Top 5 cung đường đẹp nhất Việt Nam
5 cung đường đẹp nhất Việt Nam chỉ cần giơ máy ảnh là có ngay những tấm ảnh xịn xò, triệu view.Với mỗi nét riêng nơi thì thơ mộng, trữ tình, nơi thì cheo leo, hiểm trở nơi thì hùng vĩ đầy tính thử thách….hãy cùng nhau xách balo và chinh phục nào!!
1. Cung đường Bàu Trắng – Bình Thuận
Được mệnh danh là con đường ven biển đẹp nhất Việt Nam, cung đường Bàu Trắng đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim và MV ca nhạc.
Cung đường Bàu Trắng dài gần 40km chạy men theo những đồi cát trắng với vẻ đẹp vừa hoang dại vừa thơ mộng làm say đắm những trái tim yêu thích khám phá, trải nghiệm.
Nối liền ba địa phận Mũi Né – Bàu Trắng – Phan Rí Cửa (Bình Thuận).Cách TP Phan Thiết khoảng 65km.
Do đặc thù địa hình tại cung đường này là hoang mạc – đồi cát – mùa khô sẽ là thời điểm đẹp nhất để đi cung này, tầm tháng 7 – 8 thì thời tiết sẽ dịu nhẹ hơn. Đi vào buổi sáng khi ánh mặt trời chưa gắt lắm hoặc tầm xế chiều để kịp đón hoàng hôn với vẻ đẹp thật quyến rũ.
Con đường tráng nhựa bằng phẳng, chạy dài thẳng tắp nhưng đôi khi lại uốn mình quanh co rồi ôm lấy đồi cát tạo nên những đường cong tuyệt đẹp.
2. Đèo Cả – Phú Yên
Với chiều dài khoảng 12km, đèo Cả nằm trên quốc lộ 1A nối Phú Yên và Khánh Hòa.
Cung đèo còn tiếp giáp với cả biển lẫn núi. Chính vì thế, cảnh sắc nơi đây vô cùng xanh mát, độc đáo. Khí hậu cũng rất mát mẻ, trong lành tạo điều kiện để cây cối phát triển.
Ít ai biết, Đèo Cả được xây dựng ở độ cao 333m so với mức nước biển. Chính vì vậy khi đứng trên Đèo Cả bạn sẽ được phóng tầm mắt để ôm trọn vẻ đẹp của biển, khung cảnh hiện lên vô cùng thơ mộng, thanh tịnh như một bức tranh thủy mặc.
Video đang HOT
Đặc biệt, nếu tới đèo vào mùa chiêm bạn còn có cơ hội được ngắm nhìn những cánh đồng lúa chín vàng trải dài tít tắp tựa như một thẩm vàng đang nhẹ nhàng lây động trong gió.
Còn gì tuyệt hơn cảm giác được vi vu giữa trời đất, cảm nhận làn gió mát lành luồn qua mái tóc, kẽ tay và ngắn nhìn khung cảnh thiên nhiên mênh mông?
3. Cung đường ven biển Vĩnh Hy – Cam Ranh, Khánh Hòa
Việt Nam thật may mắn khi sở hữu những cung đường biển vô cùng đẹp. Được khánh thành vào năm 2015.Cung đường Phan Rang- Vĩnh Hy- Cam Ranh với một bên là núi một bên là biển vô cùng tuyệt vời cho những người yêu thiên nhiên, thích chinh phục cái mới.
Nhờ có những cung đường uốn lượn, làn nước biển trong xanh mà Vĩnh Hy trở thành vịnh đẹp nhất Việt Nam, được mệnh danh là vịnh Hạ Long của miền Trung.Với vẻ đẹp này chắc chắn sẽ khiến bao con tim sẽ đắm đuối không rời.
4. Con đường Hạnh Phúc – Hà Giang
Trên khắp nẻo đường Tổ quốc Việt Nam, có một con đường vắt vẻo chạy dài cheo leo trên đỉnh núi. Cái “độc, lạ” của con đường này không chỉ nằm phía “cổng trời” sương mù bao phủ, mà còn là tuyến đường xanh bởi ngút ngàn rừng xanh, núi cao bao phủ.
Nhưng ẩn chứa sau đó là những vẻ đẹp thật khó gọi tên. Cung đường Hạnh Phúc với chiều dài khoảng 185km nối liền thị trấn Mèo Vạc – Đồng Văn – Hà Giang. Con đường của hơn 8 vạn thanh niên xung phong miền Bắc.
Đặt tên “Con đường hạnh phúc” bởi nó đem lại ánh sáng văn minh, giao thương phát triển kinh tế, phát triển văn hóa xã hội cho đồng bào các dân tộc anh em người bản xứ vùng Tây Bắc nơi đầu nguồn biên giới. Con đường uốn quanh từng ngọn núi tạo nên một cảnh tượng như dải lụa đào vô cùng thích mắt.
5. Đèo Hải Vân – Đà Nẵng
Là cung đường Đèo nối giữa Huế và Đà Nẵng với chiều dài 20km.Được bình chọn là một trong 10 con đường đẹp nhất hành tinh.Tên gọi Hải Vân được mọi người đặt cho vì nơi đây có cảnh đẹp hút hồn bất cứ ai ghé qua, quanh năm mây trắng bủa vây ngang đỉnh đèo còn dưới chân đèo là cảnh biển mênh mông kéo dài không thấy bến bờ.Tên gọi Hải Vân nghĩa là Hải của biển, Vân là mây… Ngoài ra, nó còn có tên là đèo Mây (chữ “Vân” nghĩa là “Mây”) hay đèo Ải Vân vì trên đỉnh đèo có một cửa ải.Còn được gọi là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
Cung đường khi uốn lượn theo núi, khi lại rẽ một khúc cua hết sức bất ngờ. Tất cả như hút hồn những con tim ham mê cái mới, là một cung đường khó bỏ qua cho những “dân phượt chính hiệu”.
khi lên đỉnh đèo, ta thu vào tầm mắt khung cảnh thiên nhiên khiến ai nấy đều ngỡ ngàng. Kìa dãy Bạch Mã trùng trùng điệp điệp đẹp huyền ảo trong khói sương, kia là tuyến tàu hỏa Bắc – Nam mang hơi ấm của những chuyến đi về, kia nữa là những làn sóng biển xanh xanh chạm đến chân trời.
Bạn sẽ cảm thấy tự hào vì đã chinh phục được cung đường hiểm trở bậc nhất Việt Nam. Để lại dấu chân của mình trên con đường đó, con đường chinh phục tự nhiên ,con đường chinh phục và vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân .
Kinh đô cổ trong lòng Huế mộng mơ
Nằm dọc hai bên bờ Hương Giang xinh đẹp, quần thể di tích Cố Đô Huế mang trong mình vẻ đẹp hùng tráng, nhưng lại rất trữ tình của thành phố Huế mộng mơ.
Nói đến đi du lịch tại Huế, người ta thường nghĩ ngay đến sông Hương, núi Ngự và các cung điện vàng son, đền đài, lăng tẩm nguy nga tráng lệ và sẽ là thiếu sót trầm trọng nếu bỏ qua quần thể di tích nơi đây. Quần thể di tích Cố Đô Huế bao gồm những công trình văn hóa - lịch sử được triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng từ thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 trên kinh đô Huế, nay thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, UNESCO công nhận quần thể di tích Cố Đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới.
Toàn cảnh kinh đô Huế
Trải qua bao thăng trầm biến cố của thời gian nhưng kinh đô Huế vẫn mang trong mình nét uy nghiêm vốn có của nó. Được tọa lạc giữa lòng thành phố Huế, với hệ thống thành quách có thể nói là độc nhất vô nhị, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc với thiên nhiên kì thú nơi đây. Sự kết hợp này khéo léo đến mức người ta mặc nhiên coi những cảnh quan nơi đây là những bộ phận chẳng thể tách rời của kinh đô Huế. Dòng Hương Giang chảy nhẹ nhàng chậm rãi bao quanh lấy thành quách, lăng tẩm nơi đây như chẳng muốn rời xa. Tất cả, mang trong mình những nét đẹp riêng, để rồi lại hòa quyện vào nhau như chưa bao giờ là riêng biệt.
Tổng thể kiến trúc của Cố Đô Huế được xây dựng trên mặt bằng rộng 500ha, được bao quanh bởi ba vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành.
Kinh thành Huế
Được xây dựng từ năm 1805 và hoàn thiện vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành Huế bao gồm các di tích: Kỳ Đài Trường, Quốc Tử giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung Đình Huế, Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lầu,...
Kinh thành Huế
Hoàng thành
Nằm bên trong kinh thành, với bốn cổng ra vào và trong đó kiến trúc độc đáo nhất là Ngọ Môn thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô. Có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành. Hoàng thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là đại nội bên trong kinh thành. Các di tích bên trong Hoàng thành gồm có: Ngọ Môn; Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi; Triệu Tổ Miếu; Hưng Tổ Miếu; Thế Tổ Miếu; Thái Tổ Miếu; Cung Diên Thọ; Cung Trường Sanh; Hiển Lâm Các; Cửu Đỉnh; Điện Phụng Tiên.
Cổng Ngọ Môn
Tử Cấm Thành
Nguyên được gọi là Cung thành là vòng tường thành thứ ba của kinh đô Huế, đây là nơi ăn ở, sinh hoạt và làm việc của vua và hoàng tộc. Các di tích trong Tử Cấm Thành bao gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc Đồng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu và Duyệt Thị Đường.
Tử Cấm Thành
Ngoài ra, quần thể di tích Cố Đô Huế còn bao gồm khu di tích bên ngoài kinh thành bao gồm: lăng tẩm của các đời vua triều Nguyễn và các di tích khác như Trấn Bình đài, Phu Văn Lâu, Tòa Thương Bạc,...
Ngày nay, Huế đang phấn đấu để thành phố Festival tổ chức hai năm một lần. Có thể nói, Huế là thành phố bảo tồn được kinh đô của triều đại phong kiến còn nguyên vẹn nhất cho đến hiện nay. Đi cùng với đó là di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình không thể bỏ qua khi đến nơi đây.
Mang trong mình những tinh hoa của dân tộc, Huế xứng đáng là một trong những di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Huế mãi mãi là niềm tự hào của con người Việt Nam.
Đà Lạt nhận giải thưởng du lịch của Đông Nam Á Ngoài Đà Lạt (Lâm Đồng), 2 thành phố khác của Việt Nam cũng được nhận giải Thành phố Du lịch sạch tại Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á - ATF 2022. Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 3 thành phố nhận giải thưởng của Việt Nam gồm Đà Lạt, Hạ Long (Quảng Ninh), Vũng Tàu...