Top 5 cung hoàng đạo không biết bao giờ mới hết bệnh mù đường
Trên đời có những người dù đi một con đường rất nhiều lần rồi nhưng vẫn có khả năng bị lạc. Đó chính là những người bị bệnh mù đường.
1. Cự Giải
Cự Giải có trí nhớ không tốt nên chuyện mù đường không có gì lạ. Một con đường dù đã đi hàng trăm lần thì Cự Giải vẫn không thể nhớ nó ở đâu, tên là gì. Vì vậy bạn bè, người thân vô số lần phải đến giải cứu Cự Giải.
Bí quyết cho Cự Giải khi lạc đường là hãy thật bình tĩnh, đừng lo lắng cuống cuống. Bạn có thể hỏi những người xung quanh cách đi hoặc dùng google map để tra đường. Điều này sẽ giúp ích hơn rất nhiều việc hoảng loạn, khóc lóc khi bị lạc đường.
2. Bạch Dương
Bạch Dương sở hữu tính cách chủ quan nhất trong 12 cung hoàng đạo. Vì vậy lí do lạc đường của Bạch Dương là dù chỉ nhớ đường mang máng nhưng vẫn nhất quyết đi theo ý mình, mà không chịu tham khảo ý kiến người xung quanh. Kết quả là lần nào Bạch Dương cũng đi xa lắc, xa lơ so với nơi mình cần đến.
Lời khuyên cho Bạch Dương là cần kiểm tra lại bản đồ trước khi đi. Điều đó sẽ giúp Bạch Dương không tốn thời gian vòng vèo vô ích. Nếu không chắc cần rẽ hướng nào thì Bạch Dương nên tra lại bản đồ thay vì rẽ bừa theo cảm tính.
Ảnh minh họa
3. Sư Tử
Video đang HOT
Khả năng xác định của Sư Tử cũng rất kém. Thêm nữa do Sư Tử rất sĩ diện nên có biết mình lạc đường cũng không bao giờ cầu cứu sự giúp đỡ của người khác. Đó chính là lí do Sư Tử thường xuyên bị lạc đường.
Lời khuyên cho Sư Tử là bạn nên đi cùng một người biết đường. Như vậy Sư Tử chỉ việc đi theo mà không cần phải nghĩ ngợi, hỏi han người khác.
4. Song Ngư
Trên đời này có một kiểu người không biết đọc bản đồ chính là Song Ngư. Song Ngư thậm chí còn nhầm lẫn giữa trái và phải. Vì vậy dù bạn bè có cố gắng chỉ đường thế nào thì Song Ngư cũng sẽ đi sai. Không ít lần Song Ngư đã muộn học, muộn hẹn với bạn bè chỉ vì đi mãi không đến được nơi cần đến.
Lời khuyên cho Song Ngư là bạn nên lấy những quán ăn, cửa hàng quần áo, tòa nhà bên đường làm cột mộc để nhớ đường. Bằng cách nhớ trực quan như vậy, Song Ngư sẽ dễ dàng xác định được phương hướng.
Ảnh minh họa
5. Thiên Bình
Thiên Bình đi đường luôn mải nói chuyện với bạn bè hoặc đầu óc treo ngược cành cây nên không bao giờ ghi nhớ được đường đã đi. Thêm khả năng quyết đoán kém nên khi đứng giữa hai ngã rẽ, Thiên Bình sẽ chẳng biết phải chọn hướng nào.
Lời khuyên cho Thiên Bình là nên tự vẽ lại đường đi một lần để giúp bản thân nhớ rõ hơn cách đi. Khi đi trên đường thì Thiên Bình nên tập trung nhớ tên đường, các ngã rẽ thay vì nghĩ ngợi lung tung các chuyện khác.
Theo tiin.vn
Khoai tây Trung Quốc hoành hoành, Lâm Đồng chi tiền bảo vệ thương hiệu
Khoai tây Trung Quốc "đội lốt" khoai tây Đà Lạt tung hoành, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của đặc sản bản địa là thực trạng làm đau đầu chính quyền, ngành chức năng và nông dân Lâm Đồng nhiều năm nay. Mới đây, Lâm Đồng quyết định làm mạnh tay để bảo vệ thương hiệu.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định số 1294/QĐ-UBND, phê duyệt điều chỉnh Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt với hy vọng có thể chống lại tình trạng khoai tây Trung Quốc tuồn vào Đà Lạt và được tiêu thụ dưới cái mác khoai tây Đà Lạt.
Trước đó, cuối năm 2017, Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng đã trình UBND tỉnh Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt và đã được phê duyệt.
Khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt khiến người tiêu dùng khó phân biệt. Ảnh: TN.
Theo đề án này, từ năm 2018, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra tình hình sản xuất, tiêu dùng khoai tây, thống kê diện tích, năng suất, sản lượng, giống khoai tây, số hộ, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh khoai tây Đà Lạt. Sở NNPTNT Lâm Đồng sẽ phối hợp với sở, ngành liên quan làm 10.000 tờ rơi, 500 poster hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây từ các nguồn khác trên thị trường.
Nội dung của tờ rơi này là cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm, xây dựng quy định sử dụng bao bì, chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn cách phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây có nguồn từ những nơi khác trên thị trường.
Cũng theo đề án, Sở NNPTNT Lâm Đồng sẽ hỗ trợ in ấn 200.000 bao bì (loại 2kg và 5kg) để nhận diện khoảng 700 tấn khoai tây Đà Lạt trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đối tượng được hỗ trợ bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân, cơ sở trực tiếp sản xuất, thu mua, kinh doanh sản phẩm khoai tây được trồng tại thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng).
Hiện, Đề án đang đi vào giai đoạn triển khai gồm các nội dung: Điều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường; biên soạn 10.000 tờ rơi để hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm khoai tây Đà Lạt hàng trăm nghìn bao bì, được sản xuất theo mẫu mà riêng và tem chống hàng giả cho mỗi túi, mỗi thùng chứa sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
UBND tỉnh Lâm Đồng quyết tâm làm mạnh tay bảo vệ thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Ảnh: IT.
Để bảo vệ mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu khoai tây Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã quyết định điều chỉnh nội dung đề án. Theo Quyết định 1294, tỉnh Lâm Đồng sẽ đặt sản xuất 65.000 thùng carton loại 10kg; 900.000 nhãn dán; 65.000 tem dán trên thùng và 900.000 tem đặc biệt dạng tem chống hàng giả để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm khoai tây Đà Lạt trước khi đưa ra thị trường.
Tổng kinh phí để thực hiện Đề án này trên 1,055 tỷ đồng; trong đó, sử dụng gần 776 triệu đồng từ ngân sách nhà nước, còn lại là vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân thụ hưởng đề án.
Thành phố Đà Lạt là vùng sản xuất rau lớn nhất cả nước với sản lượng hàng triệu tấn mỗi năm. Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cùng với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nên sản phẩm rau Đà Lạt nổi tiếng cả nước về chất lượng.
Hiện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, đơn vị trực tiếp triển khai Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt đang tiến hành các bước lựa chọn nhà thầu để in ấn tem nhãn, sản xuất thùng carton và túi lưới, sớm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khoai tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Đã nhiều năm nay, do nguồn cung của khoai tây trồng ở TP.Đà Lạt luôn thiếu hụt so với nhu cầu nên trung bình hằng năm địa phương này phải nhập khoảng 400 tấn khoai tây Trung Quốc, sau đó phân phối phần lớn cho các chợ đầu mối ở TP.HCM.
Khoai tây nhập từ Trung Quốc có giá rẻ, đưa về Đà Lạt thường bị tiểu thương "tân trang", phủ lớp đất đỏ lên củ khoai biến thành khoai tây Đà Lạt, bán ra thị trường với mác khoai tây Đà Lạt để kiếm lời khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn và hoang mang.
Mỗi năm Lâm Đồng canh tác khoảng 1.600ha khoai tây, năng suất trung bình khoảng 25 tấn/ha, sản lượng từ 30.000 - 34.000 tấn/năm.
Theo Danviet
Hạnh phúc có thế thôi, đâu cần phải tìm hoài Khi có một gia đình, bạn sẽ hiểu được thứ hạnh phúc mình tìm luôn trong tầm tay. Đôi khi bạn cố vươn tay kiếm tìm một giấc mơ, nhưng lại bỏ quên thực tại và không tưới tắm cho nó. Để khi mơ và thực đều không trọn vẹn, nhận ra được thì đã muộn rồi. Trong cuộc sống vốn ồn ào,...