Top 100 bộ phim nước ngoài hay nhất mọi thời đại, Hàn Quốc lép vế hoàn toàn trước Trung Quốc và Nhật Bản
Mới đây BBC vừa bình chọn 100 bộ phim nước ngoài xuất sắc nhất, điện ảnh Hoa ngữ với 13 bộ phim được tuyển chọn.
Gần đây, BBC đã tiến hành bình chọn xếp hạng 100 bộ phim nước ngoài xuất sắc nhất với kết quả phim điện ảnh Hoa ngữ có 13 bộ. Trong đó đạo diễn Vương Gia Vệ có 3 tác phẩm lần lượt đứng thứ 9 với bộ phim Hoa dạng niên hoa, thứ 56 với bộ phim Trọng khánh sâm lâm và thứ 71 với bộ phim Xuân quang sạ tiế t.
Ngoài ra, có hai tác phẩm của đạo diễn Trương Nghệ Mưu lần lượt là bộ phim Phải sống vị trí 41 và Đèn lồng đỏ treo cao thứ 93. Tương tự hai đạo diễn Dương Đức Xương và Lý An cũng có hai bộ được loạt vào vòng tuyển chọn.
Bá Vương biệt cơ của đạo diễn Trần Khải Ca được xếp vị trí thứ 12, và tác phẩm đầu tay của đạo diễn Khương Văn Dương quang xán lạn đích nhật tử được xếp vị trí thứ 98. Ngoài ra, đạo diễn Hầu Hiến Hiền và đạo diễn Phí Mục có một bộ phim được loạt vào.
Nếu như bên Hoa ngữ có 13 bộ phim được tuyển chọn thì phim điện ảnh Nhật Bản cũng có 11 bộ, trong đó đạo diễn Kurosawa Akira chiếm 4 bộ lần lượt là Bảy võ sĩ đạo xếp thứ 1, La sinh môn (Rashomon) xếp thứ 4, Sinh chi dục xếp thứ 72 và Loạn xếp thứ 79. Phim điện ảnh hoạt hình của đạo diễn Miyazaki Hayao - Sen và Chihiro ở thế giới thần bí được xếp vị trí thứ 37.
Trong khi Trung Quốc và Nhật Bản số lượng phim vinh dự góp mặt trong danh sách này hơn 10 bộ phim thì Hàn Quốc có vẻ lép vế hoàn toàn vì chỉ có duy nhất 1 bộ là Nguyên tội phạm của đạo diễn Parking Chance xếp ở vị trí 29.
Theo saostar
Trương Nghệ Mưu, Châu Tinh Trì, Vương Gia Vệ: Là cố chấp với ngôi vương hay thời đại vẫn chưa thể buông tha?
Trong chiều dài của lịch sử phát triển điện ảnh Hoa ngữ, có những cái tên được xưng tựng như một tượng đài như Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Vương Gia Vệ, Châu Tinh Trì. Nhưng tài đến đâu, hay đến mấy, họ cũng mệt mỏi trong cuộc đua với thời gian, thời đại.
Điện ảnh Hoa ngữ chính là tổ hợp của ba nền điện ảnh Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan. Sau một thời gian rất dài ghi dấu ấn với thành tựu mang tầm quốc tế thì cũng đến lúc những khó khăn mang tính thời đại tác động đến sự phát triển của các thế hệ mới xuất hiện.
Đã rất lâu rồi, nhắc đến điện ảnh Hoa ngữ người ta sẽ nêu lên những cái tên gắn liền với thời đại như Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Trương Quân Chiêu... Họ đã làm được những thành tựu lớn, không chỉ tạo dựng tên tuổi cá nhân mà còn vẽ ra rất nhiều phần quá khứ huy hoàng mà điện ảnh Hoa ngữ, thậm chí là cả thế giới, đến nay vẫn chưa thể đoạt tuyệt. Thế nhưng, cuộc vui nào cũng tàn như một quy luật, "bom tấn" Yêu Miêu Truyệngần đây của Trần Khải Ca đã nhận phải khá nhiều chỉ trích trong việc phô diễn kĩ thuật màu mè mà bỏ rơi phần kết cấu. Tương tự với nhiều phim của Trương Nghệ Mưu trong nhiều năm gần đây, khán giả chỉ còn cảm thấy ngao ngán.
Trương Nghệ Mưu - ông vua hết thời của điện ảnh Trung Quốc?
Trương Nghệ Mưu
Trong nhiều năm trở lại đây, điện ảnh Trung Quốc đang thiếu hụt những tác phẩm phản ánh "thời đại" - thứ đã khiến thế giới phải giật mình trước đây. Không còn những nhân vật lúc nào cũng nặng trĩu ưu tư về thời cuộc hay văn hóa hay những trăn trở về quá khứ, thay vào đó là những bộ phim đa dạng về chủ đề, những câu chuyện đơn giản hơn xoay quanh cuộc sống.
Các đạo diễn thế hệ thứ 6 tự do hơn trong việc thể nghiệm những phong cách làm phim ảnh hưởng từ Hollywood, họ đầu tư kĩ xảo để kể những câu chuyện hợp thời chứ chẳng mảy may nói về những vấn đề lớn lao nữa. Đây là minh chứng cho sự hội nhập và phát triển của điện ảnh Trung Quốc trong thời kì mở cửa nhưng đồng thời lại khiến thế hệ này trở nên lạc lõng với 5 thế hệ đi trước về tinh thần. Đã từng có một ý kiến rất hay về phong cách làm phim của thế hệ thứ 6 của điện ảnh Trung Quốc, đó là "sự đứt đoạn lớn trong dấu gạch nối giữa hai thế hệ" (tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh).
Phim "Giấc Mơ Thượng Hải" - Vương Tiểu Soái
Những đạo diễn được xem là đại diện của thế hệ thứ 6 như Vương Tiểu Soái, Khương Văn hay Lâu Diệp đã được công nhận về tài năng từ khá lâu, nhưng nhiều tác phẩm của họ vẫn mãi loay hoay trong việc phổ biến đến khán giả vì lý do kiểm duyệt khắt khe tại Trung Quốc.
Vì thế, dù liên tục gửi phim đến các Liên hoan phim nhưng họ lại thiếu những tác phẩm rạng danh tại thị trường nội địa. Đó là lý do mà đến bây giờ người ta vẫn nhắc đến những cái tên của thế hệ thứ 5 như những người nâng tầm của điện ảnh Trung Quốc.
Video đang HOT
Thế hệ đạo diễn thứ 5 của Trung Quốc chính là những Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Trương Quân Chiêu, Hoàng Kiện Tân, v.v.. với rất nhiều những bộ phim "độc nhất" trong sự nghiệp của họ và lịch sử điện ảnh Trung Quốc. Đây cũng là những đạo diễn có sức ảnh hưởng mang tầm quốc tế, có nhiều tác phẩm được biết đến ở nước ngoài, trong đó có cả Việt Nam và gánh trên vai trọng trách quan trọng.
Vì họ cũng là thế hệ đạo diễn đầu tiên được đào tạo chính quy, là những người đã kiến tạo nên giấc mơ "Huallywood" của người Trung Quốc. Nếu phải chọn một cái tên tiêu biểu cho sự gắng gồng của điện ảnh Trung Quốc trong thời đại mới thì đó chính là Trương Nghệ Mưu.
Trương Nghệ Mưu là một tên tuổi lớn, là đạo diễn thuộc thế hệ thứ 5 của điện ảnh Trung Quốc vẫn còn siêng năng hoạt động đến tận bây giờ. Không chỉ người Trung Quốc mà cả người Việt Nam hay người phương Tây vẫn xem Trương Nghệ Mưu là một trong số ít đạo diễn đại diện cho điện ảnh Hoa Ngữ. Điều này không khó hiểu bởi vì Trương Nghệ Mưu đã có hơn 40 năm làm phim với đủ mọi thể loại. Từ chính kịch, hài kịch đến cả phim võ thuật sử thi cùng rất nhiều những thành công tầm cỡ.
Nhắc đến Trương Nghệ Mưu là nhớ ngay đến Lồng Đèn Đỏ Treo Cao, Cúc Đậu, Chuyện tình Cây Táo Gai, Đường Về Nhà, Anh Hùng, Thập Diện Mai Phục, Hoàng Kim Giáp, Vụ Án Ba Phát Súng, v.v.. Những đóng góp của Trương Nghệ Mưu cho điện ảnh nước nhà nhiều đến nỗi ông được giao cho trọng trách tổng đạo diễn của lễ khai mạc/bế mặc Olympic Bắc Kinh vào năm 2008.
Phim "Anh Hùng" - Trương Nghệ Mưu
Năm 2002, Anh Hùng của Trương Nghệ Mưu với sự góp mặt của loạt sao Hoa Ngữ đình đám như Lý Liên Kiệt, Chương Tử Di, Trương Mạn Ngọc, Lương Triều Vỹ đã phá kỉ lục doanh thu phòng vé ở Trung Quốc, và có những thành công đáng ngưỡng mộ trên thị trường quốc tế.
Bộ phim đã góp thêm một hy vọng trong công cuộc bành trướng theo xu hướng "thị trường hóa" mà điện ảnh Trung Quốc đeo đuổi từ sau cải cách (bên cạnh Ngọa Hổ Tàng Long của Lý An). Sự chuyển mình điệu nghệ của Trương Nghệ Mưu từ các tác phẩm nghệ thuật sang những bom tấn giải trí đã đưa tên tuổi ông lên một đẳng cấp khó ai bì kịp.
"Kim Lăng Thập Tam Hoa" - Trương Nghệ Mưu
Nhưng trong nhiều năm trở lại đây, Trương Nghệ Mưu bắt đầu trượt dài trong các tác phẩm của mình. Bắt đầu bằng Kim Lăng Thập Tam Hoa (2011) với sự góp mặt của ngôi sao Hollywood Christian Bale.
Bộ phim đã khiến người hâm mộ hơi ngạc nhiên vì sự xuống dốc của ông trong việc cân bằng giữa kinh phí, chất lượng, yêu cầu thị trường và phong cách cá nhân. Và rồi Trường Thành (2016) đã đẩy sự hung hãn của người hâm mộ đến điểm cực hạn bằng những lời chỉ trích nặng nề, thậm chí là những ý kiến muốn ông bỏ nghề đạo diễn.
"Trường Thành" - Trương Nghệ Mưu
Thật sự, với những người từng si mê phim của Trương Nghệ Mưu thì Trường Thành là một mớ hỗn độn được lấp liếm bằng các ngôi sao và sự màu mè. Không thể phủ nhận tài năng của ông trong việc xử lý số kinh phí khổng lồ của các nhà đầu tư Hollywood (150 triệu đô) bằng những hình ảnh mãn nhãn hoành tráng nhưng vì ông chính là Trương Nghệ Mưu, là một đại diện sáng giá của điện ảnh Hoa Ngữ nên bộ phim kia đã trở thành thảm họa.
"Chuyện Tình Cây Táo Gai" - Trương Nghệ Mưu
Không phải do công chúng quá khắt khe, một bước đạp đổ mọi cống hiến mà do chính Trương Nghệ Mưu đã liên tục thể hiện sự lúng túng của mình trong những bộ phim bom tấn. Trong khi đó, Đường Về Nhà (1999) hay Chuyện Tình Cây Táo Gai (2010) vẫn thể hiện rất rõ ràng phong cách quen thuộc của ông trong các tác phẩm cũ.
Thậm chí, chính ông cũng từng nhận xét: "Tác phẩm của thế hệ thứ năm của đại lục đều bắt đầu từ hoàn cảnh văn hóa lớn, mang sự phản tư với văn hóa truyền thống, mang khát vọng đổi mới điện ảnh, lấy mục tiêu nhân văn làm mục tiêu chính, có một kiểu khí thế lớn." (dẫn trích trong "Các Ngôi Sao Lớn Đang Nổi" - Lý Nhĩ Uy).
Cũng khó lòng để bảo rằng Trương Nghệ Mưu hãy trao lại "diễn đàn" cho những người trẻ hơn khi mà cái tôi của họ không tương thích với những gì mà thời đại đang cần. Những đạo diễn thuộc thế hệ thứ 5 như Trương Nghệ Mưu là những người từng ở trên đỉnh của thời kì điện ảnh Trung Quốc bắt đầu hưng thịnh.
Trong khi những cố gắng của các đạo diễn thế hệ thứ 6, thứ 7 lại không tạo ra những phát súng khiến thế giới phải nhìn theo như thế hệ thứ 5 đã làm. Âu tất cả cũng vì thời cuộc, với những người đã trải qua thời kì cách mạng văn hóa thì việc thể hiện thái độ phản tư rõ rệt trong tác phẩm là điều hiển nhiên.
Còn những đạo diễn sống trong thời kì hưng thịnh, xa rời cái nhiễu nhương của thời cuộc và xung đột văn hóa thì việc họ thoải mái bay bổng trong những câu chuyện mang tính độc lập cũng dễ hiểu.
"Đường Về Nhà" - Trương Nghệ Mưu
Buộc phải thừa nhận một điều, rằng cứ ngỡ điện ảnh Trung Quốc đã tiến vào giai đoạn hội nhập bằng những tác phẩm tầm cỡ có thể sánh ngang với Hollywood, thoát khỏi giai đoạn nặng nề với những bộ phim mang hơi thở của thời đại nhưng thực chất nó lại đang bị nuốt chửng bởi chính sự tấn công tràn lan của phim ngoại cũng như những cột trụ đang bị ăn mòn và không được thay thế.
Thay vì trách Trương Nghệ Mưu như một vị vua hết thời bám lấy ngai vàng không buông thì hãy trách chính nền điện ảnh đương thời của Trung Quốc. Khi mà hầu hết những "đồng nghiệp" cùng thời của ông như Trương Quân Chiêu, Trần Khải Ca gần như rời khỏi cuộc chơi với lượng phim ít ỏi, các đạo diễn mới thì không thể làm ra những bộ phim mà thế hệ thứ 5 đã làm còn Trương Nghệ Mưu như một kẻ độc hành miệt mài trên con đường cũ, bắt đầu thấm mệt nhưng chưa được phép nghỉ ngơi.
Điện ảnh Hong Kong và những ngã rẻ độc lập
Trong khi điện ảnh Trung Quốc đang trải qua sự khó khăn của việc thừa kế giữa thế hệ sau với thế hệ trước nhưng lại được bù đắp bằng việc trở thành "bãi đáp" quan trọng của Hollywood, là thị trường điện ảnh lớn thứ hai thế giới thì những tên tuổi lớn của Hong Kong cũng gặp phải những vấn đề đường dài.
"Anh Hùng Bản Sắc" - Ngô Vũ Sâm
Điện ảnh Hong Kong từng có một thời cực thịnh với rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu cùng chủ đề đặc thù. Nếu điện ảnh Trung Quốc mang đậm dấu ấn của thời cuộc và văn hóa thì phim Hong Kong cũng có chủ đề "xương sống" là xã hội đen và võ thuật.
Nếu ngày đó Từ Khắc không chọn Ngô Vũ Sâm làm người "cầm trịch" cho Anh Hùng Bản Sắc thì có lẽ dòng phim tam kiệt của Hong Kong đã không bùng nổ. Tương tự như Diệp Vấn của Diệp Vỹ Tín đã trở thành một thương hiệu lớn hay Vô Gian Đạo của Lưu Vĩ Cường, Mạch Triệu Huy cũng là một tượng đài của dòng phim nội gián và được Hollywood chuyển thể lại.
Thậm chí, đã từng có những ý kiến cho rằng điện ảnh Hong Kong sở hữu những tinh hoa mà điện ảnh Trung Quốc hay Đài Loan không thể làm được.
"Vô Gian Đạo" - Lưu Vĩ Cường, Mạch Triệu Huy
Châu Tinh Trì - Chú ngựa chiến dai sức
Khi Hong Kong được trả về với Trung Quốc và trở thành đất nước hai chế độ cũng là lúc điện ảnh Hong Kong bùng nổ với những nhân tài, như một sự chứng tỏ mạnh mẽ mang bản sắc dân tộc. Không có lịch sử bề thế để thực hiện những phim sử thi, cũng không có những bất ổn về thời đại để nói về văn hóa, phim Hong Kong chọn những đề tài mang dấu ấn của xã hội, cuộc sống và bản thân Hong Kong làm tiếng nói.
Thành công của điện ảnh Hong Kong suốt một thời gian dài đã khiến Trung Quốc phải e dè, đồng thời khẳng định vững chắc vị trí những tên tuổi lớn như Từ Khắc hay Vương Gia Vệ. Trong bối cảnh đó, có một nhân vật đã bừng sáng nhờ dòng phim hài và thành công bền vững đến tận hôm nay, Châu Tinh Trì.
Xuất thân là diễn viên TVB nhưng không có những vai diễn gây chú ý ở đài. Năm 1994, Châu Tinh Trì bắt đầu tự biên kịch và tham gia đạo diễn một số phim. Trong đó có Đại Thoại Tây Du: Tiên Lý Kỳ Duyên gây ấn tượng bởi câu chuyện tình của kiếp sau Tôn Ngộ Không và Tử Hà Tiên Tử. Đến năm 2001, Đội Bóng Thiếu Lâm thành công rực rỡ, phá vỡ kỉ lục doanh thu phòng vé Hong Kong năm đó và là bộ phim định hình phong cách Châu Tinh Trì về sau.
"Tuyệt Đỉnh Kung Fu"
Sau đó, Tuyệt Đỉnh Kung Fu tiếp tục phá vỡ kỉ lục doanh thu của Đội Bóng Thiếu Lâm và đưa tên tuổi Châu Tinh Trì rạng danh trên trường quốc tế. Những tác phẩm sau đó như CJ7 (đây cũng là phim cuối cùng anh tham gia diễn xuất), Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện (2013), Mỹ Nhân Ngư (2016) đều đi theo công thức rất đặc trưng của Châu Tinh Trì: độc đáo, hài hước và nhiều tầng nghĩa sâu cay.
"Mỹ Nhân Ngư"
Mỹ Nhân Ngư (2016) cũng chính là tác phẩm ăn khách nhất tính đến thời điểm này của Châu Tinh Trì khi mang về hơn 553 triệu đô trên toàn cầu, một con số mà Hollywood cũng phải ngưỡng mộ. Câu chuyện về cô người cá được kể bằng những chất liệu hài hước nhưng vẫn thấm đẫm ý nghĩa nhân văn cùng thông điệp về môi trường đã chinh phục "ngọt xớt" trái tim khán giả.
Thành công là thế, nhưng phần 2 của Mối Tình Ngoại Truyện (2017) khi Châu Tinh Trì chỉ kiêm nhiệm vai trò sản xuất lại không đạt được hiệu quả như mong đợi. Có người đã đặt những câu hỏi xoay quanh việc Châu Tinh Trì đã bắt đầu bớt duyên, cũng như việc đẩy vị trí đạo diễn cho Từ Khắc trong bộ phim mới.
Hai tên tuổi lớn "song kiếm hợp bích" cùng thế mạnh rất rõ ràng của cả hai nhưng đồng thời cũng lộ ra những khuyết điểm khiến cho phim không được như kì vọng.
Mối Tình Ngoại Truyện 2
Tất nhiên, Mối Tình Ngoại Truyện 2 vẫn là một phim thành công về doanh thu cộp mác Châu Tinh Trì. Nhưng cũng đồng thời chứng tỏ sự đuối sức trong việc kiên trì định hình phong cách đặc trưng của bản thân anh mà không có người kế thừa hay cạnh tranh.
Sự can thiệp của Từ Khắc, cũng là một nhà sản xuất và đạo diễn có phong cách riêng, lại góp phần đưa vị thế của bộ phim rớt xuống một bậc. Nếu lúc trước khi điện ảnh Hong Kong còn đa dạng và phim của Châu Tinh Trì như một chân kiềng hoàn hảo thì có lẽ sắp tới anh sẽ phải cố gắng hơn để giữ được sự kỳ vọng của khán giả khi mà điện ảnh Hong Kong càng ngày càng nhạt nhòa. Châu Tinh Trì siêng năng như một con ngựa chiến nhưng cũng là một hoàng đế cô độc.
Vương Gia Vệ - Luôn là một câu hỏi khó
Dù không sở hữu những con số doanh thu khủng khiếp nhưng phim của Vương Gia Vệ luôn được công nhận về chất lượng đặc thù. Ngôn ngữ điện ảnh trong phim của Vương Gia rõ nét và cực kì riêng biệt. Thậm chí nó còn ảnh hưởng đến các tác phẩm khác như Moonlight của Barry Jenkins (đoạt Oscar năm 2017).
Phim của Vương Gia Vệ rất đặc biệt với những câu chuyện đậm tính lãng mạn và hình ảnh được trau chuốt. Điển hình như Đông Tà Tây Độc từng thua thảm bại ở phòng vé nhưng về sau lại được ca ngợi như một tuyệt tác.
Trong số 10 phim điện ảnh mà Vương Gia Vệ đã thực hiện, có những phim đã trở thành biểu tượng như A Phi Chính Truyện, Trùng Khánh Sâm Lâm hay Hoa Vạn Niên Hoa ( Tâm Trạng Khi Yêu). Không chỉ Hong Kong mà cả thế giới đều xem Vương Gia Vệ như một tài năng đặc biệt của nền điện ảnh với những tác phẩm đậm nét cá nhân và thừa tính nghệ thuật.
Phim "Đông Tà Tây Độc"
Sở hữu một loạt những giải thưởng điện ảnh trong vai trò đạo diễn nhưng gần đây, khi chuyển sang vị trí sản xuất thì Vương Gia Vệ không khỏi khiến người hâm mộ bàng hoàng. Hai bộ phim ra mắt trong 2016 do Vương Gia Vệ làm giám chế là Đại Đường Huyền Trang và Người Lái Đó thật sự là những thảm họa. Những bất cập trong việc dung hòa nét riêng của các đạo diễn và đặc trưng của giám chế Vương Gia Vệ đã khiến hai bộ phim kém xa kì vọng.
Phim "Người Lái Đò"
Có thể nói Vương Gia Vệ như một dấu hỏi lớn với công chúng, một vị vua cô độc khác của điện ảnh Hong Kong khi mà chất riêng quá rõ ràng nhưng chẳng có người kế thừa trong thời đại mới. Như thể nếu Vương Gia Vệ nói lời giã biệt với phim ảnh thì điện ảnh Hong Kong cũng mất luôn một phần cơ thể.
Những cái tên khác
Thật ra điện ảnh Hoa ngữ không chỉ có Trương Nghệ Mưu, Vương Gia Vệ, hay Châu Tinh Trì. Nhưng tôi chọn họ để trình bày những quan điểm của mình bởi vì họ là những nhân tố nổi bật đã trải qua thời hưng thịnh cho đến tận bây giờ. Và đặc biệt, họ lại phản ảnh đúng những khó khăn mà điện ảnh Hoa ngữ đang gặp phải.
Còn những Trần Khải Ca, Ngô Vũ Sâm, Hầu Hiếu Hiền (Đài Loan), Từ Khắc âu lại là những người thảnh thơi hơn khi mạnh dạn rời bỏ guồng quay của thời cuộc, đôi khi quay lại với một dự án được đầu tư lớn, dùng danh tiếng mình sẵn có để bán phim chứ gần như thời đại này không còn dành cho họ nữa.
Phim "Nhiếp Ẩn Nương" - Hầu Hiếu Hiền
Những cái tên của thế hệ đi sau như Khương Văn, Lâm Siêu Hiền thì vẫn đang miệt mài trong các dự án của họ và vẫn chưa có những tác phẩm mang tầm ảnh hưởng thực sự lớn. Suy cho cùng có lẽ vì điện ảnh Hoa ngữ đã trải qua những cuộc biến động mang tính lịch sử thế nên những gì phản ảnh được thời cuộc, xã hội hay văn hóa mới có thể tạo được tiếng vang.
Một khi đã bước vào nhịp ổn định và những bộ phim đơn giản hơn ra đời thì người ta chỉ xem nó như những phiên bản khác của phim Hollywood, những lời tự sự lạc lõng của riêng bản thân đạo diễn, những sự cố gắng hụt hơi vẫn không thể leo đến đỉnh cao.
Phim "Bá Vương Biệt Cơ" - Trần Khải Ca
Còn những người đi trước đã trót lỡ gánh trên vai sứ mệnh nâng tầm mà chưa tìm được người kế vị thì vẫn cứ miệt mài rồi mỏi mệt trên đường đua không còn dành cho mình nữa. Họ giống như những cột trụ đã bị bào mòn của điện ảnh Hoa ngữ vẫn những đang phải tranh đấu với thời gian.
Theo Trí Thức Trẻ
Dù diễn xuất của Chung Hán Lương có đỉnh đến mấy, khán giả vẫn đòi bỏ xem "Lương Sinh" vì tình tiết phi đạo đức này Sau một thời gian được xem như là làn gió mới của điện ảnh Hoa ngữ, bộ phim Lương Sinh, Liệu Đôi Ta Có Thể Ngừng Đau Thương đã khiến khán giả không khỏi thất vọng bởi tình tiết vô lý đến phi đạo đức này. Với sự tham gia của dàn diễn viên trai xinh gái đẹp, toàn là các nam thần...