TOP 5 điểm đáng chú ý của chip A12 Bionic dùng trên iPhone XS và XR
Trong tất cả những cái mới của iPhone XS ngày hôm qua, mình ấn tượng nhất với A12 Bionic, đầu não của chiếc điện thoại này và cũng là tâm điểm giúp nó có thể chạy thông minh hơn, chụp ảnh đẹp hơn, chơi game ngon hơn và thậm chí nhận diện hình ảnh cũng đúng hơn và ứng dụng dụng được nhiều thứ hơn.
6 nhân CPU 4 nhân GPU
Số lượng nhân CPU của A12 Bionic vẫn giống với năm ngoái: 2 nhân mạnh 4 nhân tiết kiệm điện, tất cả đều là nhân tự thiết kế dựa trên nền tảng ARM. Tuy nhiên Apple đã tinh chỉnh về mặt vi kiến trúc để tăng hiệu năng chip lên 15% với nhân mạnh và giúp các nhân tiết kiệm điện tăng 50% về hiệu quả sử dụng năng lượng so với A11.
Apple cũng cho hay rằng 2 nhân mạnh sẽ chịu trách nhiệm về những việc rất nặng liên quan tới tính toán, những tác vụ “thường ngày” khác sẽ do các nhân tiết kiệm điện phụ trách. Việc này sẽ được điều khởi bởi một controller mới, nó sẽ điều phối tác vụ giữa các nhân và khi cần thì có thể dùng cả 6 nhân để xử lý công việc của bạn (đó sẽ là các trường hợp chơi game nặng, dựng phim, chỉnh ảnh, tính toán số học, chạy dữ liệu…)
GPU của Apple cũng là hàng nhà tự trồng, nó có 4 nhân và hệ thống bộ nhớ nén để tăng sức mạnh xử lý đồ họa khi chơi game, xử lý video và chạy các app đồ họa nói chung. Sức mạnh xử lý đồ họa tăng lên 50% so với A11 và nó được tối ưu cho các hàm lập trình Metal 2 của iOS.
Nhân xử lý trí tuệ nhân tạo mạnh hơn rất nhiều
Từ chip A11 trở đi Apple tích hợp hẳn một bộ xử lý dành cho AI trên chip của mình, gọi là Neural Engine. Với A12 Bionic, Neural Engine nhắm nhiều tới việc xử lý các thuật toán AI và machine learning theo thời gian thực. Các app nhận diện hình ảnh, tính năng tự phân loại ảnh theo chủ đề, nhận người trong ảnh, tự điều chỉnh hành vi của app theo thói quen, phân tích dữ liệu từ camera để biết cử chỉ và chuyển động…. là những thứ sẽ được hưởng lợi từ bộ Neural Engine mới.
Video đang HOT
Neural Engine trên A12 Bionic có tới 8 nhân, trong khi A11 chỉ 2 nhân mà thôi, nó có khả năng chạy 5 nghìn tỷ phép tính mỗi giây và được tối ưu cho các thuật toán neural network (giải thích kĩ hơn có thể xem trong bài: Neural Network mà chip A12 Bionic của iPhone Xs hỗ trợ là gì? Nó giúp gì được cho bạn?). Nhờ vậy mà các app sử dụng thuật toán lấy từ bộ API CoreML sẽ chạy nhanh hơn tối đa 9 lần.
Neural Engine cũng là thứ giúp Face ID của iPhone Xs chạy nhanh hơn so với iPhone X chứ bản thân công nghệ Face ID này không có gì mới. Do Face ID sử dụng thuật toán nhận diện hình ảnh và tự học những thay đổi của bạn theo thời gian nên bất kì thứ gì giúp cho các thuật toán này chạy nhanh hơn thì đều làm cho Face ID tốt hơn.
ISP mới
Image signal processor (ISP) là thành phần cực kì quan trọng nhưng lại thường không được nhắc tới khi nói về chip. Nó có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu hình ảnh từ camera, áp một đống thuật toán xử lý ảnh trước khi đưa ra kết quả cuối cùng là 1 file ảnh bạn thấy trên màn hình. ISP cũng đóng góp rất nhiều vào việc một tấm ảnh có đẹp hay không chứ không chỉ phần cứng camera. Mời anh em tìm hiểu thêm về vai trò của ISP trong bài: Điện thoại chụp hình đẹp chỉ cần cảm biến và ống kính tốt? Chưa đủ, bạn cần một bộ xử lý xịn nữa.
Con ISP trên A12 Bionic được nâng cấp với một “engine chiều sâu mới”. Nó sẽ ghi nhận được thêm thông tin khi chụp chân dung (chiều sâu ở đây chính là sự khác biệt giữa 2 ảnh tạo ra khi chụp bằng camera kép trên iPhone XS và XS Max, thông tin này sẽ được dùng để tính toán làm mờ hậu cảnh và nhiều hiệu ứng khác). Nhờ có ISP mới mà iPhone XS mới sở hữu tính năng chỉnh nền để giả lập các khẩu độ khác nhau, có vẻ như các ISP cũ không đủ mạnh để làm chuyện đó (hoặc chỉ đơn giản là Apple không muốn .
Thông tin chiều sâu còn được iPhone XS sử dụng để tách lớp chủ thể riêng với nền, sau đó nó sẽ tiếp tục chỉnh màu, độ sáng, độ nét và nhiều yếu tố khác để làm cho chủ thể đẹp hơn. Cái này thì đã có từ thời iPhone X, giờ sẽ được cải thiện hơn nhiều.
Sản xuất bằng dây chuyền 7nm
Đa số các CPU máy tính mà bạn đang xài được sản xuất trên dây chuyền 14nm. Snapdragon 835 và những dòng Exynos mới thì được làm trên dây chuyền 10nm, còn con A12 Bionic này chỉ dùng dây chuyền 7nm mà thôi. Điều này có nghĩa là các bóng bán dẫn trên A12 Bionic nhỏ hơn, số lượng bóng trên cùng một diện tích tăng lên đồng nghĩa với việc hiệu năng cao hơn và mức độ hao phí năng lượng cũng giảm xuống.
Apple có nói họ là hãng đầu tiên ra mắt chip di động 7nm, thật ra cũng không đúng lắm vì tuần trước Huawei cũng giới thiệu chip Kirin 980 mới sản xuất bằng dây chuyền 7nm. Tuy nhiên con A12 thì vài tuần nữa là sẽ có mặt trên sản phẩm thương mại bán ra thị trường rồi, còn Kirin 980 thì phải một thời gian nữa mới xuất hiện trên dòng Mate mới của hãng.
A12 Bionic có cho cả iPhone XS lẫn XR
iPhone XS được trang bị A12 là phải đạo rồi, nhưng chiếc iPhone XR giá rẻ hơn (khá nhiều) cũng sử dụng cùng con chip này luôn nên xem như hiệu năng của hai thiết bị ngang nhau. Đây là điều mình không ngờ tới vì thường các dòng rẻ hay bị lùi 1 thế hệ chip, ví dụ như A11 Bionic chẳng hạn. Vì có chip mới nên iPhone XR cũng sẽ nhận diện gương mặt Face ID nhanh hơn, chụp ảnh đẹp hơn, chỉ không biết là các tính năng liên quan đến chiều sâu vốn cần 2 camera có hoạt động hay không mà thôi (iPhone XR chỉ có camera đơn).
Theo tinhte
Smart HDR trên iPhone mới có phải "vay mượn" từ tính năng HDR+ quá nổi tiếng của Google
Với việc học hỏi tính năng từ nhiều hãng khác nhau cho thấy Apple rất biết cách học theo đối thủ trong cuộc chạy đua smartphone chụp ảnh đẹp.
Một tính năng nổi bật trên camera của 2 siêu phẩm iPhone Xs và Xs Max mới được Apple ra mắt ngày hôm qua đó chính là Smart HDR. Tính năng này theo Phil Schiller - giám đốc martketing Apple tuyên bố sẽ tăng cường chất lượng hình ảnh của iPhone Xs đảm bảo chi tiết cả vùng tối lẫn vùng sáng. Tuy nhiên, tính năng "hay ho" này lại có nét giống với tính năng HDR đã khá nổi tiếng trên các sản phẩm của Google.
Về cơ bản Smart HDR cũng chính là chụp ảnh HDR nhưng đã được Apple cải tiến để có thể giữ trọn vẹn chi tiết của vùng sáng lẫn vùng tối cũng như cân bằng hài hoà ánh sáng trong ảnh. Bằng việc tinh chỉnh trong thuật toán chụp ảnh cũng như sự hỗ trợ của cảm biến hình ảnh cùng chip xử lý mới, iPhone cho phép chụp ngay lập từ 4 khung hình chính với độ trễ gần như bằng 0 kèm theo đó là loạt khung hình phụ với giá trị phơi sáng khác nhau.
Sau đó nhờ những thuật toán xử lý chuyên biệt từ việc chọn 1 khung hình chính cho đến lựa chọn các thành phần của các khung hình phụ và ghép lại thành một bức ảnh hoàn chỉnh. Đây chính là "Smart" cho phép những chiếc iPhone Xs mới có thể chụp được những bức ảnh với chi tiết được lưu giữ tốt hơn ở cả vùng tối và vùng sáng so với công nghệ HDR thông thường chỉ dùng khoảng 3 ảnh.
iPhone Xs cho tốc độ xử lý lên tới 1 nghỉ tỷ phép toán cho một bức ảnh
Cách tiếp cận này khá giống với công nghệ HDR đã tồn tại trên các smartphone của Goolge. Với HDR , những camera này cũng sẽ chụp một loạt khung hình với các giá trị phơi sáng khác nhau và độ trễ gần như bằng không và cũng phân tích để ghép lại đưa ra một kết quả duy nhất. Nhưng điểm khác nhau đó là Apple phân tích hình ảnh để có thể chọn lọc các "thành phần"cần thiết rồi mới ghép chứ không ghép nguyên toàn bộ khung hình vào với nhau như Google đã từng làm.
Tất nhiên đây chỉ là những so sánh về mặt công nghệ, còn thực tế để có được một bức ảnh đẹp cần rất nhiều yếu tố khác nữa. Và chúng ta còn phải chờ xem những hình ảnh thực tế để thấy được Smart HDR hay HDR sẽ tốt hơn và chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm để thông tin sớm nhất đến các bạn.
Theo genk
2 SIM là tính năng duy nhất tôi cảm thấy hấp dẫn ở iPhone XS iPhone XS là một chiếc máy với nhiều nâng cấp về hiệu năng, cấu hình, camera... nhưng khả năng hỗ trợ 2 SIM mới là thứ mà tôi quan tâm nhất. Apple mới đây đã chính thức ra mắt iPhone XS và iPhone XS Max. Thông thường, thế hệ iPhone "S" không có thay đổi về ngoại hình, nhưng lại có nhiều tính...