Top 10 sự kiện quân sự thế giới nổi bật năm 2013
Báo Quân giải phóng của Trung Quốc vừa bình chọn 10 sự kiện quân sự tiêu biểu trên thế giới năm 2013. Trong đó, sự kiện chính phủ Trung Quốc công bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ngày 23/11 được xếp vị trí đầu tiên.
1. Trung Quốc đơn phương công bố “Vùng nhận dạng phòng không” trên biển Hoa Đông
Vào ngày 23/11/2013, chính phủ Trung Quốc công bố “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) và “quy tắc nhận biết phương tiện bay trong khu vực nhận dạng phòng không” do nước này đơn phương thiết lập ở khu vực biển Hoa Đông. Quân đội Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành giám sát toàn diện các hoạt động của các máy bay, cũng như các phương tiện tàu thuyền khác trong khu vực nhận biết phòng không này.
2. Nội chiến ở Syria vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt
Cuộc nội chiến Syria đã bước sang năm thứ ba liên tiếp, đến nay nó đã làm cho hơn 100 nghìn người thiệt mạng. Hiện nay, quân chính phủ Syria vẫn tiếp tục giao tranh ác liệt với phe vũ trang đối lập.
Trong khoảng thời gian từ tháng 8-9/2013, Mỹ đã tuyên bố sẽ tấn công Syria với lý do quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học. Nga đã đứng ra làm trung gian hòa giải, còn Syria tuyên bố gia nhập Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học (OPCW) và nguy cơ can thiệp quân sự từ bên ngoài đã lắng dịu, nhưng cuộc nội chiến ở Syria vẫn tiếp tục rơi vào bế tắc.
Cuộc nội chiến ở Syria đã cướp đi mạng sống của hơn 100 nghìn người.
3. Nhật Bản trên con đường trở thành cường quốc quân sự
Ngày 17/12/2013, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua “Chiến lược an ninh quốc gia” đầu tiên, “Đại cương kế hoạch phòng vệ” quốc gia mới và “Kế hoạch tổng quan lực lượng phòng vệ giai đoạn trung hạn”. 3 văn kiện quan trọng này đã xác định những phương hướng lớn về điều chỉnh các trang bị quân đội và chính sách bảo vệ an ninh quốc gia Nhật Bản trong giai đoạn 5-10 năm tới nhằm nâng cao rất mạnh tiềm lực quốc phòng của nước này.
Nhật Bản đang nỗ lực xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh.
4. Quân đội Mỹ chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Trong năm 2013, Quân đội Mỹ điều chỉnh chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm tái cân bằng chiến lược. Tàu tác chiến ven bờ lớp Freedom của Mỹ đến thường trực ở Singapore; tàu ngầm hạt nhân tấn công Charlotte được điều đến đảo Guam; 12 máy bay vận tải cánh quạt nghiêng MV-22 Osprey được triển khai đến Okinawa – Nhật Bản, máy bay trinh sát chống ngầm thế hệ mới nhất P-8A Poseidon cũng được triển khai đến căn cứ quân sự ở Kadena. Ngoài ra, Mỹ cũng đã tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, Đài Loan và các nước khác ở khu vực Đông Nam Á.
Tàu tác chiến ven bờ USS Freedom của Mỹ đã đến thường trực ở Singapore.
5. Ấn Độ tăng cường quân bị
Ngày 12/8/2013, Ấn Độ đã hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên INS Vikrant tại cảng phía Nam nước này. Tàu sân bay này có lượng giãn nước 37.000 tấn, dài 260 mét, rộng 60 mét, có thể mang theo 36 máy bay quân dụng các loại. Dự kiến, tàu sân bay này sẽ chính thức đưa vào hoạt động năm 2018.
Vào ngày 16/11/2013, Nga cũng đã chính thức chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ tàu sân bay INS Vikramaditya và sẽ trở thành kỳ hạm của lực lượng Hải quân Ấn Độ.
Video đang HOT
6. Lực lượng đa quốc gia tiếp tục rút quân khỏi Afghanistan
Ngày 31/1/2013, tướng Pháp Olivier Debavankov – Tư lệnh lực lượng vũ trang châu Âu thuộc NATO – thông báo rằng, trong tháng 1, tất cả các lực lượng của các nước châu Âu thuộc khối đồng minh quân sự này sẽ rút khỏi Afghanistan.
Ngày 19/3/2013, Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt tuyên bố sẽ rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 08 năm 2013, sớm hơn khoảng nửa năm so với kế hoạch ban đầu là cuối năm 2014.
Ngày 16/12/2013, Thủ tướng Australia Tony Abbott thông báo rằng, nước này cũng rút tất cả quân đội khỏi Afghanistan.
Lực lượng đa quốc gia tiếp tục rút quân khỏi Afghanistan.
7. Mỹ thành lập 40 đơn vị chuyên tác chiến mạng
Ngày18/7/2013, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố, Lầu Năm Góc đã hoàn thành việc thành lập lực lượng tác chiến mạng, tổng số có 4.000 thành viên được biên chế trong 40 đầu mối đơn vị. Trong đó, có 13 đơn vị là lực lượng tấn công, chủ yếu là phát triển các loại vũ khí chiến tranh mạng, 27 đơn vị khác có nhiệm vụ chính là bảo vệ số liệu và hệ thống máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Lực lượng tác chiến trên không gian mạng của Mỹ.
8. Nga liên tiếp kiểm tra đột xuất trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Năm nay, quân đội Nga tổ chức một loạt các cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu đột xuất ở hàng loạt các quân khu, quân binh chủng như: Quân khu Trung tâm, Quân khu phía Đông, Hạm đội Thái Bình Dương, lực lượng không quân chiến lược…, khôi phục lại truyền thống tổ chức các cuộc diễn tập sẵn sàng chiến đấu của quân đội Liên Xô trước đây. Điều này cũng phản ánh kết quả tích cực của cuộc cải cách “diện mạo mới” mà Nga đã và đang tiến hành mấy năm gần đây.
Một cuộc diễn tập của quân đội Nga
9. “Cuộc chơi” ở Bắc Cực không ngừng nóng lên
Ngày 10-12-2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, năm 2014 Nga sẽ hoàn tất việc xây dựng một lực lượng quân sự mới ở Bắc Cực. Ông Putin nói rằng Nga cần phải chuẩn bị đầy đủ các biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình ở vùng cực Bắc của địa cầu.
Hiện nay, Canada, Mỹ và các nước khác cũng đang nuôi mộng chia sẻ quyền sở hữu ở khu vực hiện đang “vô chủ” này. Ngoài ra, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…, trong năm 2013 cũng đã trở thành quan sát viên của Hội đồng quản lý Bắc Cực.
Tàu ngầm Mỹ nổi lên trên mặt băng của Bắc Cực.
10. Pháp liên tiếp đưa quân sang châu Phi
Ngày 11/1/2013, nhận được yêu cầu của trợ giúp quân sự của Mali, chính phủ Pháp đã gửi không quân và bộ binh đến nước này, nhằm trấn áp các tổ chức khủng bố và phiến quân Hồi giáo cực đoan ở miền Bắc quốc gia châu Phi này. Tính đến thời điểm hết năm 2013, Pháp vẫn còn 2.800 binh sĩ đóng quân ở Mali.
Hôm 5/12/2013, Pháp cũng tuyên bố sẽ có hành động can thiệp quân sự vào Trung Phi. Ngày 7/12/2013, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết, nước này sẽ gửi 1.600 binh sĩ đến quốc gia này.
Pháp liên tục đưa quân sang châu Phi.
Theo Người đưa tin
Sự ác liệt của chiến dịch Prairie ở Việt Nam 1966
Những hình ảnh tư liệu này do phóng viên chiến trường Larry Burrows của tạp chí LIFE chụp, ghi lại hoạt động của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trong chiến dịch Prairie (từ 3/8 đếm 27/10/1966) hòng đánh bật quân Giải phóng ra khỏi khu vực phi quân sự chia cắt hai miền Nam, Bắc.
Larry Burrows (người Anh, 1926 - 1971) là phóng viên ảnh của tạp chí Life. Đến Việt nam từ năm 1962, ông là một trong những nhiếp ảnh gia có mặt sớm và xây dựng được sự nổi tiếng của mình tại Việt Nam. Ông mất năm 1971 cùng Henri Huet và hai phóng viên khác trong vụ rơi trực thăng ở Lào.
Những phóng sự ảnh của Larry Burrows xuất hiện trên tạp chí Life đã làm bàng hoàng về sự tàn khốc cuộc chiến ở Việt Nam. Một trong những loạt ảnh nổi tiếng nhất của ông xuất bản trên tạp chí LIFE ngày 16/4/1965, có tựa đề "Một ngày bay cùng Yankee Papa 13" đã tái hiện lại một ngày chết chóc của binh sĩ Mỹ tại một đơn vị Trực Thăng ở Việt Nam.
Theo Kiến thức
Những mỹ nữ lái chiến cơ của Trung Quốc 6 nữ phi công ưu tú có bằng cử nhân cả về kỹ thuật và chiến lược quân sự vừa được gia nhập lực lượng không quân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Các nữ phi công lái chiến cơ nhận mũ từ các thầy đào tạo. Các cô gái này là những cá nhân ưu tú được chọn trong tổng...