Top 5 đặc sản Phú Thọ nên thử 1 lần trong đời
“Dù ai buôn bán gần xa / Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3″. Đó là câu nói người ta vẫn thường dùng để gợi nhắc về ngày Giỗ tổ Hùng Vương tại Phú Thọ.
Nhưng ở đây không chỉ có những di tích lịch sử nổi tiếng mà còn có rất nhiều những món ăn ngon, nức tiếng khắp cả nước. Nếu là 1 người con Phú Thọ xa quê, chắc chắn bạn sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng của 5 món ăn đặc biệt này.
1. Thịt chua – đặc sản Thanh Sơn
Đây là món ăn đặc sản của Phú Thọ mà hầu như ai đến mảnh đất Hùng Vương đều mua về làm quà. Đây là đặc sản của người dân tộc Mường tại Thanh Sơn, Phú Thọ. Món ăn này ngon chính là bởi nguyên liệu chế biến. Thịt để làm thịt chua phải là thịt lợn lửng, nuôi thả rông, không ăn cám, con nhỏ, nhưng thịt thơm, chắc và bì giòn dai. Có như thế khi lên thành phẩm mới giữ đúng được hương vị đặc trưng của món ăn đặc biệt tại tỉnh Phú Thọ này.
Thịt chua Phú Thọ – Món đặc sản trên bàn nhậu
Thịt sau khi cắt thái sẽ được tẩm ướp theo công thức riêng của người Mường. Đây là món nhậu khoái khẩu của đấng mày râu. Thịt dai vừa phải, bì giòn, chua chua, thơm thơm vô cùng tuyệt vời. Khi ăn người ta sẽ rắc thính gạo hoặc thính ngô cho thơm, ăn kèm với lá sung, lá ổi, lá đinh lăng,…và chấm với tương ớt.
Nếu ngồi uống bia thì đây là món mồi tuyệt hảo. Ngày nay cũng có nhiều vùng làm thịt chua nhưng hương vị chuẩn nhất, thơm ngon nhất vẫn phải kể đến thịt chua Thanh Sơn. Một vài thương hiệu thịt chua nổi tiếng có thể kể đến là
Thịt chua Điệp Đào
2. Rau sắn chua
Là mảnh đất miền trung du nên cây sắn là một cây rất phổ biến ở tỉnh Phú Thọ. Sắn luộc thì nhiều người được ăn nhưng rau sắn không phải tỉnh nào cũng có. Nếu không biết cách xử lí bạn có thể sẽ bị say rau sắn đấy.
Không phải cây sắn nào cũng có thể lấy rau ăn.Thường ở Phú Thọ người ta chỉ lấy phần ngọn non của cây sắn trắng về làm rau. Rau sắn có thể luộc như các loại rau bình thường rồi vắt kiệt nước, chấm với muối lạc hay nước mắm đều ngon.
Rau sắn nấu chân giò vô cùng thơm ngon
Nhưng có lẽ Phú Thọ nổi tiếng hơn với món rau sắn muối chua nấu canh cá. Người Phú Thọ ai đi xa cũng đều nhớ hương vị bát rau sắn quê nhà. Rau sắn sau khi hái về rửa sạch, vò nát rồi ngâm với nước từ 1 đến 2 ngày tùy thời tiết cho đến khi rau ngả sang màu hơi vàng là được. Khi muối người ta hay cho thêm 1 ít măng tre tươi cho thơm ngon hơn. Để chậu rau sắn ngâm dưới ánh mặt trời cho nhanh được ăn.
Rau sắn muối chua sẽ không còn nhựa, chua chua, bùi bùi, đặc biệt ăn vào mùa lạnh rất tốn cơm/ Bát rau sắn nóng hổi, đặc biệt là món ăn rất nhiều du khách thích thú xin công thức khi được 1 lần thưởng thức.
3. Cọ ỏm – món quà đặc biệt của vùng trung du
Đây là món ăn được chế biến từ quả của cây cọ. Phú Thọ vẫn được mệnh danh là mảnh đất rừng cọ đồi chè nên cọ ở đây rất nhiều. Cọ có hình tròn, dài, nhỏ hơn quả cau, vỏ màu xanh đen. Không phải cây cọ nào cũng cho ra trái thơm ngon. Chỉ có cọ ỏm từ cây cọ nếp thì quả mới ngon và bùi.
Sở dĩ gọi là cọ ỏm vì cách chế biến vô cùng đặc biệt. Cọ không phải luộc chín vì nếu luộc cọ sẽ chết nhựa và không ăn được. Chỉ cần 1 nồi nước nóng gìa khoảng 70 độ, thả cọ vào đậy kín trong khoảng 10 phút, bóp nhẹ trái cọ thấy mềm tay là được. Cách nhận biết cọ ngon là khi ỏm, mỡ cọ ra bóng loáng nồi nước, khi ăn cùi cọ dày, có màu vàng óng, béo và ngọt.
Video đang HOT
Ăn được 1 mẻ cọ ngon đối với người Phú Thọ là vô cùng mãn nguyện. Đây là món ăn chỉ riêng có ở mảnh đất trung du này. Nếu là người Hà Nội, chắc chắn bạn sẽ phải bỏ ra 40 đến 50 nghìn mới mua được 1 cân cọ ngon, xa xỉ chẳng kém gì các loại trái cây thơm ngon ở thành phố.
Đây là loại quả nếu đến Phú Thọ bạn nên thử. Mùa cọ khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch. Thưởng thức một quả cọ mềm, dẻo, ngon thì không còn gì tuyệt vời hơn, ăn hoài không ngán.
4. Bánh tai thị xã
Đây là một món ăn đặc sản của thị xã Phú Thọ. Thực ra, ngày nay nhiều vùng cũng chế biến món này nhưng hương vị thơm ngon nhất vẫn là ở thị xã.
Sở dĩ có tên gọi đặc biệt này vì bánh có hình dáng hơi giống tai người. Bánh được làm từ bột gạo, có nhân từ thịt lợn và mộc nhĩ cùng một số gia vị đi kèm. Bánh được hấp chín, ăn nóng sẽ rất ngon. Bánh mềm, không bị ngấy, nhân thơm ngon, hòa cùng vỏ bánh rất vừa miệng. Cách chế biến bánh tai rất đơn giản, nhưng cái khác biệt chính là huơng vị của phần nhân bánh.
Bánh tai Phú Thọ vô cùng thơm ngon
Người ta ăn bánh tai quanh năm, thậm chí nhiều gia đình có đám cưới cũng đặt món bánh này vào trong thực đơn bởi lẽ đây là món ăn ngon, dễ ăn, không ngán. Bánh tai bán ở khắp nơi, nhưng nếu muốn thưởng thức hương vị lâu đời nhất của món bánh đặc biệt này đừng quên ghé thị xã Phú Thọ các bạn nhé.
5. Cá kho trám
Cá kho giềng, cá kho nghệ hay cá kho tương là món ăn bạn vẫn thường nghe và phổ biến ở các vùng khác. Thế nhưng ở Phú Thọ người dân vẫn thường làm món cá kho trám vô cùng đặc biệt. Đây là món ăn đặc sản của mảnh đất Phú Thọ.
Trám là loại quả có thân gỗ, cao, có hình thoi, quả nhỏ, có 2 loại là trám đen và trám xanh. Trám đen kho sẽ ngon và bùi hơn, tất nhiên giá thành cũng đắt hơn. Một cân trám khoảng 30 đến 40 nghìn tùy độ to nhỏ cũng như mùa bội thu hay không. Cuối tháng 5, tháng 6 âm là thời điểm trám nhiều nhất. Đây là món ăn chỉ thưởng thức được đúng mùa trám mà thôi.
Nồi cá kho trám đưa cơm ngày mưa
Trám mua về rửa sach, ngâm cho bớt nhựa rồi trần qua với nước sôi cho trám bớt vị chát. Sau đó đập dập quả trám, cho vào nồi kho cùng với cá, Trám tương đối nhanh nhừ nên có thể kho cá 1 lúc rồi mới bỏ trám vào nồi.
Cá kho trám là món ăn vô cùng tuyệt vời và tốn cơm, nhất là vào những ngày mưa gió. Trám kho cùng với cá không còn vị chát mà béo béo, bùi bùi, cá cũng ngon hơn rất nhiều vì có 1 tí vị chua chua thanh thanh của trám ngấm vào. Đây có thể nói là 2 nguyên liệu tuyệt hảo khi kết hợp với nhau.
Trên đây là 5 món ăn đặc sản của Phú Thọ mình muốn gợi ý đến các bạn. Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất xinh đẹp này đừng quên thưởng thức các món mình gợi ý nhé. Ngon quên lối về luôn các bạn ạ. Đừng quên chia se bài viết này và theo dõi monngondongian.com để cập nhật những công thức mới nhất cũng như đặc sản các vùng miền các bạn nhé.
Đặc sản Phú Thọ ăn một lần là nhớ mãi
Đặc sản Phú Thọ là những món ăn rất lạ nhưng ngon miệng vô cùng và chỉ có ở Phú Thọ mới có mà thôi.
Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực cùng tìm hiểu những món ăn đặc sản Phú Thọ qua bài viết sau nhé!
Đặc sản Phú Thọ ăn một lần là nhớ mãi
Đặc sản Phú Thọ ăn một lần là nhớ mãi:
Thịt chua Thanh Sơn:
Thịt chua Thanh Sơn là một đặc sản của người Mường vùng Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ.
Thịt để làm món này ngon nhất là loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng.
Nó vừa có vị ngọt vừa thơm lại vừa miệng, thường ăn thịt kèm với các loại lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm... chấm với tương ớt.
Cọ ỏm:
Cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ.
Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5 - 10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn.
Người khéo léo sẽ nấu được mẻ cọ có màu nâu sậm, sau khi ỏm xong, nồi cọ có một lớp váng giống như váng mỡ nổi quanh nồi.
Bưởi Đoan Hùng:
Ở Đoan Hùng, bưởi của xã Chí Đám và Bằng Luân là ngon nhất.
Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất sẽ khiến người ăn cảm nhận vị bưởi đang tan vào tận ruột gan, da thịt.
Bánh tai:
Sở dĩ có tên là bánh tai vì hình dáng chiếc bánh khi hoàn thành rất giống với tai.
Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị.
Rau sắn:
Món ăn này được lấy từ những ngọn của cây sắn xanh mướt trồng trên những núi đồi bạt ngàn.
Mỗi mùa sắn đến, người ta thường chọn lá nếp của cây sắn trắng, không già quá mà cũng không non quá đem về rửa sạch, vò kỹ với muối.
Lá sắn muối có thể nấu được rất nhiều món ăn ngon: Lá sắn muối xào với mỡ lợn, lá sắn muối kho cùng tép hay lá sắn muối nấu canh chua đầu cá.
Rêu đá:
Rêu được người Mường lấy về từ suối, trên các mỏm đá, làm sạch rồi đem trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem gói trong nhiều lớp lá đu đủ.
Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi lá đu đủ cháy đen, khi đó hương vị rêu hòa với tỏi và các gia vị tạo ra một vị ngon đặc biệt.
Xáo chuối Lâm Thao:
Món xáo chuối là một món ăn dân dã song lại rất sang. Nó xuất hiện trong những bữa tiệc cưới, khao họ, đám giỗ,...
Xáo chuối ăn ngon nhất khi còn nóng, có mùi thơm lừng từ riềng tỏa ra, vị ngọt của tương, chuối, xương và của tiết lợn.
Cá kho trám:
Cơm trắng gạo tẻ ngon nấu vừa chín tới, rồi ăn với trám kho cá còn hơi nóng là ngon tuyệt.
Đây là một bữa ăn thật đơn giản, dân dã mà không kém phần ngon miệng, để lại nhiều ấn tượng khó quên.
Cháo chuối đặc sản Phú Thọ Cháo chuối hay còn gọi là xáo chuối Lâm Thao Phú Thọ là món ăn đơn sơ, mộc mạc mang hương vị đậm đà của quê hương.Tuy là một món ăn dân dã song món ăn này chỉ xuất hiện trong những bữa tiệc cưới, khao họ, đám giỗ... thậm chí cả đám hiếu cũng không thể thiếu món ăn này. Không biết...