Top 10 xe máy có tầm ảnh hưởng nhất
Tiền thân của những mẫu xe ngày nay, từ động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng, kiểu dáng sportbike, nguồn gốc của vành đúc, phanh đĩa hay khung deltabox.
10. Rondine
Động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng, gắn trên bộ khung đã trở thành cách bố trí mặc định trên những chiếc xe máy hiện nay. Tuy có nhiều cách khác để thay thế, nhưng với thiết kế động cơ 4 xi-lanh đặt nằm ngang thì đây là cách tối ưu, như những chiếc Yamaha M1 hay Honda CB750 cũ. Năm 1923, thiết kế bởi Carlo Gianini và Piero Remor, mãi đến năm 1926 hình thành nên chiếc Opra 500 GP và đến 1928 hình thành mẫu Gilera Rondine. Đến năm 1970, mẫu động cơ Gilera trở thành mẫu tiêu chuẩn cho những mẫu xe đua.
Ngày nay, phun xăng điện tử trang bị cả trên những mẫu xe 50 phân khối. Năm 1980, Kawasaki KZ1000 là mẫu xe đầu tiên sử dụng công nghệ này, nhưng ít được quan tâm. Cho đến khi luật khí thải được áp dụng chặt chẽ và yêu cầu các nhà sản xuất đưa công nghệ phun xăng điện tử lên xe.
Năm 1976, RC400C là mẫu xe đầu tiên trang bị cặp vành đúc hợp kim. Trở lại những năm 1970, sử dụng vành căm (vành nan hoa) vẫn thuộc dạng bắt buộc, kể cả trong mọi cuộc đua. Ban đầu, Yamaha chỉ trang bị loại vành này trên một số mẫu xe đua trên 500 phân khối vài năm trước khi RC400C xuất hiện tại các showroom.
7. Hildebrand & Wolfmuller
Video đang HOT
Năm 1894, Hildebrand & Wolfmuller, chiếc xe đạp gắn máy đầu tiên ra đời, phát triển từ xe đạp chạy bằng hơi nước. Nhưng tại thời điểm ấy có nhiều dự án khác và sau đó Hildebrand & Wolfmuller mới được công nhận rộng rãi.
6. Yamaha OW61
OW61 khởi đầu cho xu hướng động cơ V4, trở thành phương tiện tiêu chuẩn trong các cuộc đua GP trên 500 phân khối, cho đến khi quy định thay đổi để ra mắt động cơ 4 thì năm 2000. Và dường như chưa đủ cho đến khi Antonio Cobasthiết kế ra khung xe bằng nhôm hiện đại. Một năm sau, chiếc OW70 ra đời sử dụng khung gầm được Yamaha đặt tên là Deltabox.
5. BMW R12
Trở lại năm 1930, BMW trở nên nổi tiếng với hệ thống treo trước độc đáo sử dụng dầu và là nhà tiên phong. Thiết kế này hiện được gọi là giảm xóc hành trình ngược.
4. Bimota SB2
Massimo Tamburini được ca ngợi như một nhà thiết kế tài ba với SB2, minh chứng cho sự ra đời của sportbike. Năm 1977, SB2 xuất hiện với bộ quây theo phong cách một chiếc xe đường phố. Yếu tố đáng chú ý nhất nằm ở bộ giảm xóc đơn sau (monoshock), lần đầu tiên trang bị trên những chiếc phân khối lớn.
Vincent ra đời từ giữa năm 1936 và 1955, mẫu xe tiên phong sử dụng cách sang số bằng chân.
Với Fireblade 1992, trên thực tế không có tầm ảnh hưởng nào từ mẫu xe này. Nhưng điểm quan trọng nằm ở triết lý thiết kế, bằng sự kết hợp của cỗ máy 1.000 phân khối, cộng với việc xử lý một chiếc xe 600 phân khối nhẹ nhàng hơn. Fireblade là hình tượng của mẫu xe trọng lượng nhẹ cùng kích thước nhỏ gọn.
1. Honda CB750
Năm 1969, CB750 là chiếc xe đầu tiên của Honda áp dụng công nghệ động cơ 4 xi-lanh và trang bị phanh đĩa. CB750 còn gây ảnh hưởng tới các mẫu xe sau này trang bị phanh đĩa đơn hoặc đôi.
Theo VNE
Dan Gurney Alligator - môtô yên siêu thấp
Cảm thấy tư thế lái truyền thống trên phần lớn các mẫu môtô là quá cao và chúi về trước, Dan Gurney sáng tạo ra kiểu mới.
Tay đua huyền thoại kiêm nhà sản xuất ôtô đua Dan Gurney chính là nhà đầu tư và sáng lập nên hãng môtô Dan Gurney Alligator (Mỹ). Ông là người tạo ra mẫu xe mới với tư thế lái thấp hơn nhiều so với bình thường. Ý tưởng này khá gần gũi với dòng ôtô đua nhưng trước đó gần như chưa từng áp dụng với môtô.
Thiết kế đặc biệt của Alligator với yên xe thấp hơn nhiều so với phần lớn các mẫu môtô trên thế giới.
Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, đến 2002, chiếc xe có tên A-6 với bộ vây kín được giới thiệu ra thế giới kèm giá bán 35.000 USD. Xe sử dụng phần thân bằng sợi carbon, bộ khung mắt cáo bằng thép mạ crôm. Phần đầu xe của Honda Fireblade, phanh Brembo Goldline, bộ vành 5 chấu hiệu Dymag. Điểm đáng chú ý nhất là chiều cao yên xe: chỉ ở mức 457 mm.
Động cơ là loại xi-lanh đơn dung tích 710 phân khối của Honda với hệ thống phun xăng điện tử độ thêm cho công suất 70 mã lực và khả năng đạt tốc độ tối đa 230 km/h.
Xe nặng khoảng 145 kg và có thời gian tăng tốc đủ nhanh để tranh tài với nhiều mẫu sportbike: từ 0 lên 97 km/h chỉ sau 3,1 giây. Sản phẩm của Dan Gurney thật sự lý tưởng cho những fan tốc độ đang gặp khó khăn trong việc tìm một chiếc môtô có chiều cao yên đủ thấp nhưng hiệu suất thật đáng nể.
Vấn đề của Alligator là khó để định vị phân khúc vì quá khác biệt. Ngoại hình dễ dàng bị đánh giá là quá cực đoan đối với phần lớn các tay lái, những người thường khá bảo thủ. Xe mạnh nhưng vẫn không đủ với những người thích sportbike, trong khi lại quá thể thao và hiện đại với những người thích môtô đường trường, đồng thời quá kỳ quặc với những người còn lại. Tuy nhiên, toàn bộ 36 chiếc đầu tiên nhanh chóng được bán hết cho các nhà sưu tập hay các bảo tàng trên khắp thế giới.
Mỹ Anh
Theo VNE
Ducati 398 - xế lạ tại Sài Gòn Chiếc sportbike xuất hiện tại Sài Gòn mang hình dáng giống hệt Ducati 848 tuy hình dáng có nhỏ hơn đôi chút. Thực chất, Ducati 398 chỉ là tem trên dàn áo thợ Sài Gòn mặc lên chiếc Honda VFR400 đời 1999. Nhìn bên ngoài, mẫu xe Nhật đã biến hình thành xe Italy với bộ kit Ducati 848 nhập từ Đài Loan....