Top 5 điều thú vị mà có thể bạn chưa biết về khủng long Sauropod
Chắc hẳn, những loài có kích thước càng to lớn thì sẽ càng được chú ý, phải không nào? Vậy, hãy cùng tìm hiểu top 5 điều thú vị xoay quanh khủng long Sauropod nhé.
Phải, có 1 điều mà có lẽ ai cũng biết, khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất. To lớn, đáng sợ,… và… chúng ta chẳng thể biết gì nhiều về chúng cả. Vì thế, thật không ngoa khi nói rằng chúng chính là bí ẩn lớn nhất mà ai ai cũng muốn tìm hiểu đến.
Chắc hẳn, những loài có kích thước càng to lớn thì sẽ càng được chú ý, phải không nào? Vậy, hãy cùng tìm hiểu top 5 điều thú vị xoay quanh khủng long Sauropod nhé.
1. Là loài khủng long có kích thước to lớn nhất
Khi Sauropod mới xuất hiện, thời tiết trên Trái Đất khi đó tương đối khô hạn, chỉ có những cây lá cứng và ít chất dinh dưỡng. Do đó, sẽ phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa chỗ lá cây, cũng như cần 1 cái dạ dày thật to để trữ toàn bộ số thức ăn đó.
Và thế là, Sauropod đã trở thành loài khủng long có kích thước khổng lồ nhất, với chiều dài có thể lên tới 40 m (đối với con trưởng thành) và 8 m (đối với con non). Những loài khủng long ăn cỏ đời sau thì có kích thước nhỏ hơn hẳn, do khí hậu ở kỉ Jura lẫn Creta đã trở nên ẩm ướt hơn và thực vật mềm hơn.
2. Là những máy cắt cỏ đáng sợ nhất trong thế giới động vật
Để tồn tại, mỗi con Sauropod phải ăn ít nhất 200 kg thực vật/ngày, và dĩ nhiên khi chúng muốn thì chúng có thể ăn hơn thế rất nhiều. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu mỗi khi chúng đi qua 1 khu rừng nào đó, khu rừng ấy sẽ trở nên trơ trụi.
3. Tham ăn đến nỗi ăn cả đá?
Do khủng long Sauropod không có răng hàm, nên chúng không thể nhai được thức ăn. Trong trường hợp chúng nuốt cả đá thì sao? Những cục đá mà chúng nuốt vào dạ dày sẽ được dùng như những vật giúp nghiền nát số lá cây chúng đã nuốt chửng và giúp tiêu hóa dễ hơn. Khi những cục đá này bị mòn đi trong bụng, chúng sẽ lại nuốt chửng những cục đá mới.
4. Bàn chân có phần khác biệt hơn đa số loài khác?
Bàn chân của Sauropod vốn có 5 ngón giống như những loài thằn lằn, trong khi các bộ khủng long khác chỉ có 3 ngón mà thôi. Nhưng nếu bạn để ý thì, bàn chân của chúng lại giống chân loài voi hiện nay hơn. Bàn chân của chúng được đặt nằm trên đất, chúng có các ngón ngắn với móng tròn và để lại các dấu in tròn hoặc ovan trên đất. Theo nghiên cứu, phía sau gan bàn chân cũng có 1 mô mềm để làm giảm các va chạm bên dưới.
5. Khủng long Sauropod chậm chạp, nhưng không yếu ớt
Đúng là chúng rất to, nhưng không có nghĩa là chúng “béo”, mà ngược lại thì cơ thể của đám này tương đối vạm vỡ. Cổ và đuôi của chúng gắn với cột sống bằng những dây chằng rất khỏe, giúp chúng không phải cố gắng quá nhiều để giữ cổ và đuôi vươn cao. Với sức mạnh đó, đuôi chúng không bao giờ chạm đất và có thể dễ dàng vẫy sang bên cạnh.
Bất ngờ với dấu chân 165 triệu năm tuổi của loài động vật lớn nhất hành tinh đã tuyệt chủng
Các dấu chân có đường kính tới 1,25 m, được phát hiện trên trần một hang động ở Pháp, dấu vết của loài khủng long cổ dài khổng lồ, động vật lớn nhất hành tinh từng tồn tại. Thông tin được đăng tải trên Nature.
Một nhà khoa học khám phá sâu bên trong một hang động ở Pháp đã phát hiện ra dấu chân khủng long khổng lồ, dài tới 1,25 mét, được tạo ra bởi một số sinh vật lớn nhất từng đi trên Trái đất.
Theo Jean-David Moreau tại Đại học Burgundy, Franche-Comté ở Pháp và các đồng nghiệp của ông, dấu chân có lẽ thuộc về một loài Titanizard chưa từng biết đến, một loài khủng long ăn cỏ cổ dài, động vật trên cạn nặng nhất và dài nhất từng tồn tại trên hành tinh, có thể dài tới 37 m và nặng 76 tấn.
Dấu vết khủng long trên trần hang Cavebouc ở Pháp. Ảnh: Jean-David Moreau.
Loài Titanizard được xem là động vật trên cạn lớn nhất hành tinh từng tồn tại. Mô phỏng: Jennifer Hall.
Các dấu vết được tạo ra từ 166 - 168 triệu năm trước, khi 3 con khủng long đi qua bờ biển. Khu vực này sau đó nằm trên bề mặt Trái đất. Quá trình biến động địa chất đã chôn vùi và làm đảo lộn các trầm tích, và các dấu chân hiện đang hiện diện trên trần hang động Cavebouc, Pháp, sâu dưới lòng đất 500 mét.
Dấu chân khủng long hiếm khi được tìm thấy trong hang động tự nhiên. Các dấu vết là một phát hiện tình cờ của một nhà khoa học trong chuyến thám hiểm hang động Cavebouc, Pháp năm 2015. Đó là một "kỳ quan" mà họ từng tìm thấy, bởi để xâm nhập hang phải vật lộn với một mê cung của những khe, hang hốc chật hẹp, thường xuyên ngập nước dài 100 m.
Huy Anh
Thiên nhiên kì bí: Địa đạo khủng long và dấu hỏi của sự sinh tồn Nếu giả thuyết là thật, có khi nào chúng ta đang sống cùng loài khủng long ăn thịt trong lịch sử nguyên sinh? Clip khủng long khi còn sống trên lục địa cổ: Sự kiện Mexico thật sự đã làm chấn động làng khảo cổ. Vùng đất nằm ở miền Bắc Mexico khiến các nhà khoa học đặt tên là "Địa đạo khủng...