Top 5 phim Việt toàn sao vẫn bị ‘ném đá’ tơi bời (P.1)
Quy tụ hàng loạt sao khủng nhưng có vô số phim Việt vẫn bị “ném đá” tơi bời.
“Hello cô Ba” tận dụng một dàn diễn viên tên tuổi: Hoài Linh, Kim Thư, Tấn Beo, Hiếu Hiền, Phi Nhung, NSƯT Việt Anh, lực sĩ Phạm Văn Mách… để câu khách.
Phim “cù lét” khán giả bằng cách cho nhân vật có những hành động ngốc nghếch nhất có thể, sự hốt hoảng, la hét luôn thường trực trên gương mặt từng diễn viên.
Hoài Linh được xem là “con át chủ bài” của phim với nhiều màn giả gái thái quá. Nhưng đó vẫn chỉ là những mảng miếng hài cũ kỹ, quen thuộc được Hoài Linh “xào nấu” lại.
Bối cảnh phim được chọn qua loa, sơ sài đến mức không thể chấp nhận được.
HIT: Hoàng tử và Lọ lem
Bộ phim: “HIT: Hoàng tử và Lọ lem” của đạo diễn Ngô Quang Hải chiêu mộ hàng loạt sao trẻ như: Midu, Trương Nam Thành, Yanbi, Andrea, Huỳnh Anh… đặc biệt là sự xuất hiện của “nữ hoàng đồ lót” Ngọc Trinh.
Tuyến nhân vật chính trong phim là Bảo Hân (Midu) và Bình (Yanbi) được xây dựng mà cho đến cuối phim vẫn gây khó hiểu vì diễn biến mối quan hệ này trơn tuột. Sự phát triển tâm lý nhân vật rất hời hợt và cách giải quyết quá dễ dàng.
Video đang HOT
Các nhân vật phụ rất thừa thãi và có cắt đi cũng không ảnh hưởng gì đến chuyện phim. Còn Ngọc Trinh chỉ lướt qua màn hình được mấy giây ngắn ngủi.
Điểm lộ liễu nhất trong “HIT: Hoàng tử và Lọ lem” mà bất kỳ ai cũng có thể nhận ra là khâu âm thanh làm quá ẩu. Từ các màn biểu diễn tới thoại thì phần tiếng đều không khớp với khẩu hình của diễn viên. Xem phim, khán giả có cảm giác như đang xem một MV ca nhạc kéo dài 90 phút mà vẫn chưa hoàn chỉnh.
Yêu anh! em dám không?
Bộ phim “Yêu anh! em dám không?” chiếu vào dịp Tết 2013 quy tụ nhiều ngôi sao thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Đan Trường, Miu Lê, Trấn Thành, Chí Tài, Hiếu Hiền…
Tuy nhiên, phim vẫn bị chê tơi tả bởi các tình tiết trong phim rời rạc, không liên kết với nhau để tạo nên một cốt truyện hoàn chỉnh. Phim không đặt ra được vấn đề rõ ràng nên các sự kiện được triển khai rất rề rà.
Diễn viên cố tình dùng hình thể, tạo ra những cử chỉ, hình dạng kì quặc hòng tạo nên tiếng cười. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy cảnh té ngã u đầu chảy máu, múa may quay cuồng thật dị hợm.
Đặc biệt phim triển khai nhiều tình huống rất lố bịch như cảnh ông già cũng “đú” học nhảy hiphop với lũ trẻ, đám cưới kệch cỡm của ông cụ gần đất xa trời với cô gái trẻ măng, cảnh rước xe máy long trọng…
Phim kinh dị “Biết chết liền” được trông chờ khi có sự xuất hiện của Angela Phương Trinh trong vai nữ chính và nhiều hotgirl, hotboy, siêu mẫu như: Sơn Ngọc Minh Ngọc Khanh, Lily Luta, Trang Trần.
“Biết chết liền” bị ném đá bởi nhiều tình tiết gượng gạo, lúng túng trong việcgiải quyết vấn đề, cởi nút thắt.
Nhiều cảnh về những vong hồn vất vưởng, những gương mặt biến dạng, loang lổ vết máu hay mọc mụn khắp người… đều thiếu logic. Phim kinh dị không khiến người xem sợ hãi mà lại bật cười khanh khách.
Vai chính của “bà mẹ nhí” bị chê là nhạt nhẽo, thiếu muối. Thay vì tập trung vào diễn xuất cô nàng đều khoe tối đa vẻ sexy trong những bộ trang phục thiếu vải.
Khó có phim nào soán được ngôi “Thảm họa phim truyền hình năm 2010″ với “Anh chàng vượt thời gian”. Từng khiến khán giả sửng sốt khi thay toàn bộ vai chính: Hứa Vĩ Văn (vai Hải Anh) thay cho Thanh Thức, Kim Hiền (vai Trúc Lam) thay cho Minh Khuê Nhã Phương (vai quận chúa) thay cho Tú Vi, Thủy Hương (vai hoàng hậu) thay cho Thanh Mai, Don Nguyễn (vai thái giám Phạm Khôi) thay cho Minh Thuận, chỉ riêng ca sỹ Thu Minh là vẫn còn ở lại với vai quý phi Lệ Liễu.
iều dễ nhận thấy nhất là bối cảnh bộ phim quá đơn điệu. Chốn hoàng cung của vua chúa sang trọng nhưng chỉ thấy mỗi cái bàn, ghế và vài người hầu, lính gác. Cung hoàng hậu, thứ phi cũng tương tự khi chỉ có chiếc bàn, vài cái ghế và giường treo đầy vải voan thời nay…
Theo kịch bản, qua cuộc phiêu lưu của nam chính, nhiều bí mật thâm cung ly kỳ sẽ được khám phá. Nhưng thực tế trong phim, bí mật thâm cung chẳng thấy đâu ngoài những tình tiết nhạt nhẽo, quẩn quanh hết chuyện hoàng hậu rồi đến quý phi vào cung gặp vua, hoàng hậu thăm quý phi, quý phi thăm hoàng hậu.
“Anh chàng vượt thời gian” còn khiến người xem ngán ngẩm bởi lời thoại thiếu chiều sâu và diễn xuất vô hồn của các diễn viên. Phim bị ngừng phát sóng khi chiếu đến tập 18.
Theo 2Sao.vn
Những 'cái khó' kìm hãm điện ảnh Việt
Nhà sản xuất chỉ nhìn vào doanh thu, hệ thống giáo dục phim ảnh chưa đảm bảo, người trẻ ít có cơ hội làm phim là những yếu tố hạn chế sự phát triển của điện ảnh Việt
Châu Á đang có những nền điện ảnh phát triển mạnh mẽ, không ngừng phát triển trong châu lục và đang dần vươn ra thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, nền điện ảnh Thái Lan, Indonesia cũng có những bước đi đáng kể. Còn với điện ảnh Việt, dù ngày có nhiều phim ra rạp hơn nhưng về chất lượng nội dung và nghệ thuật vẫn còn nhiều điều phải bàn. Nhìn kỹ ra, ta thấy vẫn còn nhiều thứ đang kìm hãm điện ảnh nước nhà.
Nhà sản xuất chỉ nhìn vào doanh thu
Số lượng phim ra rạp của điện ảnh Việt Nam không ngừng tăng lên theo từng năm. Thế nhưng, chất lượng các bộ phim lại đi xuống, nhà sản xuất phim sợ lỗ nên tìm mọi cách để truy hồi vốn và có được lợi nhuận khi phim ra rạp. Dễ dàng nhận thấy được điều này qua một số bộ phim như Hello cô Ba, Thiên sứ 99, Nhà có 5 nàng tiên, Lệnh xóa sổ, Biết chết liền...
Đặc điểm chung của những bộ phim này là ít đầu tư vào nội dung, thay vào đó là tìm những yếu tố mà khán giả tò mò để gây chú ý như mời các diễn viên quen thuộc được được yêu mến, chọn những hot boy, hot girl làm diễn viên, đánh mạnh vào yếu tố câu khách; tập trung quá nhiều vào cảnh đánh đấm...
Vì vậy, nhiều bộ phim được các nhà phê bình và truyền thông đánh giá thấp, nội dung nhạt nhưng vẫn liên tục lập kỷ lục về doanh thu phòng vé. Có lẽ, giá trị thương mại là quan trọng trong một nền điện ảnh gắn liền với kinh tế thị trường. Ở một mặt khác, ngoài giá trị của đồng tiền, các nhà sản xuất và làm phim cần chú trọng vào yếu tố chất lượng nội dung và nghệ thuật nhiều hơn để vươn xa hơn ra khỏi biên giới Việt Nam và đến với thế giới.
Hệ thống giáo dục phim ảnh chưa đảm bảo
Cũng như các ngành học khác tại Việt Nam, điện ảnh với cơ sở vật chất vẫn còn thiếu và yếu nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu của những học viên có niềm đam mê. Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển, vì thế để đòi hỏi một môi trường đào tạo và hoạt động điện ảnh so với chuẩn chung của các nước phát triển và có nền điện ảnh tiên tiến thực sự là một điều khó khăn. Với một môi trường học tập vẫn còn lạc hậu so với thế giới thì việc cho ra đời những nhà làm phim và diễn viên tài năng là rất khó.
Thực tế cho thấy, nhiều bạn tốt nghiệp những trường đào tạo trong nước vẫn đang loay hoay với con đường riêng, những người có thực lực và điều kiện hơn tiếp tục du học ở những nền điện ảnh phát triển để tìm tòi và học tập những thứ mới mẻ hơn. Một đạo diễn trẻ từng là thủ khoa của Đđại học Sân khấu điện ảnh, sau khi tiếp xúc với những nền giáo dục điện ảnh tốt hơn, cũng cho rằng, anh đã "có một môi trường thuận lợi cho sáng tạo. Chứ ở Việt Nam, chưa có những điều đó".
Người trẻ ít có cơ hội làm phim
Những nhà làm phim trẻ của ngày hôm nay, trong tương lai chính là những người sẽ tạo nên bộ mặt của nền điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, chính những người trẻ này lại chưa được tạo nhiều điều kiện để tham gia vào điện ảnh. Thực tế, trong những năm gần đây đã có một phong trào làm phim ngắn trong giới trẻ, nhiều dự án hỗ trợ người trẻ làm phim. Thành quả mang lại từ những điều này lại không nhiều, đa số các tác phẩm phim ngắn của các bạn lại kém về mặt chất lượng với nội dung hời hợt.
Những tác phẩm có chất lượng tốt chính những nhà làm phim có niềm đam mê phải bỏ tiền túi để sản xuất những bộ phim đó mặc dù biết lợi nhuận từ sản xuất phim ngắn hầu như sẽ là con số 0. Việc đạo diễn trẻ Nguyễn Khắc Huy được mời đạo diễn phim Đường đua, có thể nói là hiện tượng cá biệt trong thế hệ trẻ, khi được nhà sản xuất phim Hồng Ánh phát hiện tài năng và mời cộng tác. Điện ảnh Việt vẫn cần nhiều những sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các nhà tài trợ để các nhà làm phim thể hiện được tài năng, nhiệt huyết và lòng đam mê.
Theo Đất Việt
Choáng với 10 bộ đồ trên màn ảnh Việt Những bộ đồ mát mẻ, thời trang khoe da thịt khiến khán giả "toát mồ hôi". 1. Trang phục của nhân vật "mợ Phềnh" trong tiểu phẩm hài kịch đả kích những hiện tượng hotgirl thích khoe ngực. "Mợ Phềnh" đã mặc chiếc áo khoe ngực để tái hiện một cách châm biếm lại nhân vật hotgirl quá lố. 2. Vào tháng 5/2011,...