Top 20 người gợi cảm nhất thế giới trở lại Việt Nam
Sarah Chang – nữ nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng, gợi cảm và sành điệu bậc nhất thế giới sẽ trở lại Việt Nam trong khuôn khổ một đêm Concert đáng chờ đợi nhất năm 2012 này.
Sinh năm 1980 tại Philadelphia, Mỹ, trong gia đình có bố mẹ là người Hàn Quốc nên Sarah Chang – nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng thế giới có một nét đẹp dung hòa giữa sự dịu dàng châu Á và cá tính phương Tây. Nhân dịp cô sắp sang Việt Nam biểu diễn tại Hennessy concert, hãy chiêm ngưỡng người nghệ sĩ đa tài này qua bộ ảnh của cô phiêu cùng đàn violon.
Chang học đàn violon từ năm lên 4, trước khi nhập học tại Trường nhạc Juilliard.
Những buổi diễn tấu thử ở tuổi lên 8 trước các nhạc trưởng nổi tiếng đem lại cho
Sarah nhiều cơ hội cộng tác với Dàn nhạc giao hưởng New York và Dàn nhạc
Philadelphia.
Xuất hiện tại các thủ phủ âm nhạc của châu Á, châu Âu và châu Mỹ, Sarah Chang
đã cộng tác với hầu hết các dàn nhạc lớn, trong số đó có dàn nhạc giao hưởng New
York, dàn nhạc Philadelphia, dàn nhạc giao hưởng Berlin, dàn nhạc giao hưởng Viên,
dàn nhạc hoàng gia Concertgebouw, dàn nhạc giao hưởng Luân Đôn, dàn nhạc
giao hưởng NHK và dàn nhạc giao hưởng Hồng Kông.
Sarah Chang có được lợi thế về tầm ảnh hưởng rộng rãi đối với khán giả thông
qua rất nhiều chương trình truyền hình và phát thanh, các buổi biểu diễn được
phát sóng và những đĩa nhạc bán chạy nhất của hãng EMI Classics trên khắp
Châu Âu, Bắc Mỹ và Viễn Đông.
Sự nghiệp nghệ thuật đầy tài năng của cô đã đuợc ghi nhận vào năm 1999
khi cô được trao giải Avery Fisher – một trong những giải thưởng danh giá
nhất dành cho các nhạc công Mỹ.
Video đang HOT
Năm 2005, trường Đại học Yale đã khắc tên Sarah Chang trên một
chiếc ghế trong Phòng hòa nhạc Sprague Hall để tôn vinh cô.
Tháng 6 năm 2004, cô được vinh dự là người rước đuốc Olympic tại New York và
trở thành người trẻ tuổi nhất đầu tiên nhận Giải thưởng của Hollywood Bowl”s Hall
of Fame (Phòng hòa nhạc của Danh tiếng mang tên Hollywood Bowl).
Lần đầu tiên vừa đảm nhiệm vai trò nghệ sĩ biểu diễn và đạo diễn, Sarah Chang
đã biểu diễn tác phẩm Bốn mùa của Vivaldi trong tour diễn tại Mỹ và Châu Á
cùng dàn nhạc Thính phòng Orpheus và sau đó đi lưu diễn tại Châu Âu và Anh
Quốc với dàn nhạc thính phòng Anh. Ngoài ra, vào năm 2008, Sarah Chang đã
công diễn quốc tế tác phẩm mới của nhà soạn nhạc Christopher Theo fanidis
cùng dàn nhạc giao hưởng Pittsburgh.
Năm 2006, Sarah Chang được Newsweek phong danh hiệu “một trong 20
phụ nữ hàng đầu thế giới” và tháng 3 năm 2008, Sarah Chang được Diễn đàn
Kinh tế Thế giới (WEF) tôn vinh với danh hiệu “Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu” nhờ
những thành tựu trong sự nghiệp, những đóng góp cho xã hội và tiềm năng tạo
nên tương lai cho thế giới.
Là một trong những nghệ sĩ vĩ cầm xuất sắc của mọi thế hệ, Sarah Chang đã đạt đến
độ chín về nghệ thuật: một tài năng trẻ với kiến thức âm nhạc, sự điêu luyện trong kỹ
thuật diễn tấu và khả năng biểu đạt cảm xúc tiếp tục tạo nên sự thán phục đầy kinh ngạc
nơi khán giả thưởng thức.
Hiện Sarah Chang đang tích cực tập luyện cho buổi biểu diễn quan trọng này
Sarah Chang đang thăm quan và tìm hiểu những nét đẹp văn hóa Pháp tại lâu đài
Bagnolet, Cognac huyền thoại của đất nước Pháp. Những nét nghệ thuật tinh túy nơi
đây có lẽ sẽ giúp Sarah Chang có thêm niềm cảm hứng cho niềm đam mê âm nhạc
mà cô đang theo đuổi. Công chúng yêu nhạc cổ điển tại Việt Nam sẽ có dịp thưởng
thức tiếng đàn nữ nghệ sỹ hàng đầu thế giới này vào tháng 4/2012 tại Nhà Hát lớn Hà Nội.
Tuấn Anh
Theo VNE
Hennessy concert đã làm được gì cho giới hâm mộ nhạc cổ điển tại VN?
Được tiếp xúc "sống" với các tác phẩm kinh điển qua tiếng đàn của các danh cầm là một hạnh phúc không dễ gì có được đối với người nghe nhạc Việt Nam. Kể từ 1996 đến nay, đã có 14 Hennessy Concert- nghĩa là người nghe đã có "14 lần hạnh phúc"...
Nữ nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng thế giới Sarah Chang trên sân khấu Hà Nội trong một chương trình Hennessy concert
Nửa đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, những hàng ghế bọc nhung của Nhà Hát LớnHà Nội chật cứng khán giả. Họ không phải là những quí ông, quí bà mà là công nhân, cán bộ, bộ đội, học sinh, sinh viên. Họ tới đây không phải để xem những show diễn giải trí như bây giờ, mà là nghe hòa nhạc giao hưởng-thính phòng. Những Bach, Mozart, Betthoven, Schubert, Schumann, Chopin, Tchaikovsky, Dvojak, De Bussy... đã trở thành những tên tuổi quen thuộc với công chúng âm nhạc Hà Nội.
Thời ấy, ngoài giờ học tôi phải đẩy xe ba gác, đi gánh đất thuê, vẽ biển quảng cáo để dành dụm tiền mua tổng phổ và... mua vé vào Nhà Hát Lớn. Chân đi dép cao su rút quai, diện chiếc áo đại cán cũ bạc màu xin được của ông anh rể, bước trên bậc thềm Nhà Hát Lớn sang trọng xưa chỉ dành cho người quyền químà lòng không chút mặc cảm. Nhưng cái thời kỳ "vàng son" ấy chẳng được bao lâu. Chiến tranh, rồi cái khốc liệt của thời hậu chiến đã đẩy giao hưởng vào "bóng tối". Giao hưởng không có người nghe, nhạc công thì thất nghiệp, còn lớp công chúng thời bọn tôi lúc ấy liệu còn mấy ai...
Bây giờ, sau nửa thế kỷ, vẫn Nhà Hát Lớn Hà Nội, trên bậc thềm của nó, các quí anh, quí chị, quí bà qúi cô ăn mặc thời trang sành điệu, họ tới đây không chỉ để xem các live show ca nhạc thời trangmà còn dự các concert giao hưởng đàng hoàng. Chính Hennessy Concertđã góp công lớn đưa giao hưởng trở lại.
Hoà nhạc Hennessy tại Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1996 với chương trình biểu diễn của nghệ sĩ cello huyền thoại người Nga Mstislav Rostropovich. Ngày ấy tôi ra Hà Nội, không có vé, đành đứng ngoài sân Cung Văn Hóa Hữu Nghị để xem ông trên màn hình lớn. Tất nhiên là không thể thưởng thức được gì nhiều, nhưng xúc động lắm. Những người may mắn có vé được vào trong thính phòng không biết còn xúc động đến nhường nào.
Hennessy Concert đánh thức tình yêu âm nhạc cổ điển của người Hà Nội bằng một buổi trình diễn vượt ngoài sức tưởng tượng. Lần đầu tiên công chúng của thứ âm nhạc bác học này được được nghe, và nhìn thấy không phải trên Tivi mà là trên sân khấu một nghệ sĩ thiên tài của thế kỷ 20. Điều đó thật kỳ diệu. Và điều kỳ diệu ấy xảy ra không chỉ một lần. Công chúng nhạc cổ điểnViệt Nam còn được thưởng thức những buổi trình diễn của một số nghệ sĩ lớn tầm vóc thế giới mà Hennessy đã mang đến, điều mà ngay cả thời kỳ thịnh nhất của nhạc giao hưởng thính phòng cũng không thể. Được tiếp xúc "sống"với các tác phẩm kinh điển qua tiếng đàn của các danh cầm là một hạnh phúc không dễ gì có được đối với người nghe nhạc Việt Nam. Kể từ 1996 đến nay, đã có 14 Hennessy Concert- nghĩa là người nghe đã có "14 lần hạnh phúc."
Nhạc sĩ Dương Thụ. (Ảnh: internet)
Hennessy concert có gì đáng xem?
Một danh mục hoàn hảo các tác phẩm được đưa vào chương trình và những tên tuổi mà chúng ta mong được nghe trực tiếp tiếng đàn của họ. Công chúng Hà Nội được thưởng thức tiếng đàn của một trong những nghệ sĩ Cello vĩ đại nhất của thế kỷ 20 M. Rostopovich, giọng soprano tuyệt vời của nữ danh ca người Mỹ Barbara Bonney, Tam tấu Eroica đến từ New York, Tứ tấu đàn dây St. Lawrence của Canada, Song tấu Julian Rachlin và Lam bert Orkis, tiếng đàn và phong thái biểu diễn cuốn hút của thần đồng dương cầm Trung Quốc Lang Lang, của nghệ sĩ vĩ cầm đoạt giải Grammy Hilary Hahn, cái ma lực của nghệ sĩ cello bậc thầy đến từ nước Anh Julian Lloyd Webber , của nghệ sĩ sáo người Ý Andrea Griminelli và cái hơi thở đuơng đại trong tiếng vĩ cầm của Sarah Chang, nghệ sĩ vĩ cầm gốc Hàn Quốcđến từ Philadelphia.Và ở Hennessy Concert lần thứ 10 còn được nghe tiếng đàn của "Ảo thuật gia trên phím dương cầm" người Pháp Yves Thibaudet mà không cần phải đến Paris.
Gắn với Chương trình Hòa nhạc Hennessy còn có ba chương trình đặc sắc thuộc thể loại nhạc kịch, đó là vở "Rigoletto" nổi tiếng của Verdi, "Tình yêu trong Nhạc kịch" - một chương trình được ví như đêm nhạc hội tổng hợp những trích đoạn nhạc kịch chọn lọc với diễn xuất của những nghệ sĩ hàng đầu đến từ nhà hát Opera Metropolitan, New York và chương trình năm 2007 giới thiệu nghệ sĩ giọng mezzo-soprano xuất chúng người MỹJennifer Larmore.
Liên tục đem đến cho công chúng Việt Nam cơ hội thưởng thức những tác phẩm kinh điển của các nhà soạn nhạc thiên tài trên thế giới, qua sự trình diễn của những nghệ sĩ biểu diễn tài danh như thế, Hennessy Concert quả là đáng xem.Tiếc rằng một năm nó chỉ có một lần. Tiếc rằng ta không có một Concert Hall đúng nghĩa để có thể thưởng thức hết được cái vi tế tuyệt đỉnh trong tiếng đàn của các nghệ sĩ bậc thầy.
Vai trò của Hennessy Concert trong đời sống âm nhạc Việt Nam
Không có Hennessy Concert không có nghĩa là chúng ta sẽ không có gì để nghe trong lĩnh vực giao hưởng thính phòng. Vẫn còn có nhiều chương trình thường xuyên của các nhà hát giao hưởng (Nhà hát Giao hưởng Quốc gia, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TPHCM) của các Nhạc viện, và chương trình định kỳ hàng năm: ToyotaClassic, Giai điệu mùa thu, Điều còn mãi. Nhưng quả thật với sự kiên nhẫn đáng khâm phục, Hennessy Concert không chỉ đem đến cho khán giả những chương trình thật sự đẳng cấp, thật sự tuyệt vời (so với mặt bằng văn hóa âm nhạc ở Việt Nam) mà còn giúp cho các nhạc công trong dàn nhạc, sinh viên nhạc viện, giới sáng tác nhạc đàn Việt Nam những trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời . Thông qua Hennessy Concert họ được làm việc, học hỏi, đối thoại với những bậc thầy nghệ thuật. Nền âm nhạc bác học Việt Nam nhờ đó có thêm sinh khí và cơ hội để phát triển. Và đời sống âm nhạc Việt Nam bớt đi sự nghèo nàn phiến diện của mình.
Mộtconcert hàng đầu bao giờ cũng có vai trò dẫn đạo của nó. Cùng với những chương trình lớn khác nó đang làm ấm lên cái "giá lạnh của mùa đôngâm nhạc thính phòng giao huởng Việt Nam.
Theo Dân Trí
Thưởng thức những giọng ca opera hàng đầu thế giới Đúng như lời hẹn hàng năm, chương trình hòa nhạc lần thứ 15 do Hennessy tổ chức sẽ có mặt tại Nhà hát Lớn - Hà Nội vào lúc 20h ngày 22/4 tới. Với sự tham gia của những nghệ sĩ opera hàng đầu thế giới như ca sĩ giọng nữ cao Noral Amsellem, ca sĩ giọng nam cao Fernado de la Mora,...