Top 10 series game danh giá nhất trong lịch sử
Là một game thủ kỳ cựu, có lẽ bạn đã từng chơi qua tất cả những series game huyền thoại này rồi đó.
Những giải thưởng danh giá lẫn tình cảm của fan đã biến các trò chơi đình đám trở thành “tượng đài huyền thoại”. Một số dòng game dù xuất hiện đã lâu (trên 30 năm cũng có) nhưng sức hút của chúng chưa bao giờ mai một, thậm chí còn liên tục được nhắc đi nhắc lại trong các câu chuyện và tiềm thức người chơi năm xưa…
Sau đây là top 10 series danh giá nhất lịch sử ngành công nghiệp game, mời anh em cùng thưởng thức.
Call Of Duty (8 giải BAFTA)
Dòng game Call Of Duty xuất hiện từ năm 2003, và ngay ở phần đầu tiên đã đặt những nền móng quan trọng cho thể loại game FPS hiện đại. Giải thưởng BAFTA (Giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh quốc) cho hạng mục tựa game của năm là một sự công nhận xứng đáng. Từ đó đến nay tuy phong độ không phải lúc nào cũng ổn định nhưng nhìn chung thì CoD luôn được đánh giá cao bởi giới phê bình. Call of Duty Finest Hour, Modern Warfare, Modern Warfare 2, Black Ops và Mobile cũng nhận được giải BAFTA.
Ngoài giải thưởng này, Call of Duty còn gặt hái được hai danh hiệu DICE Game of the Year: Một cho tựa game đầu tiên và một cho bản Modern Warfare khác vào năm 2007. Bản thân Modern Warfare cũng vô cùng sáng giá trong series khi đoạt giải Golden Joystick cho hạng mục tựa game của năm, phần tiếp theo của nó cũng được tạp chí Time và Easy Allies vinh danh là tựa game hay nhất năm.
Final Fantasy (Trung bình 86/100 điểm Metacritic)
Dòng game Final Fantasy luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn cho thể loại RPG. Từ hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh, cốt truyện…. bất cứ tựa game Final Fantasy nào cũng đều nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của game thủ trên toàn thế giới.
Ở Nhật, series FF nhận được 3 giải Famitsu Game of the Year cho Final Fantasy II, IV và XII lần lượt vào các năm 1989, 1991 và 2006. Dòng game cũng nhận được 5 giải Grand Awards của Japan Game Awards cho những tựa game Final Fantasy VII, VIII, X, XI và XII.
Đắm mình trong thế giới Final Fantasy
Về phía phương Tây tạp chí Edge của Anh đã trao cho FFXII giải thưởng Game of the Year vào năm 2006. Game Informer cũng trao giải thưởng tương tự vào năm 1997 cho Final Fantasy VII.
Resident Evil (Bán được 107 triệu bản)
Resident Evil 4 chính là phần game danh giá nhất của cả dòng game. Nó nhận được đến 35 giải Game Of The Year từ các đơn vị truyền thông uy tín như Easy Allies, Edge, EGM, Game Informer và GameSpot.
Đương nhiên là cả dòng game không chỉ có phần 4 là xuất sắc, phần đầu tiên và phần 5 cũng nhận được nhiều giải thưởng danh giá và được đón nhận nhiệt liệt khi phát hành. Gần đây hơn, Capcom đã làm lại Resident Evil 2 và tựa game đã nhận được đến 92 giải Game Of The Year từ Golden Joystick, Empire và Entertainment Weekly.
Pokémon (Pokémon GO là game thắng đậm nhất)
Game thủ chúng ta hẳn cũng không còn quá xa lạ với Pokémon – một cái tên rất nổi tiếng trong ngành game. Trong khi những dòng game chính thường xuyên nhận được nhiều giải thưởng danh giá thì Pokémon GO lại là tựa game thắng đậm nhất.
Đây là trò được Niantic phát triển dành cho nền tảng mobile, ứng dụng công nghệ thực thế ảo tăng cường để game thủ có thể truy bắt Pokémon ngay ngoài đời thực. Với tính năng thú vị này, Pokémon GO đã nhận được 3 giải thưởng Game of the Year từ 3 trang báo khác nhau, 2 giải Game Awards cho nội dung Best Family Game và Best Mobile Game, và 1 giải BAFTA cho nội dung Best Mobile Game.
Tuy nhiên, đây không phải là giải BAFTA duy nhất mà series này nhận được. Trước đó, Pokémon Yellow đã thắng giải Handheld Game of the Year vào năm 2000. Dòng game này có 3 giải Game of the Year từ Famitsu cho Pokemon Diamond và Pearl vào năm 2006, Pokémon Sun và Moon, Pokemon Sword và Shield. Giải VSDA Awards cũng từng vinh danh Pokémon Stadium là tựa game xuất sắc nhất trong năm 2000.
Mega Man (Tổng cộng 100 game thuộc series)
Series này chỉ có 1 giải lớn duy nhất là Game of the Year của Golden Joystick Award vào năm 1990, nhưng nhờ có số lượng game khổng lồ (chỉ đứng sau dòng game Mario) nên series Mega Man đã giành được rất nhiều giải thưởng.
Phiên bản đầu tiên giành được giải thưởng Star Player từ tạp chí The Games Machine, còn phần tiếp theo của nó thì đạt được 2 giải vào năm 1989 của Nintendo Power Awards với hạng mục Best Graphics and Sound và Best Play Control. Những tựa game sau đó thì cứ liên tục giành được giải tại Nintendo Power Awards, đó là chưa kể những tờ báo khác cũng trao cho những tựa game Mega Man rất nhiều danh hiệu.
Những tựa game offline đã trở thành "huyền thoại" với các thế hệ game thủ 8-9x (p2)
Những tựa game này chắc chắn là một phần không thể thiếu trong các quán net thời xa xưa.
Ở phần trước, chúng ta đã tới với một số tựa game offline mà tên tuổi của nó đã trở thành thương hiệu đi vào lòng người. Và ở phần tiếp theo, series này sẽ còn dài hơn nữa với những trò chơi có lẽ cũng nên được liệt vào hàng kinh điển.
Yu-Gi-Oh! Power of Chaos
Chắc chắn, Vua Trò Chơi là một trong những bộ truyện mà gần như đứa trẻ nào ở thập niên 8-9x cũng đều đọc qua. Và ở đó, những quân bài ma thuật, những cái tên như Rồng Trắng Mắt Xanh, Vị Thần Sức Mạnh luôn mang tới những sự hấp dẫn, thú vị trong từng trận đấu, chi tiết. Thế nên, không lạ khi mà Yu-Gi-Oh! Power of Chaos chẳng mất quá nhiều thời gian để nhanh chóng trở thành một hit của thị trường làng game Việt.
Thực tế, có khá nhiều phiên bản game bài ma thuật Yugi Oh trên thế giới, nhưng với các game thủ Việt, Yu-Gi-Oh! Power of Chaos vẫn là cái tên quen thuộc nhất. Nối tiếp sau phần này còn là hai phiên bản riêng của Kaiba và Jonouchi nữa đấy.
Road Rash
Nhắc tới các tựa game tiêu khiển thời gian mà bỏ qua Road Rash thì chắc chắn là điều cực kỳ sai. Về cơ bản, tựa game đua xe này đã được ra mắt từ những năm 1990, nhưng tới tận thời điểm những năm 2000, Road Rash vẫn đang làm mưa làm gió đối với các game thủ Việt.
Xét về đồ họa hay gameplay, tựa game này chắc chắn không thể so sánh với các game đua xe khác như Need for Speed. Tuy nhiên, cái hay của Road Rash là việc bạn đang tham gia một màn đua xe bất hợp pháp, và thậm chí có thể dùng vũ khí để tấn công bộ phận bảo an kèm theo các tay đua khác trên đường. Sự gay cấn, kịch tính chính là những gì mà Road Rash mang tới cho người chơi.
Mega Man
Zero và X - hai nhân vật đã vô cùng quen tai với mọi game thủ Việt thế hệ ấy xuất phát từ chính tựa game Mega Man này. Nhiều người có thể gọi là Pacman cũng không sao, khi mà Mega Man vốn có khá nhiều cách gọi. Về cơ bản, chính những màn trừ gian diệt bạo, đánh boss khó chẳng kém Dark Soul bây giờ đã làm nên thương hiệu của Mega Man. Tất nhiên, trên quãng đường trừ gian diệt bạo, bạn cũng có thể thu thập thêm vũ khi mới (nếu lựa chọn X) và kỹ năng (nếu lựa chọn Zero).
Theo ý kiến của nhiều người, Zero chơi khó hơn X. Còn thực tế thế nào thì ai đã trải nghiệm rồi sẽ biết nhé.
Heroes 3
Chắc chắn, đây sẽ là tựa game tốn nhiều thời gian, trí óc và cả thể lực nhất đối với mọi game thủ. Và thường thì các 8x xưa mới là những người cày Heroes một cách ác liệt nhất. Heroes không phải là tựa game dành cho những người thiếu kiên nhẫn, và từng bước di chuyển, chiến thuật đều phải được hoạch định kỹ lưỡng, nếu như bạn không muốn phải thêm một lần mất thời gian với trò chơi này. Nhìn chung, có lẽ nên dùng hai từ "Huyền Thoại" để nói về tượng đài này.
Resident Evil Village cập nhật tính năng đặc biệt, lần đầu tiên xuất hiện trong series Resident Evil Village mang khá nhiều hơi hướng của game sinh tồn, nhập vai, thế giới mở. Theo thông tin được Game Informer tiết lộ, Resident Evil Village sẽ cập nhật một tính năng mới, lần đầu tiên xuất hiện trong series này. Đó là việc game thủ có thể săn bắn các con vật để làm đồ ăn. Trong trailer giới thiệu,...