, cũng như đưa viện trợ nhân đạo vào Gaza và các khu vực khác".
Lầu Năm Góc cùng ngày xác nhận quân đội Mỹ sẽ điều động thêm 300 binh sĩ tới Trung Đông nhằm tập trung hỗ trợ các hoạt động như rà phá vật liệu nổ và thông tin liên lạc.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết số binh sĩ nói trên sẽ được điều động từ Mỹ, nhưng không được triển khai tới Israel. Lực lượng này "dự định sẽ hỗ trợ các nỗ lực răn đe trong khu vực và tăng cường hơn nữa năng lực bảo vệ lực lượng" của quân đội Mỹ.
Theo ông Ryder, trong tháng 10 vừa qua đã xảy ra tổng cộng 27 vụ tấn công nhằm vào quân Mỹ ở Iraq và Syria.
UAE, Mỹ cảnh báo căng thẳng leo thang tại Gaza làm suy yếu an ninh Trung Đông Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 21/10, hãng thông tấn nhà nước WAM đưa tin Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mohammed bin Zayed và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm nhằm thảo luận về tình hình Dải Gaza. Những tòa nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của...