Top 10 tựa game cực hay nhưng bán ra lại lỗ sấp mặt
Game hay thường sẽ đi đôi với doanh số cao, nhưng không phải lúc nào cũng là như thế. Có những game mặc dù được đánh giá cao và game thủ phản hồi rất tích cực nhưng xét về mặt doanh số thì không được bao nhiêu.
Những game mà chúng ta biết nó “flop” còn đỡ, chứ ngoài kia vẫn còn nhiều game “flop” về mặt doanh thu mà anh em vẫn cứ ngỡ là nó bán rất chạy.
Sau đây là danh sách 10 game cứ ngỡ là bán chạy nhưng lại lỗ sấp mặt.
THE LEGEND OF ZELDA: SKYWARD SWORD
Trong hơn 30 năm qua, The Legend of Zelda đã bán được hơn 109 triệu bản, và đây cũng là một trong những series thành công nhất mọi thời đại. Tưởng chừng như mọi phiên bản của The Legend of Zelda cũng hoàn hảo như thế nhưng ít ai biết được rằng, phiên bản Skyward Sword này lại là một thảm họa về mặt doanh số.
Ra mắt vào năm 2011, The Legend of Zelda: Skyward chỉ bán được tổng cộng 3,67 triệu bản, tệ nhất từ trước đến nay của series này. Lý do là bởi vì Nintendo bắt game thủ phải mua thêm thiết bị MotionPlus mới được chơi game, đã thế lại còn ra mắt trong những năm cuối của hệ máy Wii nữa.
Và khi Breath of The Wild ra mắt thì Skyward Sword coi như là chìm luôn, không ngóc đầu lên nổi.
Bấy lâu nay thì anh em vẫn tin rằng Telltale quá lớn và cũng quá thông minh để có thể “fail”, đơn cử là series The Walking Dead đã đem lại rất nhiều thành công và giúp đánh bóng tên tuổi của Telltale.
Với phong cách phát triển game ít tốn kém, đầu tư nhiều vào cốt truyện đúng như tên của công ty, những sản phẩm mà Telltale làm ra đều hay đến bất ngờ. Vậy mà năm 2018, Telltale lại tuyên bố đóng cửa vì lý do tài chính.
Họ tiết lộ rằng chỉ có phiên bản đầu tiên của The Walking Dead và Minecraft: Story Mode mới thật sự hái ra tiền mà thôi, còn đâu Wolf Among Us, Game of Thrones, hay Batman đều có doanh số rất thấp. Trong đó, Batman có thể nói là bom xịt lớn nhất khiến Telltale tổn thất khá nặng nề mặc dù đã sử dụng đến một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế giới.
Mặc dù được đề cử trong danh sách tựa game của năm, và nhận rất nhiều phản hồi tốt từ cộng đồng, thế nhưng Control lại không thể mang tiền về cho Remedy.
Điển hình là trong tháng đầu ra mắt, Control còn bán ít hơn cả Man of Medan, một tựa game chỉ nhận được phản hồi trung bình. Thế nhưng Remedy lại cho rằng Control thật ra cũng không hẳn là một thảm họa khi kinh phí phát triển chỉ có 30 triệu đô, đã thế lại còn được Epic Games hỗ trợ thêm 9 triệu đô nhờ phí độc quyền. Trong tương lai thì Control sẽ xuất hiện trên Xbox Game Pass với hi vọng sẽ bù đắp lại cho doanh số ban đầu.
Dù rất được anh em game thủ mong đợi, thế nhưng phiên bản Remake của Resident Evil lại gây thất vọng nặng nề do chỉ bán được hơn 1,4 triệu bản mà thôi.
Phiên bản Resident Evil Zero còn thảm họa hơn với 1,25 triệu bản. Chỉ khi Resident Evil 4 xuất hiện và được phát hành trên nhiều nền tảng khác nhau thì nó mới đem lại lợi nhuận cho Capcom.
Sau này, bản RE Remake cũng được đem lên Wii và cũng được cải tiến đồ họa. Và nó lại trở thành tựa game có bản digital bán chạy nhất từ trước đến nay của Capcom.
Mặc dù series Wolfenstein không thuộc dạng đỉnh cao, nhưng vì tựa game có lượng fan khá lớn và trung thành nên nó vẫn có thể “trụ” tốt. Rất tiếc là với bản The New Order và Old Blood, mặc dù cả 2 đã đem về thành công nhất định cho Bethesda nhưng phiên bản The New Colossus lại thất bại thảm hại.
Có lẽ sẽ chẳng có gì xảy ra nếu Bethesda không phát hành tựa game này trùng lúc với Super Mario Odyssey và Assassin’s Creed Odyssey, chưa kể một tuần sau đó là có Call of Duty: WWII nữa. Nếu phải chọn 1 trong 4 tựa game này thì ngay cả bản thân mình cũng sẽ không chọn The New Colossus.
Bethesda phát hành kiểu này bảo sao mà doanh số không khả quan. Hi vọng họ sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc cho những phần game tiếp theo.
GRAND THEFT AUTO: CHINATOWN WARS
GTA là một trong những series ăn nên làm ra nhất trong làng game, và chúng ta cũng thường nghĩ rằng trò nào có chữ GTA trong đó thì tró đó sẽ thu bộn tiền.
Tuy nhiên, có một ngoại lệ là GTA: Chinatown Wars. Đây là phiên bản GTA dành cho hệ máy cầm tay Nintendo DS và PSP, và nó đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng game thủ. Tuy nhiên, về mặt doanh số thì không được khả quan cho lắm.
Chinatown Wars bán chưa đến 90.000 bản trong 2 tuần đầu ra mắt tại thị trường Mỹ. Tất nhiên một phần trong đó là do ban đầu game này chỉ được phát hành độc quyền trên nền tảng Nintendo DS, nhưng sau khi đổ bộ lên nền tảng PSP thì doanh số cũng không khá hơn là bao.
Sau này thì Chinatown Wars được đem lên cả iOS lẫn Android nhưng cũng không bán được bao nhiêu bản. Cũng may nhờ doanh thu tỷ đồng từ GTA V nên Rockstar vẫn có thể chịu được “thiệt hại” từ phiên bản Chinatown Wars.
Mặc dù được giới phê bình đánh giá đây là một game hay, doanh số của Bayonetta vẫn không vượt được mức 2 triệu bản trên cả 2 nền tảng PS3 và Xbox 360. Thậm chí đến cả nhà phát triển PlatinumGames cũng phải thừa nhận doanh số game không được như mong đợi.
Khi game được đem lên PC vào năm 2017 thì doanh số có tăng thêm chút đỉnh, nhưng nhìn chung thì vẫn không thấm vào đâu. Đặc biệt hơn, đến phần 2 thì game vẫn thất bại về mặt doanh số, phần lớn là do nó chỉ phát hành độc quyền trên Wii U. Và không hiểu vì lý do gì mà Nintendo vẫn tiếp tục ngoan cố làm tiếp phần 3.
MAX PAYNE 2: THE FALL OF MAX PAYNE
Mặc dù phiên bản đầu tiên ra mắt vào năm 2001 là một bản “hit” về mặt doanh số, phần 2 lại không được may mắn như thế mặc dù nó vẫn được đánh giá cao vào thời điểm đó.
Kết quả là công ty mẹ của Rockstar Games là Take-Two Interactive phải điều chỉnh lại dự báo tài chính cho năm tiếp theo, và kể từ phiên bản này thì series Max Payne có thể nói là bị “chết lâm sàng”.
May mắn là phần 3 vẫn được chào đời, và mặc dù doanh số của nó cũng không tồi chút nào, do ngân sách phát triển game này quá cao, đến 105 triệu đô, nên bù qua sớt lại thì game này bị lỗ nặng.
Chưa đến 2 tháng sau khi game này được phát hành thì Rockstar đã phải đóng cửa studio phụ trách game này tại Vancouver. May mắn là nhân viên tại đây đều được hỗ trợ vị trí mới tại Rockstar Studio.
Không thể phủ nhận Death Stranding là một tựa game rất lạ và độc đáo. Và mặc dù Hideo Kojima đã chứng tỏ được năng lực của mình với series Metal Gear nhưng đây vẫn là một dự án khá liều lĩnh của ông.
Ban đầu thì nhiều người nói rằng canh bạc của Kojima đã thắng lớn, bán được rất nhiều bản tại thị trưởng Nhật Bản. Tuy nhiên, ở những thị trường khác thì câu chuyện lại diễn biến theo một chiều hướng ngược lại.
Doanh số những ngày đầu tiên tại thị trường Anh rất khả quan, nhưng những tuần sau đó thì nó lại tuột dốc không phanh. Cụ thể, doanh số của phiên bản đĩa trong tuần thứ 2 đã tuột 71% chỉ riêng tại thị trường này.
Khả năng cao là do game quá lạ lẫm và khác biệt với mặt bằng chung hiện nay nên dân tình bị chia làm 2 thái cực, hoặc là rất thích hoặc là không thèm xem gameplay luôn vì có xem cũng chả hiểu gì. Việc Sony im hơi lặng tiếng cũng là một biểu hiện cho thấy Death Stranding không đạt được doanh số như kì vọng.
METROID: SAMUS RETURNS
Mặc dù đây là một trong những series trứ danh của Nintendo, Metroid chưa hề nằm trong danh sách game bán chạy. Nó chỉ sống được là nhờ có review điểm cao và cộng đồng fan trung thành mà thôi.
Khi Metroid: Samus Returns ra mắt vào năm 2017 trên nền tảng 3DS, một nền tảng có đến 75 triệu người dùng, thì không có quá nhiều lý do để quá lo lắng về doanh số của tựa game này. Và cũng chính vì thế nên không có nhiều người biết rằng doanh số của game không mấy khả quan cho lắm.
Theo như bài báo cáo cuối cùng thì Metroid: Samus Returns chỉ bán được khoảng 600.000 bản trên toàn thế giới mà thôi, cả bản digital (download) lẫn physical (card game). Và đây cũng là một trong những game có doanh số tệ nhất của series Metroid.
Đây cũng là game thứ ba liên tiếp bị “flop” sau bản Other M và Federation Force. Vì thế nên Nintendo hứa hẹn rằng Metroid Prime 4 sẽ phá vỡ “lời nguyền” này.
Theo Gearvn
5 Tựa game đầu tiên ra mắt trong năm 2020
Cùng điểm qua 5 tựa game đầu tiên được phát hành trong năm 2020.
Như vậy là năm 2019 đã kết thúc, để lại cho chúng ta những dấu ấn khó phải của những Sekiro: Shadow Die Twice, Death Stranding, Control, Resident Evil, Devil May Cry 5 hay rất nhiều tựa game đình đám khác. Hướng tới năm 2020, chúng ta sẽ còn rất nhiều tựa game đỉnh cao đang chờ đợi, hãy cùng Gametv điểm qua 5 tựa game sẽ ra mắt trong tháng 01 năm 2020.
1. Yakuza: Like A Dragon
Phiên bản thứ 7 của Yakuza sẽ là tựa game đầu tiên được phát hành trong năm 2020 vào ngày 16/1. Từng được công bố trong 1 sự kiện game đặc biệt tại Nhật Bản vào 29/08, đi kèm với 1 trailer cho game thủ thấy những nội dung chính về cốt truyện và nhân vật mới. Vẫn là kiểu nhập vai giống như những phiên bản Yakuza truyền thống, game thủ sẽ hóa thân thành 1 tay Yakuza - tội phạm truyền thống của Nhật bản. Tuy nhiên, Yakuza: Like A Dragon sẽ có sự thay về nhân vật. Trong những câu chuyện trước đây, chúng ta chủ yếu vào vai Kiryu Kazuma chủ tịch đời thứ 4 của Tojo Clan, một vùng Yakuza rất nổi tiếng ở Kanto tại thành phố Kamurocho quen thuộc thì giờ đây ta sẽ vào vai 1 tay Yakuza ít số má mang tên Ichiban Kasuga. Hành trình của Ichiban Kasuga hứa hẹn sẽ nhiều thử thách khó khăn hơn Kiryu Kazuma và câu chuyện của tay Yakuza ít nổi này cũng để lại những bài học rất khác so với những phiên bản Yakuza trước đây. Bên cạnh cốt truyện ý nghĩa, Yakuza: Like A Dragon cũng được thay đổi tính năng chiến đấu, thay vì gameplay Action Beat' n Up dữ dội như trước đây, Yakuza đi theo lối chơi Turn-Based JRPG kiểu mới có phần tương đồng với Final Fantasy VII remake.
2. Dragon Ball Z: Kakarot
Tiếp nối thành công của những tựa game Dragon Ball Z trong những năm qua với đỉnh cao là Dragon Ball: Fighterz , Bandai Namco tiếp tục khai tiếp câu chuyện của Son Goku với tựa game Dragon Ball Z: Kakarot. Tựa game tiếp theo của Dragon Ball sẽ đưa Kakarot (Son Goku) thoát khỏi những tựa game đối kháng thường thấy và đi vào một thể loại rất đặc biệt là RPG Open-World. Người chơi sẽ được trải nghiệm toàn bộ cốt truyện của Dragon Ball Z nguyên bản Anime trong vai Kakarot. Bandai đặt ra 1 mục tiêu rất rõ ràng trong Dragon Ball: Kakarot là muốn đưa người chơi trở về tuổi thơ với câu chuyện Son Goku truy tìm ngọc rồng hay bảo vệ trái đất. Gameplay của Dragon Ball Z: Kakarot hứa hẹn cũng rất đặc sắc, dù là một tựa game RPG nhưng cơ chế chiến đấu của Son Goku vẫn là cơ chế chiến đấu đối kháng bởi Bandai biết rằng đây là cơ chế tuyệt vời nhất để khắc họa những trận chiến trong Dragon Ball. Người chơi vẫn sẽ được bay, dịch chuyển tức thời, phiêu lưu trong 1 bản đồ rộng lớn như những game RPG truyền thống nhưng ngay khi có "va chạm", máy quay sẽ lập tức chuyển về góc máy của một tựa game đối kháng. Với những trailer tuyệt hảo, Dragon Ball Z: Kakarot hứa hẹn sẽ là siêu phẩm thiêu đốt mọi nền tảng phát hành trong năm 2020. Dragon Ball Z: Kakarot sẽ được phát hành vào 17/01/2020 trên cả 3 nền tảng PlayStation 4, Xbox One và PC.
3. Mega Man Zero/ZX Legacy Collection
Ngay sau Dragon Ball Z: Kakarot, một tựa game tuổi thơ khác cũng được ra mắt trong đầu năm 2020 - Mega Man Zero/ZX Legacy Collection. Đúng như tên gọi của nó, đây sẽ là bản phối giữa 2 tựa game Mega Man Zero và Mega Man ZX thành 1 tựa game thống nhất. Capcom không có ý định thay đổi hay cải tiến quá nhiều về mặt cốt truyện mà đơn thuần chỉ muốn đưa thương hiệu Mega Man trở lại sau thời gian dài chìm vào quên lãng. Tựa game sẽ được làm lại hoàn toàn trên nền tảng RE Engine tuyệt đẹp chứ không giữ lại nét đồ họa 8-16 bit như trước đây. Bên cạnh đó, Mega Man Zero/ZX Legacy Collection cũng hỗ trợ thêm chế độ hiển thị 2 màn hình để phục vụ cho những màn co-op. Mega Man sẽ chính thức trở lại vào 21/01/2020 trên 4 nền tảng PlayStation 4, Xbox One, Nintendo Switch và PC.
4. Final Fantasy Crystal Chronicles Remastered Edition
Làm lại những tựa game "tượng đài" dường như đang là xu hướng chung của nhiều Studios hiện nay. Trong năm 2019, chúng ta đã chứng kiến những phiên bản "remake" của Resident Evil 2, Call of Duty: Modern Warface làm mưa làm gió trên thị trường. Bước sang thập kỷ mới, tựa game làm lại đầu tiên được tung ra sẽ là Final Fantasy Crystal Chronicles Remastered Edition của Square Enix. Tựa game vẫn sẽ giữ lại cốt truyện đình đám năm nào và được khoác thêm lớp áo mới về mặt đồ họa. Đáng chú ý, Final Fantasy Crystal Chronicles Remastered Edition sẽ hỗ trợ chơi online lên tới 4 người, thậm chí hỗ trợ cả cross-gen, tức những người chơi trên các nền tảng khác nhau vẫn có thể chơi chung được. Tựa game Final Fantasy Remastered đầu tiên sẽ được phát hành vào 23/01/2020 trên 2 nền tảng PlayStation 4 và Nintendo Switch.
5. Journey to the Savage Planet
Journey to the Savage Planet là tựa game phiêu lưu khám phá góc nhìn thứ nhất đến từ Typhoon Studios - hãng phát triển mới đầu quân cho Google Stadia. Đây là tựa game đầu tiên của Alex Hutchinson kể từ khi rời khỏi Ubisoft và tự tay thành lập nên Typhoon Studios, do đó, chúng ta chưa có được background rõ ràng về tựa game này. Về mặt thiết kế, Journey to the Savage Planet có tông màu rất sặc sỡ cùng những nét vẽ người ngoài hành tinh cách điệu. Trò chơi được mô tả đi theo phong cách hài hước, có phần kỳ quặc với những phân cảnh người ngoài hành tinh "chết vì chói tai", tạo hình từ NPC, phong cảnh cho tới vũ khí, công cụ theo phong cách rất "dị". Tuy nhiên, Journey to the Savage Planet hứa hẹn sẽ là tựa game giải trí tốt. Bởi tuy có chút thiên hướng kỳ quặc nhưng việc đi săn những quái vật ngoài hành tinh được thiết kế theo phong cách "vui nhộn" vẫn là trải nghiệm giải trí rất tốt. Journey to the Savage Planet sẽ được phát hành vào 28/01/2020 trên nền tảng Xbox One và PC.
Theo Game TV
Top 15 tựa game thảm họa nhất năm 2019 Bên cạnh những game bom tấn đình đám như Resident Evil 2 Remake, Sekiro: Shadows Die Twice, Death Stranding, Call of Duty: Modern Warfare, thì năm 2019 còn có những game... không nên tồn tại. Sau đây là top 15 tựa game có số điểm review thấp nhất trên Metacritic trong năm 2019. 15. Leisure Suit Larry: Wet Dreams Don't Dry Điểm Metacritic:...