Top 15 tựa game thế giới mở với thời lượng siêu dài cho bạn thoải mái cày xuyên Hè
Mùa cày game đến thật rồi anh em ạ.
Game thế giới mở thường có môi trường cực kỳ rộng lớn, cho phép người chơi tự do tìm tòi mọi ngóc ngách, hang cùng ngõ hẻm nên nó sẽ ngốn rất nhiều thời gian để “phá đảo”. Bạn có thể bỏ ra hàng chục giờ đồng hồ mà vẫn chưa khám phá hết bản đồ trong game, phải vòng đi vòng lại mấy lần giữa những địa điểm quen thuộc để hoàn thành nhiệm vụ. Thậm chí số lượng nhân vật trong game cũng cực kỳ đa dạng, muốn gặp gỡ những người này cũng phải mất kha khá thời gian.
Sau đây là top 15 tựa game thế giới mở với thời lượng siêu dài cho bạn thoải mái cày xuyên Hè.
Horizon Zero Dawn (Hơn 60 tiếng)
Trong Horizon Zero Dawn, bạn sẽ vào vai Aloy thông minh khéo léo, sống trong một thế giới mới hậu tận thế, nơi những sinh vật máy móc đã tiến hóa để vươn mình thống trị Trái Đất. Đó sẽ là một thế giới tuy lạ lẫm nhưng đầy cuốn hút và mới lạ cho người chơi thỏa sức khám phá. Để hoàn thành Horizon Zero Dawn thì bạn sẽ mất tầm khoảng 60 giờ lận.
Tuy nhiên nếu muốn thì bạn hoàn toàn có thể phiêu bạt mãi mãi trong thế giới rộng mênh mông này. Chắc chắn dù có chơi bao lâu đi nữa thì một trong những tựa game hay nhất PS4 (giờ đã lên PC) sẽ làm bạn cảm thấy thỏa mãn đến từng phút giây.
Mass Effect: Andromeda (Hơn 93 tiếng)
Nếu nói tựa game này là một kiệt tác thì sẽ hơi quá. Nó không có một cốt truyện quá hay ho, những tuyến nhân vật sâu sắc như những phần game trước đó, nhưng ít nhất thì nó cũng có một thế giới mở rộng lớn và rất nhiều thứ để chơi. Có thể nó hơi khác biệt so với phần còn lại của dòng game Mass Effect nhưng nhìn chung là vẫn đáng trải nghiệm
Game không chỉ có vài bản đồ nhỏ lẻ mà cho người chơi hẳn các hành tinh để khám phá. Trò chơi cũng tập trung vào những trận chiến rực lửa đã làm góp phần làm nên thành công của các phần game gốc khiến nó trở nên thú vị hơn. Với thời lượng hơn 93 giờ chơi, chắc chắn nó sẽ là một tựa game đáng tiền cho những ai muốn trải nghiệm một câu chuyện dài.
Dark Souls (Hơn 105 tiếng)
Nếu bạn là một pro gamer chuyên môn đi buôn hành cho mấy con boss của FromSoftware thì chắc cũng không mất quá nhiều thời gian đâu. Tuy nhiên nếu bạn là người bình thường thì cứ chuẩn bị mấy khoảng hơn 105 giờ và tầm vài trăm lần chết để phá đảo con game siêu khó, siêu dài và siêu kinh điển này nhé.
Dark Souls ném bạn vào một thế giới tối tăm, tang thương, đầy rẫy những thứ yêu vật khát máu nhưng lại quyến rũ một cách lạ kỳ. Mỗi một con boss, một món đồ tưởng chừng như vô tri trong game lại có thể kể cho bạn một câu chuyện đáng nghe về nó. Do game công bằng một cách tàn nhẫn, đến con quái cũng muốn mạnh bằng người chơi, đã vậy còn không cho chỉnh độ khó nên việc khám phá thế giới trong Dark Souls sẽ chỉ dành cho những game thủ thực sự nghiêm túc mà thôi.
Kingdom Come: Deliverance (Hơn 123 tiếng)
Kingdom Come: Deliverance lấy bối cảnh chiến tranh Bohemia thời Trung Cổ. Bạn sẽ vào vai một người anh hùng vô danh, gia đình anh bị hại bởi đoàn quân xâm lược của Sigismund. Vì cảm thấy tội lỗi khi không bảo vệ được gia đình, anh tham gia vào quân đội để chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường hiệp sĩ của mình.
Không có Dungeon, không có Rồng, Elf hay phép thuật gì cả. Những gì bạn được trải nghiệm trong Kingdom Come: Deliverance là một chuyến hành trình dài trung bình hơn 123 tiếng để từ một chàng trai trẻ, mạnh mẽ hơn sau những trận chiến đẫm máu để rồi trưởng thành và viết tên mình lên thành huyền thoại.
Dragon Age: Inquisition (Hơn 127 Giờ)
Người chơi sẽ mất trung bình hơn 127 giờ để hoàn thành Dragon Age: Inquisition. Như tên gọi của mình, tựa game tập trung vào những trận chiến với Rồng cực kỳ gay cấn mà bạn có thể mất đến hơn 1 giờ chỉ để hạ một con Rồng duy nhất. Game cũng hỗ trợ co-op 4 người để “thêm bạn thêm vui”.
Có thể đôi khi bạn phải chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, tạm thời làm mất đi cảm giác thế giới mở. Tuy nhiên mỗi khu vực trong Dragon Age: Inquisition đều vô cùng rộng cho anh em thỏa sức vẫy vùng. Hơn nữa, nó cũng cho bạn cảm giác tự do khi có nhiều thứ để khám phá mà không bị gián đoạn
Assassin’s Creed: Odyssey (hơn 128 tiếng)
Series game Assassin’s Creed luôn là một trong những series game thế giới mở rộng lớn mang lại những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn dành cho người chơi. Chưa kể, nhà làm game ngày càng tích cực thêm vào cốt truyện, truyền thuyết và địa điểm bí ẩn mà game thủ có thể khám phá. Đối với fan, càng dài chơi càng thích.
Khi Odyssey ra đời thì do phần game này lấy lại những kiệt tác có sẵn của phần Origins, công thêm việc nhà làm game biến tấu cốt truyện bằng cách lấy thần thoại Hy Lạp làm bối cảnh chính đã khiến cho số lượng nhiệm vụ, kẻ địch và địa điểm cần khám phá tăng lên thành một con số khổng lồ. Và đương nhiên, điều này sẽ khiến cho game đủ dài để game thủ tốn hàng trăm giờ mới có thể phá đảo hết toàn bộ game.
Don’t Starve (hơn 128 tiếng)
Vùng đất hoang dã vô tận của Don’t Starve có thể nói là một môi trường không thể lý tưởng hơn của những tựa game thuộc thể loại thế giới mở. Người chơi sẽ phải cố gắng sinh tồn trên một vùng đất tối tăm và cũng là nơi sinh sống của vô vàn những loài sinh vật nguy hiểm như chuồn chuồn mang hình dáng giống con rồng, một con nai một mắt, và những bộ xương quỷ…
Mục tiêu chính của game đó là bạn không được để nhân vật của mình chết đói. Dù Don’t Starve có phong cách đồ họa đơn giản và hơi hướng hoạt hình, nhưng đổi lại thì game lại có nội dung phong phú và có giá trị chơi lại cao. Trung bình người chơi sẽ phải mất khoảng thời gian dài hơn 128 tiếng để có thể phá đảo game.
"Bom xịt" Cyberpunk 2077 đem về cho nhà sản xuất 13 nghìn tỷ
Dù nhiều lỗi nhưng Cyberpunk 2077 vẫn là con gà đẻ trứng vàng.
Dù tốt hơn hay xấu, Cyberpunk 2077 đã trở thành một trong những tựa game được cộng đồng game thủ trên toàn thế giới nhắc đến nhiều nhất và gây tranh cãi nhất trong nhiều năm qua. Tựa game nhập vai thế giới mở mới nhất của CD Projekt Red trông giống như một giấc mơ trở thành hiện thực khi nó được công bố, cho phép game thủ trải nghiệm thế giới tương lai với thành phố Night City neon rực rỡ.
Sau khi chính thức phát hành, Cyberpunk 2077 ngay lập tức đã lập một số thành tích ấn tượng như bán được tới 13 triệu bản trên Steam và số lượng người chơi đồng thời lên tới 1 triệu. Tuy nhiên chỉ một tuần sau khi ra mắt, Cyberpunk 2077 đã vướng phải vô số chỉ trích từ phía cộng đồng game thủ, đặc biệt là hệ máy console PS4 và Xbox One vì các lỗi phổ biến, hiệu suất kém khiến Sony phải gỡ bỏ Cyberpunk 2077 ra khỏi Playstation Store và hoàn tiền cho game thủ.
Sau vụ chỉ trích lớn đó, có vẻ như cộng đồng game thủ trên toàn thế giới không còn mặn mà với Cyberpunk 2077 nữa, khi theo số liệu thông kế mới nhất, số lượng người chơi của Cyberpunk 2077 đã giảm rất nhanh sau khi tựa game này ra mắt gây tranh cãi vào tháng trước, thậm chí tốc độ còn nhanh hơn cả người tiền nhiệm The Witcher 3 nổi tiếng. Nhiều game thủ còn nhận định rằng, Cyberpunk 2077 sẽ sớm trở thành DEAD GAME và mãi mãi là một trong những tựa game thất bại nhất của cả thế giới. Nhưng thật sự thì Cyberpunk 2077 không hề là một sản phẩm thất bại như game thủ đã nghĩ, nó đã giúp CD Projekt đạt được kết quả tài chính tốt nhất từ trước đến nay của công ty. Doanh thu bán hàng cao hơn gấp đôi so với năm 2015, cùng năm The Witcher 3: Wild Hunt ra mắt.
Theo báo cáo của GamesIndustry.biz , con số sơ bộ của CD Projekt cho năm 2020 bao gồm doanh thu bán hàng 562 triệu USD, gấp 4 lần so với năm trước. Đó là một con số cao nhất mọi thời đại đối với công ty sản xuất game đến từ Ba Lan này, gấp hơn hai lần rưỡi so với kỷ lục trước đó: 210 triệu USD vào năm 2015, phần lớn trong số đó đến từ sự ra mắt của The Witcher 3: Wild Hunt. Đó cũng là một năm kỷ lục về lợi nhuận ròng. Con số 303 triệu USD cao gấp ba lần kỷ lục trước đó là 89,8 triệu USD - cũng được thiết lập vào năm 2015. Kết quả cuối cùng của công ty cho năm 2020 dự kiến sẽ được công bố vào ngày 22 tháng 4.
Nhờ những quảng cáo, lời khen và sự đón nhận xung quanh Cyberpunk 2077 khi tựa game này ra mắt tại E3 khiến đây trở thành lần ra mắt lớn nhất của CD Projekt kể từ The Witcher 3, đã giúp nó đạt được 8 triệu đơn đặt hàng trước và biến Cyberpunk 2077 trở thành một trong những tựa game PC bán chạy nhất mọi thời đại.
Nhà làm phim tố Capcom sử dụng trái phép thiết kế của mình trong Resident Evil Village Nhiều cư dân mạng cũng cho rằng thiết kế của một con quái vật trong Resident Evil Village rất giống với bộ phim Frankensteins Army. Ngày 7/5/2021, Resident Evil Village - bom tấn kinh dị được nhiều người đón chờ nhất năm nay cuối cùng cũng ra mắt. Nhiều người chơi trên toàn thế giới đã đánh giá rất cao phần game này,...