Top 5 đầu bếp giàu nhất thế giới năm 2020: Có người sở hữu khối tài sản hơn 25 tỷ đồng
Dù nổi tiếng qua nhiều show truyền hình và sở hữu khối tài sản khổng lồ, Gordon Ramsay vẫn không phải đầu bếp giàu nhất thế giới năm 2020.
Các đầu bếp nổi tiếng như Gordon Ramsay, Jamie Oliver,… là những gương mặt quen thuộc trên truyền hình nhiều năm qua. Tầm ảnh hưởng, tài năng và sự nhạy bén trong kinh doanh đã giúp họ kiếm được một khoản thu nhập khổng lồ.
Tổng giá trị tài sản: 1,1 tỷ USD (tương đương 25,5 tỷ đồng).
Alan Wong là một trong 12 người sáng lập phong trào ẩm thực vùng Hawaii (Mỹ) và được mệnh danh là cha đỡ đầu của ẩm thực Hawaii hiện đại.
Từ cuối những năm 1980, Wong đã mở các nhà hàng như Canoe House, Alan Wong’s, và The Pineapple Room. Ở thời điểm hiện tại, nhiều nhà hàng của ông đã đóng cửa. Tuy nhiên, nhà hàng Alan Wong’s ở Oahu, Hawaii (mở cửa vào những năm 1990) vẫn đang còn hoạt động và giành được nhiều giải thưởng. Ngoài ra, ông còn là người từng nấu ăn cho Tổng thống Mỹ Obama.
Giải thưởng:
- Danh hiệu “Đầu bếp của năm” cho lĩnh vực “Rượu và rượu mạnh” vào năm 2001 từ tạp chí Sante.
- Giải thưởng “Đầu bếp xuất sắc” của James Beard Foundation vào năm 1996. Đây là giải thưởng thường niên do quỹ James Beard trao tặng để công nhận các chuyên gia ẩm thực tại Mỹ.
Jamie Oliver
Tổng giá trị tài sản: 300 triệu USD (tương đương 6,9 tỷ đồng).
Jamie Oliver sở hữu chuỗi nhà hàng Jamie’s Italian. Tuy nhiên, công ty này đã chính thức phá sản vào năm ngoái. Ngoài là đầu bếp, Jamie Oliver còn tham gia vào lĩnh vực viết sách. Với số lượng sách bán ra ở mức 15 triệu cuốn, Oliver đã trở thành tác giả người Anh bán chạy thứ hai chỉ sau tiểu thuyết gia J.K. Rowling.
Không những thế, đầu bếp này đã thực hiện hơn 40 phim truyền hình dài tập. Trong đó, phải kể đến hai bộ phim truyền hình nổi tiếng nhất là “The Naked Chef” và “Jamie’s School Dinners”.
Giải thưởng:
- Bafta (Giải thưởng Điện ảnh của Viện Hàn lâm Vương quốc Anh).
- Danh hiệu MBE do Nữ hoàng Anh Elizabeth II trao tặng. MBE là danh hiệu được trao tặng hàng năm tới cá nhân có đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và đạt thành tích nổi bật.
Gordon Ramsay
Tổng giá trị tài sản: 220 triệu USD (tương đương 5,1 tỷ đồng).
Gordon Ramsay là đầu bếp, chủ nhà hàng và nhân vật truyền hình nổi tiếng. Ông được biết đến nhiều hơn qua các chương trình như US Masterchef, Hell’s Kitchen, Kitchen Nightmares và trở thành một trong những đầu bếp có tầm ảnh hưởng nhất ở Anh vào năm 2004.
Ramsay sở hữu hơn 50 nhà hàng trên khắp thế giới. Trong đó, nhiều nhà hàng đạt sao Michelin.
Giải thưởng:
- Đầu bếp Scotland đầu tiên giành 3 sao Michelin.
- Tước OBE (tước Tiểu Hiệp Sĩ) vào năm 2006 nhằm tôn vinh những cống hiến cho ngành ẩm thực nước nhà của Hoàng gia Anh.
- Nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp lưu trú và ẩm thực của Vương quốc Anh năm 2009 do tạp chí Caterer and Hotelkeeper bầu chọn.
Tổng giá trị tài sản: 200 triệu USD (4,6 tỷ đồng).
Nobu là đầu bếp, chủ khách sạn, nhà hàng, tác giả, diễn viên người Nhật. Ông nổi tiếng với phong cách ẩm thực kết hợp giữa các món ăn Nhật Bản và các nguyên liệu Peru. Năm 1993, ông mở nhà hàng đầu tiên ở thành phố New York. Sau đó, ông bắt đầu mở chuỗi nhà hàng và khách sạn khắp thế giới.
Ngoài ra, ông từng xuất hiện trong các bộ phim như Austin Powers in Goldmember, Hồi ức của một Geisha,…
Tổng giá trị tài sản: 130 triệu USD (tương đương 3 tỷ đồng).
Thomas Keller là đầu bếp, chủ nhà hàng và tác giả nổi tiếng sinh ra tại Mỹ. Ông được biết đến với nhà hàng The French Laundry đạt 3 sao Michelin. Quán ăn ở Thung lũng Napa (Mỹ) cũng giành được danh hiệu “Nhà hàng tốt nhất thế giới” trong 2 năm liên tiếp.
Giải thưởng:
- Danh hiệu “Đầu bếp xuất sắc” ở Mỹ năm 1997.
Blogger ẩm thực gốc Việt bị Gordon Ramsay chỉ trích tiếp tục gây tranh cãi với món phở sợi bí ngòi, vậy cũng làm được luôn?
Ngay cả khi gọi đây là đồ ăn "low carb" (Chế độ ăn cacbohydrat thấp) thì món phở của My Nguyen vẫn nhận về vô số khúc mắc từ người xem.
Khỏi cần giới thiệu thì ai cũng biết phở là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng nhất của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Rất nhiều vị khách nước ngoài nào khi đến nước mình sẽ chọn phở là món ăn đầu tiên.
Một tô phở căn bản nhất trông sẽ giống như thế này.
Mới đây, My Nguyen - cô nàng blogger ẩm thực gốc Việt bị Gordon Ramsay chỉ trích vì làm món sandwich ớt chuông vừa khiến cộng đồng mê phở một phen ngã ngửa khi làm tô phở có sợi làm từ... bí ngòi. Dù giải thích đây là đồ ăn low carb nhưng lí do của My Nguyen vẫn khiến cư dân mạng không mấy hài lòng.
My Nguyen gọi đây là sợi phở?
Sau đó cô cho "bánh phở" này vào tô, cho nước dùng, hành khô, thịt gà và nặn chanh.
Đoạn clip làm phở từ bí ngòi gây tranh cãi của My Nguyen.
3 thành phần chính của một bát phở ai cũng biết đó là bánh phở, nước dùng và thịt ăn kèm. Hiện nay có vô số sự biến tấu từ phở, như phở khô, phở cuốn, phở chiên giòn... Tuy nhiên, căn bản nhất vẫn là bát phở nước chúng ta ăn hàng ngày.
Theo những người đang theo khẩu phần low carb, vẫn có những sợi phở chuyện dụng để làm loại thức ăn này. Không có lí do gì lại "gượng ép" sợi phở bí ngòi theo cách làm của My Nguyen.
Theo dân ăn low carb, những sợi làm từ nưa đều có thể làm phở.
Một số bình luận của cư dân mạng:
- Mẹ tôi sẽ đánh tôi mất nếu làm tô phở theo kiểu này.
- Biết là ăn low carb nhưng không ai gọi nó là phở cả, đây là rau trộn nước dùng à?
- Chị này giỡn không vui gì hết.
- Chị ơi chị ổn không, sao đây là phở được?
Blogger ẩm thực gốc Việt bị Gordon Ramsay chỉ trích vì làm món sandwich ớt chuông "ngu ngốc", người trong cuộc phản ứng ra sao? Đoạn video của Gordon Ramsay hiện tại đã thu hút hơn 50 triệu lượt xem trên TikTok, khiến cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt. Nếu là một fan hâm mộ của chương trình MasterChef (Vua Đầu Bếp) phiên bản Mỹ, hẳn bạn sẽ biết đến Gordon Ramsay - một trong những vị đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, sở...