Top 10 tựa game tốt nhất không nên chơi trước mặt phụ huynh
Đã là game thủ, nhất là những anh em nào chơi ở nhà, thì ắt hẳn đã từng có những khoảng khắc phụ huynh bất chợt bước vào phòng ngay lúc game đang đến đoạn “nhạy cảm”, hoặc là quá bạo lực khiến anh em trở tay không kịp.
Nếu ngay từ đầu xác định được là sẽ có những cảnh đó thì còn “đỡ” kịp, chứ có nhiều game nhìn rất bình thường nhưng bất thình lình xuất hiện một cảnh “ nóng”, và ngay lúc đó có phụ huynh tới gần thì ai nhanh tay thì sống, ai chậm tay là kiểu gì cũng bị “lôi ra pháp trường”.
Sau đây là danh sách 10 tựa game mà tốt nhất không nên chơi trước mặt phụ huynh.
Khi Dead Rising mới vừa xuất hiện thì tựa game này đã gây được ấn tượng sâu sắc trong tâm trí game thủ với hình ảnh một thanh niên chống lại lũ zombie khát máu với đủ mọi loại vũ khí mà anh chàng này có thể chế được.
Như những phim thuộc thể loại B-movie, game nhấn mạnh sự bạo lực, máu gây sốc và đồng thời kết hợp với các yếu tố hài hước đã khiến tựa game này tỏa sáng trên hệ máy Xbox 360.
Trong đó, cảnh đấu trùm với chú hề tàn bạo, hai tay cứ xoay xoay 2 máy cưa gỗ, đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi ở phân cảnh cuối, chú hề ma quái này đã đâm bụng vào 2 cái máy cưa kia. Vừa bị máy cưa xé toạc lồng ngực, chú hề này vừa há miệng cười một cách ma quái. Điều này ám chỉ rằng con trùm này rất thích bị… mổ bụng, đến mức nhân vật chính Frank còn phải che miệng trong nỗi ghê sợ nữa mà.
Máu bạo lực trong game không phải là điều mới, nhưng Dead Rising là nó ở một tầm mới luôn rồi.
Sau sự thành công của Gears of War thì trong phần 2, yếu tố bạo lực còn được nhấn mạnh hơn nữa với cơ chế kết liểu kẻ địch đang bò lê bò lết trên mặt đường bằng nhiều cách khác nhau, và cách nào cũng bạo lực hết, chẳng hạn như: Dùng dây cung cắt kẻ địch, dùng shotgun như cây gậy đánh golf (với trái banh là đầu kẻ địch), hoặc đơn giản là dùng chân giẫm lên mặt lũ Locust là xong.
Ngoài ra thì phần âm thanh trong game cũng góp phần không nhỏ trong việc tăng thêm tính bạo lực trong game. Cụ thể phần hiệu ứng nghe y như bó rau xà lách bị nhét vô máy nghiền vậy.
Trong những bài báo về game bạo lực, Gears of War là một trong những tựa game thường xuyên được đem ra làm dẫn chứng. Nhiêu đó thôi đủ biết là game này bạo lực đến mức nào.
Trước khi Lara Croft trở thành một nhà thám hiểm tài ba trong những tựa game gần đây thì hồi đó, Lara nổi tiếng là một nhân vật nữ có bộ ngực đồ sộ thuộc hàng nhất nhì trong làng game.
Ngoài ra thì những tiếng động, điệu bộ, và lời thoại của Lara thời đó cũng rất là “gợi” nếu chỉ nghe thôi mà không nhìn hình, đặc biệt là tiếng lầm bầm khi Lara leo núi nghe xong bảo đảm thấy trong lòng “rạo rực” liền.
Mặc dù nhiều người chỉ trích rằng tạo hình của Lara Croft lúc này không hề có ý nghĩa gì, nhưng cô không chỉ là nhân vật nữ yêu thích của game thủ nam mà nhiều game thủ nữ khác cũng yêu thích nhân vật này.
Grand Theft Auto
Ban đầu thì GTA chỉ là một tựa game bắn súng 2D góc nhìn từ trên xuống, không có gì quá đặc sắc. Nhưng đến khi game chuyển sang đồ họa 3D thì nó đã trở thành một hiện tượng cho đến tận bây giờ, với phần V đã bán được hơn 34 triệu bản trên toàn cầu.
Góp phần lớn cho sự nổi tiếng này là nhờ vào yếu tố bạo lực, các cuộc đọ súng giữa các băng đảng cũng như lối sống trụy lạc, suy đồi của nhân vật trong game được “hiện thực hóa” với đồ họa 3D chân thực và chi tiết. Cũng chính vì vậy mà những yếu tố đó được đẩy lên một tầm cao mới, cho phép game thủ làm những điều mà ngoài đời thực không thể làm, khiến đại đa số cảm thấy rất hào hứng khi cầm trên tay tựa game GTA.
Tất nhiên, khi ba mẹ mà nhìn thấy con mình lái xe hơi đi cướp ngân hàng, và đằng sau là đồng bọn đang cầm súng nã vào xe cảnh sát thì sẽ không cảm thấy “an tâm” cho lắm.
Metal Gear Solid 3: Snake Eater
Tạo hình Eva và The Boss trong game rất chi là gợi cảm, với những đường cắt xẻ rất táo bạo. Dù sao thì cũng là game của người Nhật mà, nên cũng không bất ngờ cho lắm.
Nhất là cảnh trong hang động, khi Eva đang nuy và đang quyến rũ, dụ dỗ Solid Snake. Lúc đó mà phụ huynh xuất hiện thì thôi xác định luôn nhé.
Motif này sẽ rất là quen thuộc với những ai đã từng xem phim điệp viên 007 James Bond: Bên cạnh một anh chàng điệp viên điển trai là một người phụ nữ quyến rũ. Nhưng đó là trên màn ảnh, chứ nuy như Eva trong game thì phải nói là rất táo bạo.
Saint’s Row
Saint’s Row là một gaem thế giới mở gần giống với GTA. Nó khác ở chỗ game có nhiều thứ rất quái dị. Chẳng hạn như trong phần 3, lúc tạo nhân vật, bạn có thể biến nhân vật của mình thành một người khổng lồ tím với làn da sáng bóng và sức mạnh phi thường; còn trong phần 4 thì nhân vật của bạn có thể ngẫu nhiên trở thành Tổng thống Mỹ.
Ngoài ra thì trong lúc chơi game, bạn còn có thể bắt gặp hình ảnh một căn nhà bị ném phân dính đầy mặt tiền, hoặc bay người đá văng bà cụ trên đường, hoặc bắn nhau với người ngoài hành tinh. Tất cả những cảnh này đều diễn ra liên tục và rất chớp nhoáng.
Nhắc đến bạo lực mà không nhắc đến Mortal Kombat là một thiếu sót vô cùng lớn. Phần MK X mới đây thì không thể phủ nhận rằng đồ họa đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp game càng trở nên máu hơn, và cũng chính nhờ yếu tố này mà MK mới trở nên vui nhộn và thú vị như thế.
Khác với những game bạo lực trên thị trường, nhờ có cơ chế gameplay được đầu tư kỹ lưỡng nên MK đã tạo được vị thế của riêng mình trong thể loại đối kháng. Cho dù là phần dở nhất của series nhưng với cơ chế đánh đấm rất “bốp chát”, nhân vật đặc sắc, và nhất là cơ chế kết liễu “fatality”, đã giúp MK trở nên dễ chơi, quen thuộc, và thu hút game thủ.
Với sự ra mắt của 2 nhân vật mới là Kung Lao và Noob Saibot trong phần 9, chúng ta có thể thấy series MK đã chắc tay hơn trong việc thêm vào các yếu tố bạo lực máu nhìn ghê rợn hơn rất nhiều so với các phần trước. Bảo đảm phụ huynh mà xem 1 ván đấu thôi là bẻ đĩa của bạn luôn.
SoulCalibur không thiếu hình ảnh nữ đấu sĩ quá gợi với bộ ngực quá cỡ, và trong lịch sử gaming thì nó nổi tiếng nhờ vào yếu tố đó.
Trong khi nhân vật nam thì chỉ có “vai năm thước rộng, thân mười thước cao”, bụng sáu múi, cơ bắp đồ sộ thì nhân vật nữ như Iby và Taki với bộ ngực bị quá cỡ mới là yếu tố thu hút game thủ. Và cũng chính vì yếu tố phi lý này mà SoulCalibur không được xếp chung hàng với những game đối kháng “hạng nặng” khác.
Bully
Từng có thời Bully bị báo chí gắn mác là game có nội dung không phù hợp với trẻ vị thành niên vì có yếu tố bạo lực học đường. Mặc dù Bully có lượng người chơi trung thành, những tấm ảnh screenshot và đoạn clip bị cắt ra từ trong game đã khiến nhiều người suy diễn lệch lạc về tựa game này, khiến nhiều phụ huynh lo ngại khi thấy con mình chơi trò này. Còn những ai đã từng có cơ hội chơi thử trò này thì đây là một tựa game vô cùng tuyệt vời lấy đề tài về học đường (cấp 3) mà game thủ hằng mong ước.
Trong game, bạn được tự do làm những gì mà mình thích: bắt đầu một “cuộc chiến đồ ăn” (food fight) trong phòng ăn, đánh lại lũ hay trêu ghẹo và xúc phạm bạn, theo đuổi một người khác phải, và cúp cua, trốn học bất cứ lúc nào mà bạn thích. Nói chung là bạn muốn “nổi loạn” đến mức nào là game sẽ cho bạn “nổi loạn” đến mức đó.
Dead Or Alive
Nhắc đến Dead or Alive là nhắc đến các nhân vật nữ trong bộ đồ không-thể-mát-mẻ-hơn, và nhất là bộ ngực cũng rất là đồ sộ với hiệu ứng vật lý nhìn rất buồn cười và cũng không kém phần gợi. Đó cũng chính là thứ ăn tiền nhất của dòng game này. Nói không ngoa thì đây là game đối kháng mua về chỉ để ngắm thôi chứ đánh đấm gì tầm này nữa.
Cũng vì vậy mà series này là ước mơ của biết bao bạn nam, khiến họ phải xùy tiền ra mua mỗi khi có phần mới ra mắt. Càng về những phần sau thì game càng táo bạo hơn trong khâu thiết kế nhân vật. Dĩ nhiên là vì nó gợi cảm quá mức cần thiết nên kiểu gì phụ huynh mà nhìn thấy là bạn bị cho “lên dĩa” luôn.
Theo gearvn
Bí kíp chọn màn hình tối ưu cho từng thể loại game chuẩn không cần chỉnh
Từng dòng game sẽ có yêu cầu về màn hình khác nhau để đem lại trải nghiệm tốt nhất. Chỉ khi đáp ứng được điều này thì anh em mới có thể cảm nhận được hết cái hay, cái hồn của game mà thôi.
Việc lựa chọn màn hình như thế nào để tối ưu cho từng thể loại nghe thì có vẻ đơn giản nhưng lại là cả một nghệ thuật đấy. Không phải cứ đập tiền vào là có trải nghiệm tốt đâu, kể cả mấy con màn trăm củ luôn nhé.
Để tránh mất thời gian của anh em thì mình sẽ có một cái bảng giải thích chung, ngắn gọn súc tích, gần gũi và không theo sách vở về các thể loại game cho anh em dễ hiểu. Bác nào biết rồi thì thôi, cứ việc lướt qua. Còn bác nào chưa biết hoặc muốn chắc chắn thì nhìn sơ qua nhé.
- MOBA: Đây là thể loại con của game chiến thời gian thực. (Thường) có góc nhìn thứ 3 và bản đồ chia làm 3 đường. Ví dụ điển hình là Liên Minh Huyền Thoại và DOTA 2.
- FPS: Bắn súng góc nhìn thứ nhất, ví dụ như Đột Kích, CS: GO.
- TPS: Bắn súng góc nhìn thứ 3.
- Racing: Mấy tựa game đua xe kiểu như, Need For Speed, Forza, Dirt Rally...
- Simulator: Những tựa game mô phỏng, chủ yếu là mô phỏng lái phương tiện gì đó như xe (Euro Truck Simulator 2), máy bay (DCS World 2.5)...
- Fighting: Mấy con game đánh nhau kiểu combo bung lụa như Dead or Alive, Mortal Kombat...
- Action: Những tựa game hành động, thường có cảnh cháy nổ hoành tráng như các series Battlefield và Call of Duty.
- Adventure: Game phiêu lưu, những tựa game này thường chú trọng vào cảnh vật trong game. Điển hình là series Tomb Raider.
- Action RPG: Game nhập vai, điển hình là series The Witcher và Dark Souls.
- Sport: Mấy game về chủ đề thể thao như PES, FIFA...
*AAA (Triple-A): Thực ra đây là một thuật ngữ không chính thức dùng để chỉ những tựa game được đầu tư cực kỳ kỹ lưỡng từ đồ họa đến nội dung, hình ảnh thì đẹp mê hồn còn giá thì cũng cực chát. Ví dụ điển hình có thể kẻ đến như những tựa game thuộc dòng Call of Duty, Battlefield, Tomb Raider...
MOBA
Nếu bạn chỉ chơi mỗi thể loại này thì mình xin được chúc mừng, bạn sẽ không phải đau thận mỗi khi mua màn hình giống như mình. Đây là thể loại game mà theo mình thấy là có yêu cầu về màn hình dễ chịu nhất. Bạn sẽ không cần màu quá đẹp, không cần tần số quét cao hay gì cả chỉ một chiếc màn hình với màu sắc tạm ổn là đủ. Theo mình thì bạn cứ lựa mấy con màn dùng tấm nền IPS trong tầm giá 5 triệu đổ lại là được.
Tuy nhiên, mình cũng có một lưu ý nhỏ cho anh em là nếu dùng để tryhard thì tốt nhất kích thước màn hình không nên vượt quá 27 inch. Mặc dù kích thước màn hình bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào sở thích nữa nhưng theo mình thì sẽ rất khó để tập trung quan sát toàn bộ diện tích màn hình nếu màn hình quá lớn, dễ gây mỏi mắt khi liếc qua liếc lại liên tục. Nói chung là không tối ưu.
FPS, TPS
OK, MOBA thì dễ chịu rồi, bây giờ bắt đầu tốn tiền này.
Với các tựa game bắn súng thì điều quan trọng nhất là tốc độ phản ứng và độ mượt mà, sắc sảo của từng khung hình. Đối với những tựa game bắn súng tốc độ cao như CSGO, PUBG, Fortnite, Apex Legends... thì mỗi mỗi mili giây đều phải thật hoàn hảo.
Vì thế nên mình muốn khuyên anh em khi chơi FPS thì hãy chọn một chiếc màn hình có tần số quét cao nhất có thể hoặc ít nhất là đạt mức FPS tối thiểu trong game của bạn. Thường thì màn hình có tần số quét đâu đó tầm 120 đến 144Hz là đã cho trải nghiệm tốt rồi. Nhưng nếu bạn không ngại móc thêm hầu bao để cho trải nghiệm hoàn hảo thì cứ quất hẳn 240 Hz mà quất cho mình. Dù sao thì cao hơn vẫn là tốt hơn đặc biệt là với game thủ FPS.
Ngoài tần số quét ra thì bạn cũng cần lưu ý đến tốc độ phản hồi. Đối với các mẫu màn hình chuyên FPS thì tốc độ phản hồi sẽ là 1ms (GTG) hoặc thấp hơn, con số này càng thấp thì hình ảnh càng ít bị nhòe và các chuyển động tốc độ cao sẽ càng "sạch". Có một số mẫu màn hình ghi thông số tốc độ phản hồi với đơn vị khác là 1ms (MPRT), bạn có thể tạm hiểu 1ms (MPRT) sẽ bằng 5ms (GTG) và chắc chắn nó sẽ không thể nhanh bằng 1ms GTG được và thường thì chỉ có màn hình sử dụng tấm nền TN là có thể đạt đến tốc độ này mà thôi. Tuy nhiên sự khác biệt này thì người thường rất khó nhìn ra được (chẳng hạn như mình), nếu bạn không phải dân chơi FPS chuyên nghiệp thì cũng không cần quá đặt nặng.
Thêm nữa, công nghệ chống xé hình cũng rất quan trọng, đây chính là thứ đem đến cho bạn những khung hình toàn vẹn nhất. Hiện nay thì các mẫu màn hình thuộc hạng bét bét cũng phải được trang bị FreeSync rồi, tuy nhiên FreeSync không thể bằng G-Sync được thế nên nếu có kinh phí đủ lớn thì anh em đừng ngại đầu tư một chiếc màn hình G-Sync để chơi bắn súng nhé, nó sẽ không làm anh em thất vọng đâu.
Còn nữa, tỉ lệ và kích thước tối ưu nhất cho thể loại này sẽ là 16:9, 24 inch để giúp bạn tập trung hơn. 27 inch thì cũng được nhưng theo mình là hơi mỏi mắt. Độ phân giải thì FullHD là tốt nhất, 2K, 4K chỉ tổ hạn chế mức FPS của bạn thôi.
Racing, Simulator
Racing, Simulator là 2 thể loại yêu cầu khung nhìn tương đối giống nhau. Những tựa game thuộc 2 thể loại này thường rất đề cao tính chân thực nên đồ họa cũng được chăm chút tỉ mỉ, mang đến cho người chơi những khung cảnh đẹp như mơ. Thế nên cái mà chúng ta cần ở đây sẽ là một chiếc màn hình cho góc nhìn rộng rãi, hiển thị màu sắc bắt mắt và tốt nhất là phải bự.
Theo mình thì nếu muốn trải nghiệm được những tựa game dạng này ở mức tốt nhất thì mình đề xuất là bạn nên có một chiếc màn hình dài, cong và kích thước lớn. Có một số mẫu màn hình có tỉ lệ dài như 18:9, 21:9... hay thậm chí là 32:9. Những chiếc màn hình như thế sẽ cho góc nhìn rộng và có chiều sâu, giúp bạn phê hơn khi lái xe lả lướt vừa chơi vừa ngắm cảnh. Các mẫu màn hình cong cũng thường sử dụng tấm nền VA cho màu sắc nịnh mắt và độ tương phản cao.
Tuy nhiên, đối với các tựa game lái máy bay thì mình không khuyến khích các bạn dùng màn hình quá dài đâu, vì góc nhìn phía bên trên sẽ rất "tù". Tốt nhất là với dòng game này thì bạn cứ chọn một con màn VA hoặc IPS, kích thước to một chút đâu đó tầm 27 inch trở lên, 32 inch hoặc hơn nữa càng tốt nhưng nhớ là chọn tỉ lệ 16:9 hay quá lắm là 18:9 thôi.
Fighting, Sport
Đối với 2 dạng game này thì bạn sẽ cần một chiếc màn hình bự, màu đẹp nữa thì càng tốt, tuy nhiên tuyệt đối không dùng màn hình cong nếu chơi chung với bạn bè nhé. Vì màn hình cong chỉ tối ưu cho 1 góc nhìn trực diện mà thôi ên nếu không ngồi được vào chính giữa màn hình thì màu sắc sẽ không được đều, rất khó chịu.
Đối với các tựa game dạng này thì màn màn hình phải to một chút chơi mới sướng. Lâu lâu buồn buồn rủ mất đứa bạn qua chơi PES hay Mortal Kombat thì còn gì bằng nữa đúng không anh em?
AAA (Triple-A)
*Nhắc lại là cái này là một thuật ngữ không chính thức của giới game thủ dùng để chỉ game kinh phí lớn chứ không chỉ riêng thể loại nào nhé.
Đối với những tựa game có đồ họa đỉnh cao mà bạn lại không có một chiếc màn hình đủ tốt để thể hiện ra thì sẽ rất lãng phí. Thường thì những tựa game này sẽ chú trọng vào trải nghiệm hơn là chuyện thắng thua trong game nên, vì thế mà khi mua màn hình thì bạn cũng nên ưu tiên cho chất lượng hình ảnh hơn là tần số quét và tốc độ phản hồi.
Thế nên màn hình dùng tấm nền TN sẽ không nên được ưu tiên trong trường hợp này, vì cho dù có chơi game AAA FPS đi chăng nữa thì ai lại muốn trải nghiệm Battlefield V Ray-Tracing trên một con màn TN chứ, đúng không nào?
Theo mình thì tối ưu nhất để chơi hầu hết các tựa game AAA, bao gồm các series đình đám như GTA, CoD, BF, Tomb Raider, Far Cry, The Witcher, Fallout thì bạn nên có một chiếc màn hình độ phân giải cao, tầm 2k, 4k gì đó. Độ phủ màu tầm 100% sRGB trở lên. Tỉ lệ dài hơn 16:9 một chút, đâu đó tầm 18:9 hoặc 21:9. Tần số quét không quá quan trọng, tầm 75Hz là được, nhưng nhớ là cao hơn thì luôn tốt hơn nếu máy của bạn đủ khỏe. Tốc độ phản hồi thì không cần quá cao, dưới 5ms (GTG) là ngon. Độ sáng thì 300 nits trở lên là đẹp. Có G-Sync là nữa thì càng tốt. Có cong hay không là tùy sở thích bạn còn độ phân giải thì tầm 27 đến 32 inch nhé, nhỏ quá thì không phê mà to quá thì nhìn không hết.
Theo gearvn
Khoe ảnh đập vỡ máy chơi game của con trai và bạn học, ông bố trẻ bị cả cộng đồng lên án Ông bố này cho rằng làm như thế con trai mình sẽ ghi nhớ bài học này và không dám chơi game nữa. Với tư cách là một người cha, người mẹ, ngoài chuyện nuôi nấng, các bậc phụ huynh còn phải dạy dỗ các con của mình. Tuy nhiên phương pháp dạy dỗ của mỗi người lại khác nhau, có người thích...