Top 10 tựa game khiến người mới chơi phải khóc hận
Đại đa số game hiện nay đều có màn hướng dẫn người chơi mới ( tutorial) để giúp họ làm quen với các cơ chế trong game. Thường thì nó cũng rất đơn giản, chỉ cần làm đúng theo các bước mà game chỉ là được.
Tuy nhiên, qua từng năm, game càng trở nên phức tạp, và vì thế các màn tutorial cũng bị “vạ lây” theo. Đôi lúc sẽ có những game vô cùng phức tạp, thậm chí là chơi xong màn hướng dẫn thì vẫn còn rất nhiều thứ khác cần phải học và khám phá. Điều này đặc biết đúng với các tựa game chiến thuật và mô phỏng, bởi vì chúng thường có cơ chế gameplay rất phức tạp và chi tiết.
Sau đây là danh sách 10 tựa game khiến “lính mới” phải khóc ròng vì quá khó để học cách chơi.
Hầu hết game nào mà có tính năng “chết là hết” (Permadeath) đều khó học, vì bạn chỉ có nước chơi lại từ đầu mỗi khi bị diệt . Do đó, bạn phải thực sự chú ý và quan sát xem mình chết vì cái gì, vì điều gì, để khi gặp lại nó thì còn biết đường mà xử lý chứ không thôi chết nữa thì oan mạng lắm.
Trong đó, Fire Emblem là một tựa game có Permadeath và cũng là một tựa game vô cùng khó để học nhuần nhuyễn. Bạn sẽ phải học và “master” các chiêu thức của nhân vật, hệ thống ghép đôi (pairing system), hội thoại, và nhiều thứ khác nữa.
Thậm chí, đây là một trong những game mà tốt nhất là bạn nên ngồi đọc Wiki trước khi chơi, hoặc chí ít là xem trước video clip trên YouTube. Nếu không thì vô game bạn sẽ rất dễ chết, và sẽ phạm nhiều sai lầm mà về sau sẽ khiến bạn phải hối hận. Sẽ rất là tồi tệ nói một nhân vật mà bạn đã trầy da tróc vẩy bỏ công cày cuốc bấy lâu nay, để rồi chỉ vì 1 phút sai lầm mà nó ra đi vĩnh viễn.
Fire Emblem: Three Houses là phần mới nhất, ra mắt vào năm 2019. Tựa game này có cốt truyện hoàn hảo và nhiều yếu tố trong game sẽ khiến bạn dù chết đi sống lại nhưng vẫn vui vẻ chấp nhận.
Mặc dù ra mắt lần đầu vào năm 1998, và đã trở thành một tượng đài trong thể loại game chiến thuật, Starcraft chỉ mới có 2 phiên bản chính mà thôi: StarCraft và StarCraft II: Wings of Liberty. Còn lại là toàn mấy bản mở rộng, remaster mà thôi.
Sở dĩ chỉ có 2 game chính đơn giản là bởi vì nó đã quá hoàn hảo rồi, và để chơi thuần thục được trò này thì “tay” phải thực sự “to”. Vì thế nên không cần thiết làm thêm phần mới, vì game thủ đã và đang rất thích những phần hiện tại rồi.
Nhiều game thủ Starcraft chuyên nghiệp đã “tu luyện” game này nhiều năm, thậm chí từ khi phiên bản đầu tiên xuất hiện là đã luyện rồi. Phần chơi đơn có cốt truyện rất cuốn hút, nhưng hấp dẫn hơn cả là phần chơi mạng vì nó rất khó để có thể “master”.
Nếu bạn đối đầu với “tay to” thì họ có thể dễ dàng giành chiến thắng chỉ trong 1 nốt nhạc. Trong lúc bạn đang phân vân không biết nên điều phối binh lính như thế nào thì phía bên kia chiến tuyến đã có tầm 200 kẻ địch đang ùn ùn kéo qua để “dạm ngõ” nhà bạn rồi.
Phải mất hàng trăm tiếng đồng hồ mới có thể “lên đỉnh” được trò này, và hầu hết game thủ đều không thể làm điều đó.
EVE Online là một tựa game ngoài không gian nên vũ trụ của nó vô cùng rộng lớn, đến mức game thủ không thể nào khám phá hết được. Nhưng điểm nhấn của EVE Online là năm ở những trận chiến khổng lồ, nơi mà có hàng ngàn người cùng tham chiến một lúc.
Trong đó, trận chiến Bloodbath of B-R5RB là một trong những trận đấu lớn nhất và nó tốn đến 21 tiếng để hoàn thành. Bạn sẽ nghĩ là người mới chơi có thể “ăn bám” các “tay to” khác để hưởng sái, nhưng lầm to.
Để đi từ “gà mờ” lên “lão làng” cần phải tốn cả trăm giờ chơi, và cơ chế gameplay của EVE Online không hề dễ thở chút nào. Phần cơ bản cũng mất mấy tiếng đồng hồ để học, đó là chưa kể hàng đống hướng dẫn hiện lên trên màn hình và bạn phải đọc hết mớ đó thì may ra mới biết mình cần làm gì trong game.
Đó là chưa kể bạn cần phải nhớ rất nhiều thông tin, và sử dụng thuần thục các tính năng trong game nếu muốn chinh phục được trò này.
X-COM là một series game thuộc rất nhiều thể loại: chiến thuật thời gian thực, chiến thuật theo lượt, chiến thuật theo đội, mô phỏng xây dựng và quản lý, mô phỏng tàu không gian, bắn súng góc nhìn thứ 3, bắn súng góc nhìn thứ nhất, hành động – phiêu lưu – nhập vai.
Mỗi game đều có thử thách của riêng nó, nhưng tất cả đều có 1 điểm chung là rất khó để học cách chơi. Nếu bạn chưa phải là một game thủ kì cựu của thể loại chiến thuật thì khoan vội chơi, nếu không muốn vò đầu bứt tóc hoặc thậm chí là đập vỡ tay cầm mỗi khi vào game.
Trong game có rất nhiều diễn biến có thể xảy ra, và bạn phải dự trù để phản ứng kịp với những diễn biến đó. Bạn cũng có thể tham khảo Wiki, diễn đàn, video trên YouTube về cách chơi, rồi tự rút ra bài học và chiến thuật của riêng mình. Và cũng chính vì không có công thức chung như thế cho nên X-COM mới khó để “master”.
Tựa game này hơi khác với các thể loại nhập vai trên thị trường vì nó có cơ chế nâng cấp nhân vật không-giống-ai. Thay vì nâng cấp nhân vật bằng cách làm các nhiệm vụ trong game thì người chơi sẽ phải thu thập các mảnh phụ kiện bằng cách diệt quái vật, y như tên game đã nêu rõ.
Nhưng đây là chặt quái thú, chứ không phải là chặt gà nên nó không hề dễ xíu nào. Để nâng cấp phụ kiện và vũ khí thì bạn cần diệt quái thú, nhưng để diệt quái thú thì bạn lại cần giáp và vũ khí xịn nhất. Nó là một vòng lặp khá tréo ngoe và oái oăm.
Cơ chế gameplay trong Monster Hunter rất giống với cách mà chúng ta cải thiện bản thân mình ngoài thực tế. Và cũng chính vì thế nên nó sẽ không chỉ cho bạn biết hết mọi thứ có trong game đâu. Bạn sẽ phải từ từ tìm tòi các cơ chế trong game, lên kế hoạch làm nhiệm vụ và săn bắt quái thú. Nếu không, bạn sẽ bị quái thú quật tới chết và sẽ phải tốn hàng giờ đọc hướng dẫn trên mạng nếu muốn “master” được trò này.
Dota 2 là một tựa game MOBA rất nghiêm túc, đến nỗi có hẳn giải đấu thường niên với số tiền thưởng khổng lồ luôn mà. Đó là bởi vì tựa game này rất khó để học.
Mặc dù game có chế độ chơi bình thường, không quá căng thẳng, nhưng dù vậy thì kiểu gì cũng vẫn có mấy pha khiến bạn nổi trận lôi đình và “giận tím người” nếu bạn mới chơi.
Khi bạn là một “lính mới” trong đội hình thì đồng đội sẽ không mấy vui vẻ vì phải “gánh” thêm bạn. Thử tưởng tượng bạn không biết chạy xe hơi, nhưng bạn bị buộc phải chạy 1 chiếc ra sân bay đón khách. Dota 2 là một game cũng na ná vậy đó.
Nhưng một khi bạn đã hiểu được game hoạt động như thế nào rồi thì mọi thứ sẽ trở nên khác biệt hoàn toàn. Mỗi trận đấu sẽ là một tình huống khác nhau, đồng đội khác nhau, kẻ địch cũng khác nốt. Đó là chưa kể phần chiến thuật cũng thiên biến vạn hóa, khiến game càng trở nên phức tạp để học và rất khó để “master”.
Kerbal Space Program
Đây là một tựa game mô phỏng phi thuyền không gian, và bạn sẽ điều khiển lũ ngoài hành tinh nhỏ bé xinh xinh tên là Kerbal để giúp phi thuyền bay vào không gian. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như thế đâu.
Game có cơ chế vật lý y hệt ngoài đời thực. Mặt tốt là nó… y như thật, còn mặt hại là nó càng làm mọi thứ trở nên rối bời hơn. Chơi game này cứ như thể là bạn đang nộp CV vào NASA vậy. Nó phức tạp bao nhiêu thì lại càng vui bấy nhiêu, nhưng cũng đừng quên rằng bạn vẫn cần phải học các cơ chế trong game thì mới có thể chơi được trò này nhé.
Bạn sẽ được làm những điều phi thường, và nó sẽ có mức độ khó giống như là một chương trình du hành không gian ngoài đời thực. Thậm chí, bạn còn có thể bay lên mặt trăng cũng được.
Game này khó, nhưng nó rất là giải trí nên bạn sẽ không cảm thấy nản chí mỗi lần phi thuyền bị đâm đầu xuống mặt đất đâu.
Dwarf Fortress
Dwarf Fortress là một tựa game mô phỏng xây dựng và quản lý ra mắt vào năm 2006 với phong cách đồ họa ASCII rất độc đáo.
Bối cảnh trong game được tạo ra ngẫu nhiên, và bạn sẽ điều khiển những chú lùn để xây thành đắp lũy. Trong đó, đồ họa ASCII chính là rào cản đầu tiên mà người chơi phải học, bởi vì hình ảnh kiểu này không hề giống chút nào so với những game cùng thời với nó.
https://youtu.be/9VH7EL1vJ28
Game rất phức tạp và chi tiết. Trước khi người chơi vào game là Dwarf Fortress đã phải khởi tạo một thế giới mới với các lục địa, đại dương, và lịch sử hình thành nền văn minh. Khi bắt đầu, người chơi sẽ được đưa vào thế giới đó, chọn địa điểm, thiết lập thuộc địa, và chống lại bè lũ xâm lược.
Tất nhiên, để chơi tốt game này thì bạn cần phải học rất nhiều thứ, nhưng học với đồ họa phong cách “chữ viết” như thế kìa thì là một đẳng cấp khác hoàn toàn anh em ạ.
Civilization
Sid Meier’s Civilization là series game chiến thuật theo lượt rất nổi tiếng, không chỉ trong thể loại này nói riêng mà còn trong cả cộng đồng gaming nói chung.
Có vô số cách chơi Civilization, nhưng nếu bạn mới chơi thì sẽ phải dựa vào phần tutorial rất nhiều, chứ không thì bạn sẽ bị mất phương hướng và không biết mục đích tồn tại của mình là gì trong game. Vì thế cho nên để trở thành một chiến thuật gia tài ba trong Civilization đòi hỏi bạn phải am hiểu và ghi nhớ nhiều thứ.
Civilization có nhiều phiên bản, và thậm chí “lão làng” của phần trước khi qua phần mới sẽ bị biến thành “tay mơ” vì game đã được bổ sung thêm các cơ chế và chiến thuật mới hoàn toàn.
Game bắt đầu bằng một người dân và một đơn vị binh lính. Từ đây, bạn sẽ phải đi khai hoang, mở mang bờ cõi, diệt lũ người man rợ, gặp gỡ nền văn minh mới, giao thương, giao chiến, nghiên cứu công nghệ mới, tạo ra tín ngưỡng, phát triển nền văn hóa, tất cả để phục vụ cho một mục đích cuối cùng.
Để thắng game này thì có nhiều cách, và tùy vào xì-tai của người chơi mà bạn sẽ tự đề ra mục tiêu cho riêng mình. Y như X-COM, dễ là vì có nhiều cách chơi tùy thích, nhưng khó là không có mẫu số chung, chỉ có bạn tự tìm ra phương thức tốt nhất cho mình mà thôi.
Sim City
Ngay từ lúc mới ra mắt lần đầu vào năm 1989, Sim City đã gây được tiếng vang trong cộng đồng game thủ. Game cho phép người chơi xây dựng và quản lý thành phố. Nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng chơi rồi mới biết nó khó đến mức nào.
Ban đầu thì bạn sẽ có một khoảng đất trống và một mớ tiền. Điều đầu tiên bạn cần làm là xây dựng nhà máy điện, thiết lập đường dây điện, xây cầu đường, lắp đặt hệ thống thoát nước, và phân chia mảnh đất ra thành các vùng khác nhau. Giống ngoài đời, game sẽ không cho phép bạn xây một nhà kho chứa đồ ngay giữa khu dân cư đâu.
Việc bạn quy hoạch mảnh đất ban đầu như thế nào vô cùng quan trọng, vì thế nên chỉ có những ai làm quy hoạch đô thị ngoài đời mới không bị bỡ ngỡ khi chơi game này thôi. Nhiêu đó đủ để thấy game này phức tạp đến mức nào. Và mặc dù game có mục hướng dẫn vô cùng chi tiết, mặt trái của nó là nó càng khiến game trở nên “khó nhai” hơn mà thôi.
Giống với Civilization, có rất nhiều cách để bạn có thể hoàn thành game này, nhưng cũng không vì thế mà bạn có thể lơ đãng việc quản lý các tòa nhà, đường dây điện, trường học, nói chung là mọi thứ trong game đều phải được chăm chút hết. Nếu không thì thành phố của bạn sẽ banh xác, và game sẽ over.
Theo gearvn
Nhìn lại 10 năm Kỳ 2: 3 thể loại mới định nghĩa lại nền công nghiệp game
Trong 10 năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều thể loại game mới xâm nhập thị trường game. Tuy là những tân binh, nhưng chúng là sự tinh chỉnh từ chính những thể loại game lâu đời, nhưng lại hoàn hảo hơn.
Nếu như những năm 2000 đến 2009, thị trường game có sự ổn định bởi thể loại game chiến thuật, bao gồm chiến thuật thời gian thực (Real-time strategy) và chiến thuật theo lượt (Turn-based strategy), mà điển hình nhất là các đứa con của Blizzard, Starcraft và Warcaft, và dòng game XCOM đỉnh cao. Vào thời điểm ấy, dòng game MOBA ( Multiplayer online battle arena) chỉ là tân binh, với sự lớn mạnh từ bản đồ mod của Warcraft, mang tên DOTA. Nó lớn tới mức vào những năm 2009, chúng ta đón nhận một lúc 2 sản phẩm so kè nhau cho tới tận bây giờ, là Liên Minh Huyền Thoại và DOTA 2.
Tới giai đoạn 2010-2019, game MOBA trở thành một thế lực thật sự, đi song hành nó là game bắn súng FPS (đại diện lớn nhất là CS:GO). Với sự đón nhận của bộ môn "Thể Thao Điện Tử" (Esport) trên toàn thế giới, thể loại game yêu thích giờ đây là những trò chơi có tính thi đấu so tài với nhau. Vậy giai đoạn này có những tân binh nào nổi bật nhất ?
1/ AUTO BATTLERS
- Thời gian hình thành: Khoảng cuối năm 2018
- Thời gian bùng nổ: Giữa năm 2019
- Đại diện lớn: Dota 2 Auto Chess, Auto Chess, Đấu Trường Chân Lý (TFT) và Dota Underlords
- Tên gọi tại Việt Nam: Cờ nhân phẩm
Auto Battlers là thể loại game người chơi "đánh cờ" với nhau, vận dụng tư duy chiến thuật để dàn quân hợp lý, phối hợp các điểm mạnh từng quân cờ để giành chiến thắng trước 7 người cùng chơi. Thể loại game Auto Battlers diễn ra y hệt những gì game MOBA đã gặp trước đó, bắt nguồn từ bản đồ trong Warcraft 3, mang tên Pokemon Defense, một nhà mod game khác đã đưa lên hệ thống Custom Maps trên DOTA 2, và thật bất ngờ, nó được đón nhận một cách cực kì nồng nhiệt, kéo lượng người chơi Dota 2 lên chóng mặt và biến Dota 2 thành trình duyệt chơi game.
Sau cú hit lớn này, hàng loạt hãng game lớn nhỏ tranh đua nhau sản xuất trò chơi Auto Battlers cho riêng mình, Riot Games với Đấu Trường Chân Lý, Valve với Dota Underlords, Epic Games mua lại nhà phát triển Dota 2 Auto Chess để tạo ra Auto Chess riêng.
Sự cạnh tranh này vô hình chung đã đẩy thể loại này lên vị thế lớn, vượt qua khỏi tiềm năng phát triển. Tuy nhiên vẫn còn rất lâu nữa mới đạt tới sự ổn định hiện có của dòng game MOBA. Valve đang chật vật tìm sự tối ưu trải nghiệm cho Dota Underlords, Riot Games gặp vấn đề cân bằng Meta, chỉ có Auto Chess là đang ổn nhất vì thừa hưởng chính nguồn sáng tạo của phiên bản gốc.
2/ BATTLE ROYALE
- Thời gian hình thành: Khoảng năm 2016
- Thời gian bùng nổ: Năm 2017
- Đại diện lớn nhất: PUBG, Fornite, Apex Legend
- Tên gọi Việt Nam: Sinh tồn chạy bo
Từ một bản mod trong game Arma 3 (một game mô phỏng quân sự), cho đến bản mod tiếp theo trên H1Z1, Branden Greene, người đã tạo ra khái niệm thể loại game Battle Royale, vẫn không thể tin được vào sự bùng nổ bất ngờ này.
Thể loại game này là sự lai tạp giữa sinh tồn, tìm vật phẩm, bắn súng và một chút may mắn. PUBG chính là hạt nhân chính giúp nó bùng nổ. PUBG là một trò chơi sản xuất riêng của Branden Greene nhằm tách biệt khỏi 2 bản mod kể trên, tuy nhiên khi vừa mới Early Access trên Steam, một làn sóng ủng hộ mạnh mẽ lan truyền khắp cộng đồng game thủ.
Có vẻ vì sự thú vị trong lối chơi, cộng thêm việc tiểu thuyết The Hunger Game (nội dung tương tự cách chơi) đang làm mưa làm gió tại các nhà sách thế giới, mà game thủ đón nhận nó như một cơn sóng tươi mát ập tới. Lượng người chơi bùng nổ không điểm dừng, đỉnh điểm nhất là dịp cuối năm 2017, khi ấy, đi đâu bạn cũng nghe người ta bàn về PUBG. Tại Việt Nam, tiệm net trở thành chiến trường của PUBG, cho dù game là một bản thu phí với giá 350.000 VNĐ, tương đối lớn so với học sinh/sinh viên.
Không có tài khoản thì chơi làm sao, tại Việt Nam họ đã nghĩ ra hẳn hình thức cho thuê tài khoản có PUBG, và cực kì thành công với nó. Chỉ với khoảng 10.000 đồng, bạn có thể tha hồ chiến đấu PUBG cùng với bạn bè, thay vì bỏ ra lượng tiền lớn chỉ để chơi ở net (vì PUBG có cấu hình khá cao so với cấu hình trung bình tại Việt Nam)
Sự thành công của PUBG kéo theo các sản phẩm ăn theo nổi tiếng khác, điển hình nhất là Fornite. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng Fornite lại vượt mặt PUBG tại thị trường Bắc Mĩ và Châu Âu, những nơi đó tiếp nhận Fornite vì sự mới mẻ hơn, sẵn sàng thay đổi nội dung game vì người chơi. Sau đó hàng loạt game mobile ăn theo đã xuất hiện với Rule of Survival là mở đầu (vẫn còn tồn tại), nhận thấy thị trường mobile màu mỡ, PUBG chính thức đặt chân lên Mobile với PUBG Mobile.
Đỉnh cao nào mà không bị hạ gục, Battle Royale đã tự hạ gục chính nó vì sự nghèo nàn trong nội dung. PUBG "ngủ quên trong chiến thắng" hơi lâu, khi không hề có các bản update cải thiện hiệu suất và cập nhật thêm nội dung trong suốt 6 tháng sau thời điểm bùng nổ, thị trường Battle Royale thì tràn ngập sản phẩm, phần lớn trong số đó tại thời điểm này đã không còn tồn tại. Một thời gian ngắn sau đó, Battle Royale chính thức nhường ngôi cho thể loại Auto Battlers ở trên.
3/ DIGITAL COLLECTIBLE CARD GAMES
- Thời gian hình thành: Khoảng năm 2012-2013
- Thời gian bùng nổ: Năm 2014
- Đại diện lớn nhất: Hearthstone, Magic: The Gathering Arena
- Tên gọi tại Việt Nam: Game thẻ bài.
Việc Hearthstone ra mắt và bùng nổ vào năm 2014 báo hiệu dòng game Collectible Card Games (CCG) sẽ là thể loại của thập kỉ này. CCG không còn giới hạn ở ngoài đời thực nữa, hãy quên bộ bài Pokemon và Yugi-oh đi, vì chúng ta đã có những trận chiến thật sự, có hệ thống xếp hạng và thi đấu chuyên nghiệp, trên nền tảng internet. Đi sau Hearthstone là hàng loạt trò chơi ăn theo hoặc phát triển độc lập, nhưng cốt lõi vẫn là những gì Hearthstone đã làm được, đó là những Gwent: The Witcher Card Game, The Elder Scrolls: Legends, và 2018's Slay the Spire.
Một điều phải thừa nhận là dù Hearthstone là một game giúp thể loại CCG này bùng nổ, nhưng người khai sinh ra nó, có lẽ là Magic: The Gathering Arena.
Hearthstone tại Việt Nam không phát triển mạnh mẽ như MOBA, Battle Royale hay Auto Battlers, nhưng chúng ta có quyền tự hào khi vào năm 2015, một đại diện người Việt Nam đã giành được vé tới CKTG bộ môn Hearthstone.
CCG dù không bùng nổ tới độ phổ biến, nhưng nó đã hình thành một cộng đồng người chơi cực kì ổn định, và đón nhận những thay đổi mới của CCG. Do đó, CCG nằm trong danh sách 3 tân binh đã định hình lại nền công nghiệp game.
Theo Game4V
Top 20 game cũ vừa rẻ vừa hay, tậu ngay chơi Tết thì còn gì bằng (P2) Mặc dù là những tên tuổi cũ, tuy nhiên chất lượng và giá cả của chúng thì luôn luôn hấp dẫn. Stardew Valley Giảm 40%, còn 99.000đ Stardew Valley không chỉ là việc xây dựng trang trại đơn thuần. Nó còn là cả một không gian để mô phỏng lại những kết nối của bạn với thế giới xung quanh. Nó dạy bạn...