Top 10 tựa game khiến bạn phải “chết vì tình” (P.2)
Thậm chí có tựa game còn khiến nhân vật chính ra đi trong lúc đang “ứ ừ”…
Không riêng gì phim ảnh, trong thế giới game cũng có có nhiều câu chuyện tình sâu đậm đầy nước mắt của các cặp đôi. Nhưng song song đó cũng không thiếu những mối tình mà nhân vật chính dính vào là thường chỉ có chết mà thôi, và chết theo nghĩa đen luôn nhé.
Người ta cứ nói yêu là chết ở trong lòng một ít, nhưng đối với những game sau đây là bạn sẽ bị… bỏ mạng và đành làm lại từ đầu. Sau đây là top 10 tựa game khiến bạn phải chết vì tình.
Drops Of Death – Chết vì hẹn hò với sát thủ
Cốt truyện của Drops of Death xoay quanh nhân vật Adrien thoát chết trong gang tấc. Sau đó thì Adrien quay trở về cuộc sống thường nhật, đi đến trường học và gặp gỡ 3 nhân vật mới tên là Edwin, Nick và Natasha. Adrien đều có thể tán tỉnh cả 3 người này. Tuy nhiên, điều oái oăm ở đây là 1 trong 3 người đều có thể trở thành kẻ ác sau này.
Mở đầu game, 1 trong 3 nhân vật kia sẽ sẽ được chọn ngẫu nhiên, và bạn phải dùng tài suy luận của mình để kết luận xem ai là kẻ thủ ác. Dĩ nhiên, nếu bạn xúi quẩy hẹn hò trúng kẻ thủ ác đó thì chuẩn bị tinh thần để đón lấy cái chết nhé.
Leisure Suit Larry in the Land of the Lounge Lizards – Chết vì bị lây bệnh khi “mây mưa”
Leisure Suit Larry In The Land Of The Lounge Lizards là một tựa game khá hài hước kèm những câu đố đầy trí tuệ. Đồng thời, game cũng nổi tiếng nhờ vào sự sáng tạo của nhà phát triển trong việc làm người chơi “bay màu” theo nhiều cách hài hước và đầy xấu hổ. Vì phần này tập trung vào yếu tố hài hước liên quan đến QHTD, do nhân vật chính luôn muốn ngủ với gái bằng mọi giá, nên trong game có nhiều cái chết khá là “tức tưởi” các bạn ạ.
Như đã đề cập, do nhân vật chính Larry rất thích làm chuyện đó nên anh ta đã mắc bệnh lây qua đường QHTD (STD). Sau một lần “mây mưa” thì Larry ngã quỵ xuống và qua đời, kết thúc cuộc hành trình đầy bế tắc của mình.
Catherine – Chết lên chết xuống vì cái tội lăng nhăng
Nếu kể đến những nhân vật lăng nhăng trong game thì chắc anh chàng Vincent Brooks trong Catherine sẽ được nhiều người nhớ nhất, nhưng không phải vì đẳng cấp tán gái mà là vì sự xui xẻo của anh ta.
Vincent Brooks là một anh chàng kỹ sư hệ thống 32 tuổi, và lẽ ra anh chàng nên cưới cô bạn gái lâu năm Katherine của mình và có một gia đình hạnh phúc. Trong một dịp tình cờ ở quán bar, Vincent đã trót dính vào tình một đêm với cô nàng Catherine trẻ trung quyến rũ, và mọi chuyện xui xẻo bắt đầu.
Cô nàng Catherine thực chất là một Succubus và là nguyên nhân dẫn đến những cơn ác mộng của Vincent – Nơi mà anh cùng nhiều người đàn ông khác phải leo lên một tòa tháp trước sự săn lùng của những con quỷ đáng sợ. Nếu chết trong mơ Vincent sẽ chết thật luôn.
Trong Catherine: Full Body – phần tiếp theo của tựa game thì anh chàng lại tiếp tục dây dưa với một cô nàng tên là Rin, trớ trêu thay Rin lại là “nam cải nữ trang”. Khi phát hiện ra thì Vincent Brooks đã sốc nặng. Nói chung là những mối tình vụng trộm của Vincent Brooks với những người phụ nữ khác sau lưng bạn gái lúc nào cũng diễn ra theo những cách oái oăm, không bị hành đến chết thì cũng yêu phải trap. Cuộc sống đúng là quá khó khăn mà.
Crisis Core: Final Fantasy VII – Chết vì muốn đoàn tụ với người yêu
Sau khi Zack từ chối đối đầu với bậc tiền bối Angeal thì anh ta rơi xuống Nhà thờ Sector 5, bên dưới khu ổ chuột của Midgar. Zack chạm đất trên một thảm hoa được trồng bởi Aerith Gainsborough. Sau đó cả 2 người quyết định hẹn hò tại Slums, bắt đầu một mối quan hệ kéo dài. Sau thời gian vui vẻ tại đây thì Zack phải rời xa Aerith để làm nhiệm vụ quan trọng.
Tuy nhiên, sau nhiều biến cố thì Zack phát hiện ra rằng anh đã bặt vô âm tín suốt 4 năm trời, và Aerith đã gửi tới 89 lá thư cho Zack với hy vọng được hồi đáp trong suốt thời gian qua. Với mong muốn đoàn tụ với Aerith, Zack đã liều lĩnh để trở về Midgar và sum họp với Aerith.
Tuy nhiên, trước khi anh có thể tới Midgar thì quân đội Shinra đã lần theo dấu vết và dàn quân để ngăn Zack tiến vào thành phố. Lúc này, Zack quyết định chống lại đoàn quân và chiến đấu với tất cả những gì mình có để gặp lại người mình yêu. Song quân địch quá đông nên Zack đã bị trọng thương và hy sinh ngay tại nơi này.
Prince of Persia: Warrior Within – Chết vì đảo ngược thời gian cứu người mình yêu
Không hổ danh là nhân vật chính trong tựa game lấy chủ đề về dòng cát thời gian, hoàng tử Ba Tư có vài cuộc tình xuyên thời gian mà đi ngược về xuôi cũng toàn thấy… cái chết. Nổi bật nhất là ngay trong đoạn mở đầu của phần 2 Prince of Persia: Warrior Within, hoàng tử của chúng ta ngay lập tức bị săn lùng bởi quái vật canh giữ thời gian Dahaka bất tử.
Chẳng là cuối phần 1 (Prince of Persia: The Sand of Times) thì hoàng tử Ba Tư và công chúa Farrah cùng trú trong một nhà tắm huyền bí, 2 người nảy sinh tình cảm rồi làm cái chuyện mà ai cũng biết là chuyện gì ấy.
Ngặt nỗi sau khi mây mưa thì hoàng tử thức dậy thấy công chúa ôm cây dao thời gian của mình đi đánh quái vật mà không lại, còn sắp rơi xuống vực. Dĩ nhiên hoàng tử bay đến làm anh hùng cứu mỹ nhân ngay nhưng tiếc là hoàn cảnh không cho phép, Farrah đành phải hy sinh. Lúc này gã tể tướng (trùm cuối) xuất hiện và cho hoàng tử lựa chọn là đổi con dao thời gian để lấy sự bất tử. Với tình yêu mãnh liệt, hoàng tử ngay lập tức từ chối và… đảo ngược toàn bộ thời gian lại từ đầu tất cả sự kiện. Farrah vẫn sống, hoàng tử giải cứu đất nước mình, kết game khá là đẹp… cho đến khi ra phần 2. Chuyện là số phận của kẻ giải phóng dòng cát thời gian là cái chết, không thuận theo tự nhiên mà chết thì Dahaka sẽ truy đuổi cho đến đến chết…
Dĩ nhiên là hoàng tử vẫn tìm được cách sống sót đến phần 3 (Prince of Persia: The Two Thrones), nhưng nếu không yêu công chúa Farrah xinh đẹp thì chắc cũng đã không rơi vào nông nỗi này rồi.
Đã có một thời hộp đựng đĩa game PC đẹp đến mê hồn
Nếu tính về thời gian thì những chiếc hộp đĩa game PC này có khi hơn cả tuổi nhiều anh em ở đây...
Ở thời điểm hiện tại thì đĩa game vẫn còn được bán rộng rãi chứ chưa tuyệt chủng, nhưng xét về quy cách đóng gói (packaging) thì không được bắt mắt cho lắm, trừ những phiên bản game đặc biệt ra. Ấy vậy mà vào thời kỳ "sơ khai" của làng game, đã có không ít hộp đĩa được thiết kế cực kỳ xịn sò, nhìn vào là mê mẩn. Thậm chí có những tựa game được đựng trong một chiếc hộp to như cuốn từ điển bách khoa toàn thư...
Khâu thiết kế bao bì đĩa game ngày xưa được quan tâm và chú trọng. Vì thế, một số nhà thiết kế đã đầu tư thêm thời gian và chất xám để sáng tạo ra những chiếc hộp cực kỳ hào nhoáng. Trong đó có designer Hock Wah Yeo chuyên làm ra những hộp đĩa game PC nhìn rất công phu. Từng có thời gian hãng game Broderbund giao cho Yeo nhiệm vụ thiết kế bao bì cho game Prince of Persia trứ danh, và nhờ đó mà doanh số đã tăng gấp 3 lần vì nhìn chiếc hộp là ai ai cũng muốn mua 1 cái về nhà.
Thiết kế những chiếc hộp đựng đĩa cũng là cả một trời nghệ thuật
Yeo có thành lập một studio thiết kế chung với người bạn Valerie Wong. Cả 2 đã cùng tạo ra nhiều bao bì đĩa game cực kỳ đẹp và bắt mắt, đến nỗi Design Office của 2 người này còn được để tên ở phần mặt đáy của hộp đĩa - một điều hiếm thấy vào thời bấy giờ. Vừa rồi, Yeo có chia sẻ một vài tấm hình chụp một số hộp đĩa PC mà ông tâm đắc nhất, và kèm theo đó là đường link để chơi game. Các bạn có thể tham khảo thêm ở ngay bên dưới nhé. Còn bạn nào muốn tìm hiểu thêm về những câu chuyện khác của Yeo và ý nghĩa đằng sau các hộp đĩa PC thì có thể xem thêm tại đây .
Wolfpack (Broderbund, 1990)
Đây là tựa game mô phỏng tàu ngầm lấy bối cảnh Thế Chiến II, thường được đem ra so sánh với Silent Service II cùng thời. Tuy có phần lép vế nhưng Wolfpack vẫn giành được nhiều lời khen ngợi nhờ có đồ họa cực kỳ thuyết phục.
Jetfighter: The Adventure (Velocity, 1988)
Đây là tựa game đầu tiên mà Yeo được toàn quyền sáng tạo ra hộp đĩa. Jetfighter: The Adventure là game mô phỏng lái máy bay khá là chân thực.
Jetfighter II: Advanced Tactical Fighter (Velocity, 1990)
Tuy không quá đình đám nhưng Jetfighter đủ thành công để sau đó nhà phát triển "đẻ" ra thêm 9 phần hậu bản. Trong phần Jetfighter II thì nó được cải thiện về nhiều mặt và mang tính chiến thuật nhiều hơn.
Gabriel Knight: Sins of the Fathers (Sierra, 1993)
Gabriel Knight: Sins of the Fathers là tựa game phiêu lưu dạng point-and-click với sự tham gia lồng tiếng của Tim Curry và Mark Hamill. Đây cũng là trò đã khiến cộng đồng gaming bắt đầu chú ý hơn đến yếu tố kể chuyện (storytelling) và được rất nhiều nhà phê bình đánh giá cao.
Spectre (Velocity, 1991)
Vào những thời buổi đầu của đồ họa 3D thì những trò bắn xe tăng 3D được rất nhiều game thủ ưa chuộng, và chính nhờ bao bì độc đáo như trên đã giúp Spectre nổi bật hơn so với phần còn lại.
Spectre Supreme (Velocity, 1993)
Do các nhà bán lẻ không hài lòng với hình tam giác bự nhô ra phía trước của trò Spectre đầu tiên nên Yeo đã tinh giản lại thiết kế trong các phiên bản sau, bám theo hình dạng kim tự tháp để dễ chất lên kệ.
Spectre VR (Velocity, 1994)
Vào những năm 90, chữ "VR" được gán cho rất nhiều thứ để khiến món đồ đó trở nên "công nghệ" hơn. Đối với trường hợp của Spectre VR thì nó nổi tiếng nhờ chế độ chơi online qua mạng.
Armored Fist (Novalogic, 1994)
Đây là game mô phỏng lái xe tăng với bối cảnh Chiến tranh lạnh, từng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều game thủ mà bây giờ chúng ta hay gọi là "fan Call of Duty".
Double Switch (Digital Pictures, 1993)
Đây là game phiêu lưu đến từ đội ngũ phát triển đứng sau trò Night Trap. Double Switch vừa mới ra mắt phiên bản kỷ niệm 25 năm trên hệ máy Nintendo Switch.
Flying Colors (Magic Mouse, 1993)
Có thể nói chiếc hộp này cho đến bây giờ nhìn vẫn còn rất ngầu, mặc dù có một số chi tiết đã lỗi thời. Flying Colors là game PC chơi khá giống với Mario Paint và có thể được dùng để tạo ra những tác phẩm khá là bắt mắt.
Flying Colors với nhiều chi tiết hơn (Magic Mouse, 1993)
Prince of Persia (Broderbund, 1989)
Đây chính là hộp game đã giúp Design Office của Wong & Yeo nổi tiếng. Prince of Persia là một tựa game 2D theo kiểu side-scrolling (cuộn ngang) hơi lạ lẫm nên phải mất một thời gian thì game thủ mới quan tâm đến nó, nhưng dòng game này vẫn được tiếp tục phát triển cho đến tận ngày nay.
Prince of Persia 2: The Shadow and the Flame (Broderbund, 1993)
Khi mà mọi game thủ đều mua game mới với chiếc hộp theo phong cách Prince of Persia thì dĩ nhiên Yeo đã bắt tay thiết kế tiếp bao bì cho phần 2. Các nhà phê bình cho rằng tựa game này đã cải thiện rất nhiều so với phần trước và được nêu tên trong danh sách Action Games of the Year của Computer Gaming World.
Supreme Warrior (Digital Pictures, 1995)
Supreme Warrior là game thuộc dạng video full-motion đến từ Digital Pictures. Hiểu nôm na thì trò này sẽ biến những bộ phim kung fu thành game đối kháng góc nhìn thứ nhất. Nghe thì thấy cũng khá mới lạ nhưng nhiều game thủ không thích thể loại này nên game cũng nhận không ít ý kiến trái chiều.
Iron Helix (Spectrum Holobyte, 1993)
Trò kinh dị này sẽ cho phép bạn điều khiển một con robot khám phá chiếc tàu không gian đầy rùng rợn. Chiếc hộp game được thiết kế theo kiểu khiến người chơi có cảm giác là mình đang làm chủ tựa game này ngay từ lúc cầm trên tay.
Havoc (Reality Bytes, 1995)
Có thể nói hộp game Havoc đi trước cả thời đại luôn các bạn ạ. Nó được sản xuất từ một nhà máy chuyên làm hộp đựng trứng và sử dụng chất liệu tái chế. Ở giữa là chỗ chứa hộp CD, cho phép nhà bán lẻ hoặc game thủ tách riêng 2 phần này ra nếu thấy bao bì quá chiếm chỗ.
20 game đỉnh đã bị hoãn trong năm 2021 (Phần 1) Không ít game đã bị trì hoãn trong năm nay. Gran Turismo 7 Vào tháng 2, Sony xác nhận rằng Gran Turismo 7 đã bị trì hoãn vào năm 2022. Quyết định này được đưa ra khi các phần "quan trọng" của quá trình phát triển bị ảnh hưởng bởi đại dịch. The Lord of the Rings: Gollum Chúng ta sẽ không thể...