Top 20 video games bán chạy nhất trong lịch sử (Phần 2)
Mời các bạn đến với top 20 video games bán chạy nhất trong lịch sử do tạp chí Digital Trends tổng hợp.
11. Wii Sports Resort – 33,11 triệu bản
Sau hiện tượng “Wii Sports”, Nintendo tiếp tục tung ra “Wii Sports Resort”, lưu giữ cơ chế gameplay dễ hiểu thân thiện gia đình, nhưng đưa ra hàng loạt hoạt động mới ở tại một địa điểm mới. Tuy không thành công như người tiềm nhiệm nhưng nó cũng bán được 33,1 triệu đơn vị, một số mơ ước của hàng tấn game khác.
10. Mario Kart 8 Deluxe – 35,19 triệu bản
Mario Kart 8 Deluxe là một tựa game đua xe cực hay và hấp dẫn của Nintendo Switch mà bạn nhất định phải mua về lấp đầy bộ sưu tập của mình (thực tế trò chơi đã có được sự đón nhận bùng nổ từ giới game thủ). Game được cải tiến từ Mario Kart 8 với rất nhiều nội dung, tinh chỉnh, mang lại những trải nghiệm hoàn toàn mới, cao cấp hơn cho cả phần chơi đơn lẫn chơi mạng.
9. Mario Kart Wii – 37,24 triệu bản
Video đang HOT
Một sản phẩm thành công khác gắn liền với hệ thống console Nintendo Wii là “Mario Kart Wii” với hơn 37 triệu đơn vị được tiêu thụ trên toàn cầu. Nó là phiên bản thứ 6 trong thương hiệu “Mario Kart”, có sự tương thích hoàn hảo với điều khiển cảm ứng của Wii cộng thêm thiết bị bánh lái cực xịn.
8. Wii Fit và Wii Fit Plus – 43,8 triệu bản
Wii Fit, tựa game độc đáo giành riêng cho hệ máy Wii của Nintendo, bao gồm những bài tập thú vị và vui nhộn không chỉ mang lại cho người chơi những giờ phút giải trí thoải mái mà còn giúp họ lấy lại được vóc dáng săn chắc và thon gọn nếu như chăm chỉ “cày game”.
7. Pokémon Gen. 1 – 47,52 triệu bản
Là trò chơi mở màn cho series Pokémon huyền thoại, Gen. 1 với nhiều phiên bản khác nhau gồm: Red, Blue, Yellow và Green. Với gần 50 triệu bản đã được bán ra, Pokémon Gen. 1 chiếm 20% doanh thu của toàn bộ series này.
Phần lớn doanh số của Pokémon Gen. 1 đến từ việc phát hành trên Game Boy (khoảng 46 triệu). 1,5 triệu bản còn lại được bán thông qua Nintendo 3DS.
6. Super Mario Bros. – 48.24 triệu bản
Sự thành bại đối với các hệ thống console của Nintendo thường phụ thuộc vào những sản phẩm game phát hành cùng máy. Trong đó, “Super Mario Bros.” là người đã có công giúp Nintendo xây dựng đế chế khổng lồ như ngày hôm nay khi nó bán được hơn 48 triệu đơn vị trên NES.
(Còn tiếp…)
Vì sao game bom tấn càng lúc càng lâu hơn so với trước đây?
Làm game bom tấn ngày nay không dễ, thậm chí còn rất tốn kém và phức tạp không chỉ bởi riêng công nghệ.
Ngành công nghiệp game hiện đại đã có sự phát triển vượt trội so với trước đây rất nhiều. Cách đây chỉ mới vài chục năm thôi, những tựa game được làm rất đơn giản như Super Mario Bros. hay Mortal Kombat được làm từ công nghệ 2D đã được coi làm bom tấn thì ngày nay, người ta sẽ phải ngỡ ngàng với những hình ảnh tuyệt đẹp tới từ God of War, The Legend of Zelda: Breath of the Wild hay là Horizon: Zero Dawn.
Dĩ nhiên, các công cụ lập trình và đồ họa càng lúc càng phát triển hơn theo thời gian, điều này giúp cho các nhà phát triển có điều kiện để tạo ra nhiều thứ mới mẻ và sáng tạo hơn mà không bị giới hạn nữa nữa. Thêm vào đó, những công nghệ này càng lúc càng rẻ đi, do đó nó sẽ đến tay nhiều người dùng mới hơn trước đây.
Tuy vậy, vẫn có các game thủ thắc mắc vì sao công nghệ càng lúc càng rẻ đi, nhưng bom tấn lại càng lúc vẫn rất lâu ra mắt, và vẫn bị đắt đỏ đến thế?
1. Quá trình sản xuất dài hơn
Vào năm 1986, Super Mario Bros phiên bản đầu tiên ra đời. Với sự thành công của phiên bản này, các nhà sản xuất đã ngay lập tức ra mắt phần 2 và 3 đồng thời trình làng vào năm 1988. Còn ngày nay, tựa game bom tấn cho dù có muốn "vắt sữa" thì cũng phải tốn ít nhất 3 - 5 năm cho 1 phiên bản, thậm chí nếu như The Last of Us hay Cyberpunk 2077 cũng phải ngót nghét thai nghén phải đến 10 năm.
Dù công thức để thiết kế các nhân vật game này vẫn là khá giống nhau - các họa sĩ tài năng cùng phần mềm như 3DS Studio Max, nhưng để làm ra model chuẩn hiện đại thì lại rất tốn kém. Ví dụ điển hình là model của nhân vật như Final Fantasy thời đại PS1 được tạo thành từ khoảng 500 đa giác ghép với nhau. Còn trong các game bom tấn ở thời điểm hiện tại như The Last of Us thì phải đến 40 - 80 nghìn đa giác, thậm chí với nhân vật phức tạp con số này là 120 nghìn đa giác.
2. Nhân công nhiều hơn, tốn kém hơn
Công nghệ ngày nay đã rẻ hơn so với lúc người ta bắt đầu phát triển ngành game, nhưng thực tế thì thì các tựa game được đóng mác AAA lại đi theo chiều ngược lại, càng lúc càng đắt hơn. Lý do khiến giá cả của nó tăng lên chính là vì số lượng nhân viên cần thiết để sản xuất nên những tựa game bom tấn ngày càng tăng lên, dẫn đến chi phí đắt đỏ hơn trước đây. Để làm nên các sản phẩm bom tấn, giờ đây người ta cần tới số lượng nhân viên lớn hơn gấp nhiều lần.
Ở thế hệ trước, một tựa game có thể được làm ra với khoảng 10 lập trình viên mà thôi. Còn hiện tại số lượng lập trình viên để làm nên một tựa game cao cấp "sương sương" cũng 50 người, còn nhiều thì con số lên tới 1000 người cũng có thể.
Giờ đây, các nhà làm game và thiết kế game phải lo hết tất cả mọi thứ từ hiển thị, tương tác vật lý trong game cho tới lối chơi, AI hoạt động như thế nào, thậm chí là cả những thứ không trực tiếp tác động tới gameplay như máy chủ, cơ sở dữ liệu và các những công cụ hỗ trợ nữa.
Có thể nói rằng, với việc phần cứng được nâng cấp lên nhiều tỉ lệ thuận với việc game trở nên đẹp hơn so với trước đây. Điều này đã giúp cho các nhà làm game có thể tân dụng tối đa tài nguyên và đẹp hơn bao giờ hết. Thế nhưng, điều đó có nghĩa là game cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian để sản xuất và hoàn thiện.
Sword & Shield là bản Pokemon bán chạy nhất hai thập kỷ vừa qua Với 20 triệu bản được bán ra kể từ tháng 11.2019, Pokemon Sword & Shield là phiên bản bán chạy đứng thứ ba của toàn bộ dòng game Pokemon (do Nintendo phát triển), đồng thời giữ thành tích "vô địch" nếu tích trong quãng thời gian 20 năm gần đây nhất. Trong báo cáo doanh thu mới nhất của Nintendo, Pokemon Sword &...