Top 5 ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới
Những ngọn núi lửa dù vẫn hoạt động hay đang ngủ yên thì chúng vẫn nổi tiếng bởi vẻ đẹp đầy thu hút.
1. Mauna Loa, Mỹ
Ngọn núi lửa Mauna Loa nằm ở tiểu bang Hawaii của Mỹ. Ngọn núi lửa này phun trào 33 lần tính từ năm 1843 và phun trào lần cuối vào phun trào lần cuối cùng vào năm 1984. Nham thạch và khói bụi của ngọn núi lửa này đã bao phủ một phần lớn dân cư.
Là ngọn núi lửa hình thành tại đảo Hawaii, Mauna Loa được xếp hạng là ngọn núi lớn nhất thế giới tính theo diện tích và số lần phun trào.
Núi lửa Mauna Loa có dạng hình khiên với chiều cao 4.169 m so với mực nước biển và thể tích xấp xỉ 75.000 km3. Phần chìm dưới biển của ngọn núi trải dài khoảng 5 km.
2. Vesuvius, Ý
Núi Vesuvius là một núi lửa tầng nằm ở vịnh Naples, Ý, cách Naples 9 km về phía đông và gần bờ biển. Nó là núi lửa duy nhất ở châu Âu nằm trên đất liền đã từng phun trong vòng hàng trăm năm qua. Mặc dù hiện tại nó không còn phun trào. Hai núi lửa lớn khác ở Ý là núi Etna và Stromboli, nằm trên đảo. Lần phun trào cuối cùng là vào năm 1944.
Vesuvius được xem là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới vì vẫn có khoảng 3.000.000 người sống gần đó và nó luôn có xu hướng phun nổ (Plinia). Đó cũng là khu vực núi lửa có đông dân sinh sống nhất trên thế giới.
Video đang HOT
3. ST. Helen, Mỹ
Núi lửa St. Helen cao 2.250 mét, nằm trong “vòng cung lửa” bao quanh Thái Bình dương, cách Portland (thành phố của Mỹ) 88 km về phía Đông Bắc. Núi lửa này thuộc dãy núi Cascade và là một phần của cung núi lửa Cascade thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương, vành đai này bao gồm hơn 160 núi lửa đang hoạt động.
Vụ phun trào nổi tiếng diễn ra vào ngày 18/5/1980, là vụ phun trào núi lửa gây thiệt hại nặng nề trong lịch sử Hoa Kỳ. Vụ phun trào tạo ra các dòng lũ đá, san bằng các khu rừng phía bắc của ngọn núi với diện tích gần 600 km. Núi lửa St. Helen đã tái hoạt động vào năm 2004 và thải ra hơn 100 triệu m3 dung nham cùng hàng tấn đá và tro bụi.
4. Krakatoa, Indonesia
Núi lửa Krakatoa là một đảo núi lửa thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương. Nó đã hình thành nên một hệ thống quần đảo gồm bốn đảo chính trong eo biển Sunda của Indonesia, giữa đảo Sumatra và đảo Java.
Krakatoa được biết đến với đợt phun trào nổi tiếng vào ngày 27/8/1883 là vụ phun trào lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ 20. Dư chấn sau vụ phun trào là trận sóng thần cao hơn 30 mét. Sau đợt phun trào đảo krakatoa cũng đã bị vùi sâu dưới đáy biển. Vụ phun trào này cũng đã làm hình thành nên một hòn đảo mới có bán kính gần 2km vuông và cao 200m so với mực nước biển.
5. Pinatubo, Philippines
Núi lửa Pinatubo nằm trên đảo Luzon của Philippines cách thủ đô Manila 100km và nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương. Vụ phun trào lớn nhất gần đây là vào ngày 12/6/1991 đây cũng là vụ phun trào núi lửa lớn thứ 2 trong thế kỉ thứ 20.
Hiện nay núi lửa Pinatubo đã trở nên hiền hòa và thành nơi tham quan thu hút nhiều du khách.
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cổ tích của rừng còng Djawatan ở đảo Java, Indonesia
Thiên nhiên ưu đãi cho quốc gia vạn đảo Indonesia không chỉ các bãi biển trong xanh nổi tiếng, những ngọn núi lửa hùng vĩ mà còn có những khu rừng nhiệt đới kì thú.
Nằm trên đảo Java, rừng "còng già" Gia-goát-tan (Djawatan), ngoại ô thành phố Banyuwangi, được mệnh danh là "khu rừng chúa tể của những chiếc nhẫn" ở Indonesia.
Khu du lịch rừng Djawatan với những cây còng hàng trăm năm tuổi
Rừng Djawatan nằm ở ngoại ô thành phố Banyuwangi, mũi phía đông của đảo Java, nơi đón ánh bình minh đầu tiên của hòn đảo. Từ trung tâm thành phố Banyuwangi, du khách chỉ cần di chuyển bằng ô tô gần 1 giờ đồng hồ là đã có thể hòa mình vào không gian trong lành của cánh rừng nhiệt đới. Người dân Banyuwangi và du khách thập phương thường đến đây để picnic, dạo chơi và lưu giữ những tấm hình đặc biệt với những cây còng hàng trăm năm tuổi.
Nơi đây được mệnh danh là khu rừng của chúa nhẫn ở Indonesia
Ông Bagus Soedjoko, Quản lý rừng Djawatan giới thiệu, khu rừng rộng 5 Ha này nằm trong top các điểm tham quan du lịch của tỉnh Banyuwangi. "Các cây còng hàng trăm tuổi với những cây dương xỉ mọc dài trên thân cây là điều đặc biệt làm nên sức hấp dẫn của khu rừng này. Nếu như ở Banywangi có Đảo Đỏ là điểm du lịch có lượng khách du lịch lớn nhất thì rừng Djawatan xếp ở vị trí thứ hai. Rừng nằm ở gần trục đường lớn và trên đường đến Đảo Đỏ, do vậy, du khách không cần lên kế hoạch để đi đến đây mà chỉ cần ghé ngang trước khi tới Đảo đỏ. Đặc biệt, khu du lịch không bán vé. Chúng tôi còn phối hợp với Sở y tế thành phố để cung cấp bảo hiểm cho toàn bộ du khách tới thăm quan, đảm bảo an toàn cho du khách khi có mưa gió to." - ông Bagus Soedjoko cho biết.
Khu rừng là địa điểm yêu thích của những người đam mê nhiếp ảnh
Rừng Djawatan được gây dựng vào năm 1951 và hoàn thành năm 1961. Ban đầu, đây là nơi quản lý xe lửa. Do vậy hiện nay, nơi đây vẫn có xưởng xe lửa trưng bày một chiếc xe lửa cổ. Sau đó, nơi đây trở thành nơi tích trữ gỗ của địa phương. Đến năm 2017, Djawatan mới được quy hoạch để trở thành một khu du lịch.
Càng bước sâu vào khu rừng, người ta càng có cảm giác như lạc vào xứ sở cổ tích với những ánh sáng huyền bí xuyên qua những tán cây cao lớn đang "thả" những cành dương xỉ xuống không trung. Ban quản lý rừng đã cho dựng những ngôi nhà gỗ trên những thân cây to bằng 2-3 người ôm để du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu rừng.
Nhà gỗ dựng trên những thân cây to
Thi thoảng, người ta lại bắt gặp hình ảnh những chàng trai cô gái ngồi trên những đụn gỗ ôm đàn hát ngân nga trong cánh rừng xanh mướt. Đây là nơi picnic lý tưởng cho gia đình hoặc đơn giản là nơi bạn có thể ngồi trên một chiếc xích đu nghe tiếng chim hót và đọc 1 quyển sách yêu thích. Du khách cũng có thể sử dụng dịch vụ đi xe ngựa thăm quan khu rừng hoặc chụp ảnh cưới tại đây.
Chị Rani, du khách tỉnh Kalimantan chia sẻ:"Tôi rất ấn tượng với những cây còng hàng trăm tuổi này. Đây là niềm tự hào của người dân Indonesia. Góp phần giữ gìn hệ sinh thái và đa dạng thiên nhiên Indonesia."
Để bảo tồn rừng, ban quản lý ra quy định không được có hành động nào ảnh hưởng đến các cây còng như bẻ cành hái lá, đặc biệt cấm vé lên cây. Hàng năm, Ban quản lý rừng Djawatan còn phối hợp với các nhà trường tổ chức các chương trình giáo dục sinh học cho học sinh để tham gia trồng những cây non ở bìa rừng và thả chim phóng sinh về rừng.
Năm 2020, rừng Djawatan được đưa vào chương trình 10 điểm du lịch trọng điểm quốc gia của Indonesia nhằm thúc đẩy du lịch nội địa trong thời kì dịch Covid-19.
Vẻ đẹp của những quốc gia ít được ghé thăm nhất trên thế giới Ngoài những điểm đến luôn đông đúc, trên thế giới còn nhiều vùng đất xa lạ mà du khách ít biết tới hoặc hiếm có cơ hội ghé thăm. Trên thực tế, những vùng đất này cũng sở hữu nhiều cảnh quan và trải nghiệm du lịch tuyệt vời. Lãnh thổ hải ngoại Montserrat thuộc Anh Khu vực trước đây ở Montserrat đã...