Top 5 “anh tài” Final Fantasy không thể bỏ qua trên mobile
Dưới đây là 5 gương mặt xuất sắc nhất trong series game Final Fantasy đình đám trên nền tảng di động.
Final Fantasy đã xây dựng một đế chế lớn trong thế giới game, và đế chế này vẫn không ngừng tiếp tục mở rộng vươn xa hơn nữa. Loạt series game huyền thoại này đã đặt chân lên rất nhiều nền tảng khác nhau. Và hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số tựa game Final Fantasy trên nên tảng di động, nếu bạn là một fan hardcore của series game này hẳn sẽ không muốn bỏ qua những “anh tài” xuất sắc trong bài viết dưới đây.
Final Fantasy VI
Trò chơi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1994, là phần thứ 6 của series huyền thoại Final Fantasy, sở hữu nhiều đặc điểm đột phá mới mẻ và đặc biệt nhất chính là Square Enix đã port game lên di động. So với các đàn anh đi trước, Final Fantasy VI cho phép người chơi điều khiển tất cả các nhân vật chính tham gia vào cuộc phiêu lưu hành động đậm chất sử thi.
Phiên bản dành cho di động vẫn giữ nguyên đặc điểm giả tưởng hoành tráng của bản gốc đồng thời cũng được tinh chỉnh sao cho tương thích tối đa với nền tảng mới ví dụ: Khả năng lưu trữ game qua iCloud, đồ họa 3D đẹp mắt, hệ thống điều khiển cảm ứng thân thiện với người chơi.
Final Fantasy VI sở hữu dàn nhân vật phong phú, mỗi người lại có những khả năng chiến đấu và phép thuật mạnh mẽ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đánh quái, thu thập… người chơi sẽ dần nâng cấp và phát triển cho nhân vật của mình theo ý thích. Đây là game Final Fantasy đầu tiên có sự xuất hiện của Ultima Weapon, thanh kiếm mạnh nhất từ trước đến nay, hứa hẹn nhiều pha hành động tuyệt đỉnh.
Link download: iOS/ Android
Final Fantasy III
Phát huy truyền thống vốn có, Final Fantasy III đưa người chơi đến với một thế giới nơi tồn tại hai lục địa, một trôi lơ lửng, một ở bề mặt phía dưới. Ở đó, thế giới được giữ cân bằng bởi bát đại tinh thạch, gồm bốn viên quang tinh thạch và bốn viên hắc tinh thạch. Tuy nhiên, sự cân bằng đã bị phá vỡ khi pháp sư lạc lối Xande hút năng lượng của thổ và thủy tinh thạch, nhằm tìm kiếm sự bất tử. Nhiều năm sau, bốn đứa trẻ mồ côi của lục địa bay đã được chọn là bốn chiến binh ánh sáng thế hệ tiếp theo, lãnh trách nhiệm giải cứu thế giới khỏi sự hủy diệt.
Video đang HOT
Trở lại với gameplay, không quá khi nói rằng những gì tinh túy nhất của dòng game Final Fantasy đều xuất phát từ phiên bản này. Đó là hệ thống nghề nghiệp với 23 job khác nhau, hệ thống chiến đấu lần đầu tiên đưa vào các lệnh đặc biệt như Steal (ăn cắp đồ) hay Jump (một dạng tấn công đặc biệt), và quan trọng nhất là sự xuất hiện lần đầu tiên của tính năng triệu gọi các vị thần (như Odin, Shiva hay Bahamut), vốn dĩ trở thành biểu tượng không thể tách rời của dòng game Final Fantasy sau này.
Đấy là chưa kể đến những bản nhạc nền, mà nổi tiếng nhất là giai điệu vang lên sau mỗi trận thắng, cùng hình ảnh của những chú moogle hay chocobo béo, tất cả đều được tái sử dụng trong nhiều phiên bản về sau như một dấu hiệu riêng đóng mác Final Fantasy.
Cũng như các phiên bản khác, Final Fatansy III là game nhập vai dạng chiến đấu theo lượt với các trận chiến diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, số nhân vật tối đa được phép tham chiến trong Final Fantasy III lại là bốn, chưa kể đến nhân vật phụ xuất hiện ngẫu nhiên để trợ giúp người chơi.
Link download: iOS/ Android
Final Fantasy Record Keeper
Final Fantasy Record Keeper được xây dựng trên nền đồ họa 2D đơn giản trên phong cách 8-bit cổ xưa, hiệu ứng kỹ năng nhân vật tương đối mờ nhạt. Dẫu vậy, các địa điểm nổi tiếng trong từng phiên bản Final Fantasy trước đây đều xuất hiện và dễ dàng để game thủ nhận ra với những điểm nhấn riêng. Quả thật, nếu nhận xét với vai trò là một game thủ lần đầu tiếp xúc với dòng game này thì đồ họa trongFinal Fantasy: Record Keeper chưa thật sự làm người chơi cảm thấy hài lòng.
Âm thanh là một trong những điểm mạnh trong series Final Fantasy , chính vì vậy khó có thể tìm được điểm trừ nào từ đây. Từ âm thanh SFX cực kỳ quen thuộc trong bảng điều khiển nhân vật cho đến những đoạn BGM mà người chơi sẽ lập tức nhận ra ngay từ khi đoạn nhạc dạo vang lên. Đặc biệt, có thể kể tới những đoạn OST kinh điển như Prelude, Suteki Da Ne hay To Zanarkand… đều xuất hiện đầy đủ.
Link download: iOS/ Android
Final Fantasy V
Câu chuyện của Final Fantasy V đưa ta về một thế giới huyền ảo của phép thuật và những hiệp sỹ, cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Trong quá khứ, ác quỷ Exdeath đã gây ra những thảm họa khủng khiếp và chỉ chịu biến mất khi bị phong ấn bởi những Hiệp sỹ hy vọng và những viên crystal thần thánh.
30 năm sau đó, Exdeath hồi sinh với tham vọng trả thù và tàn phá thế giới. Trong số 4 hiệp sỹ ngày ấy giờ đây chỉ còn Galuf và một sự tình cờ đã đưa ông đồng hành cùng Barzt và nàng công chúa Lenna của xứ Tycoon để rồi nhóm bạn sẽ đối đầu với ác quỷ trong một trận chiến sống còn.
Được chuyển thể từ phiên bản gốc, Final Fantasy V không thay đổi bất cứ thứ gì trong gameplay hay hệ thống Battle System. Không có các quest gom đồ hiếm, không có các mini-game, trò chơi là một trải nghiệm RPG khá tuyến tính nhưng vẫn đầy cuốn hút.Để điều khiển anh chàng Barzt di chuyển trên chú gà Chocobo quen thuộc, người chơi sử dụng hệ thống joystick ảo trên màn hình và chỉ ẩn/hiện khi có lực tương tác chạm ngón tay.
Link download: iOS/ Android
Final Fantasy IV
Final Fantasy IV: The After Years là phiên bản 3D re-make – làm lại dựa trên phiên bản gốc Final Fantasy IV đã từng ra mắt trên nền tảng di động tại Nhật Bản năm 2008. Final Fantasy IV: The After Years lấy bối cảnh hơn một thập kỉ sự kiện của Final Fantasy IV và có sự tham gia của những nhân vật đã quen thuộc từ trước cùng một số nhân tố mới trong đó đáng chú ý là Ceodore – con trai của Cecil và Rosa.
Nội dung của Final Fantasy IV: The After Years đã được Square Enix giới thiệu như sau: “Đã 17 năm trôi qua kể từ khi cuộc chiến tranh kết thúc và con trai của đức vua Cecil cùng nữ hoàng Rosa xứ Baron – Hoàng tử Ceodore đã trưởng thành. Đi theo tiếng gọi của dòng máu hoàng gia, chàng ra nhập chiến hạm bay Red Wings. Một lần nữa, mặt trăng thứ 2 lại xuất hiện trên bầu trời Baron cùng với bầy đàn những quái vật khủng khiếp đang nhăm nhe hủy diệt vương quốc. Hòa bình ngắn ngủi của Blue Planet lại trên bờ nguy kịch. Hành trình của Ceodore chính thức bắt đầu”.
Link download: iOS/ Android
Theo Gamek
Câu chuyện đằng sau những tựa game Nhật sai chính tả
Việc soát chính tả trong các tựa game Nhật phần lớn đều được thực hiện thủ công, dẫn đến khó tránh khỏi lỗi.
Sai chính tả là một lỗi thường gặp trong những tựa game cần tới việc dịch thuật sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, điển hình như các sản phẩm đến từ Nhật Bản. Sự khác biệt trong bộ chữ tượng hình và bảng ABC cũng như nền văn hóa khiến cho JRPG thường xuyên trở thành nơi để cho những sơ suất của nhà phát triển có cơ hội nở rộ.
Dù vậy, không phải mọi sai sót trong khâu dịch thuật đều mang tính chủ quan. Một bài phỏng vấn thực hiện bởi tạp chí Edge với Alexander Smith - chuyên viên đảm nhiệm việc dịch game đang sinh sống tại Nhật Bản đã hé lộ nhiều điều thú vị đằng sau công đoạn lắm "nhiêu khê" này.
Trước hết, ông Smith cho biết hầu hết các hãng phát triển game tại Nhật Bản đều sử dụng hình thức lưu trữ gồm 2 byte dành cho mỗi kí tự bởi xứ sở Mặt Trời mọc sử dụng loại chữ tượng hình rất phức tạp. Khi chuyển sang tiếng Anh, phương thức này vẫn được giữ nguyên và dẫn đến tình trạng thừa thãi. Chắc hẳn đã có lần bạn từng nhìn thấy những từ như kiểu "THI S" hay "TH IS" trong game Nhật rồi chứ? Đây là lỗi trình bày thường thấy trong thể loại JRPG, đồng thời cũng không ảnh hưởng quá nhiều để hãng phát triển phải chú tâm tới.
Tựa game The Sacred Blacksmith.
Đồng thời, kiểu lưu trữ này cũng khiến cho việc kiểm tra chính tả bằng những phần mềm tự động gần như không thể thực hiện được. Game nhập vai kể cả có độ dài ngắn cũng chứa hàng ngàn câu thoại, trong khi đội dịch thuật chỉ có từ hai tới ba người. Họ bắt buộc phải soát lỗi chính tả thủ công và với khối lượng công việc như vậy, sai sót là điều khó mà tránh khỏi, ví dụ như lỗi dịch thuật ở ngay đoạn đầu của Final Fantasy VII mà chắc nhiều người vẫn còn nhớ.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về bộ chữ hay âm tiết cũng khiến việc dịch thuật từ tiếng Nhật sang tiếng Anh trở nên rối rắm. Final Fantasy VII tiếp tục là một ví dụ khi phiên bản gốc trên PS1 dịch tên nhân vật là Aeris, trong khi chủ định của Square Soft muốn đặt là Aerith.
Vì vậy từ nay nếu như nhìn thấy lỗi sai chính tả nào đó trong các tựa game chuyển thể, hãy cố gắng thông cảm cho đội ngũ phát triển bởi đó nhiều khả năng nằm ngoài ý muốn của họ. Còn tất nhiên đối với những trường hợp sai ngay từ vòng gửi xe như Resident Evil "Revelaitons" hay Final "Fantsy" thì không thể chấp nhận được và xứng đáng bị ném đá rồi.
Theo Gamek
Thông tin nóng hổi về dòng game Final Fantasy Final Fantasy X/X-2 HD đã được hẹn ngày ra mắt, cùng Final Fantasy XV - Episode Duscae - bản lồng phụ đề Trung Quốc cũng dã được phát hành miễn phí. Final Fantasy vẫn luôn là một trong những tiêu đề game được mong chờ nhất trên PlayStation. Và hôm nay, người dùng PS4 đã nhận được tin vui khi PlayStation thông báo...