Top 10 quốc gia “ôm” nhiều vàng nhất thế giới
Ấn Độ và Trung Quốc tiêu thụ nhiều vàng bậc nhất thế giới, nhưng lại không lọp top 5 trong danh sách này, Business Insider tổng kết.
10. Ấn Độ
Trữ lượng vàng chính thống: 557,7 tấn
Tỷ vàng trong dự trữ ngoại hối: 7,3%
Lượng vàng nhập khẩu vào Ấn Độ được dự đoán sẽ tiếp tục sụt giảm năm thứ 3 liên tiếp, trong khi Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đang giám sát việc nhập khẩu.
Trong tháng Sáu, Ngân hàng dự trữ Ấn Độ đã nới lỏng các quy định tín dụng, cho phép ngân hàng có thể tịch thu các tài sản cầm cố bằng vàng với điều kiện “số vàng này không sử dụng vào mục đích cuối cùng là nông nghiệp”.
Hiện chính phủ nước này đang nỗ lực giảm thiểu hoạt động mua kim loại quý trong dân chúng.
Lượng vàng nhập khẩu cao quá mức được cho là nguyên nhân dẫn đến cán cân thâm hụt trầm trọng.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ – Raghuram Rajan cho biết có thể quốc gia này sẽ trả các khoản nợ bằng vàng.
9. Hà Lan
Trữ lượng vàng chính thống: 612,5 tấn
Tỷ vàng trong dự trữ ngoại hối: 54,3%
Một phần lớn trữ lượng vàng của Hà Lan đang được cất giữ tại Mỹ, phần nhỏ khác được để tại Canada và Anh.
Theo ước tính, có khoảng 10% trữ lượng đang được giữ tại Amsterdam.
Đầu năm nay, Hà Lan cho biết đang lên kế hoạch chuyển lại số vàng trên về nước.
8. Nhật Bản
Trữ lượng vàng chính thống: 765.2 tấn
Tỷ vàng trong dự trữ ngoại hối: 2.5%
Năm 1950, Nhật Bản chỉ nắm trong tay 6 tấn vàng.
Video đang HOT
Trữ lượng vàng tại Ngân hàng Trung ương nước này nhảy vọt lần đầu tiên 9 năm sau đó, khi định chế này mua liền 169 tấn vào năm 1958.
Năm 2011, Ngân hàng Nhật Bản bán vàng để bơm hơn 19 tỷ USD vào nền kinh tế, nhằm mục đích bình ổn các nhà đầu tư sau thảm họa kép động đất và sóng thần.
7. Thụy Sỹ
Trữ lượng vàng chính thống: 1.040,0 tấn
Tỷ vàng trong dự trữ ngoại hối: 8,0%
Trong tháng Bảy, ngân hàng Thụy Sỹ báo lãi 17,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, một phần nhờ giá vàng phục hồi.
Năm 1997, có nhiều đề xuất cho rằng quốc gia này nên bán đi một phần trữ lượng vàng vì chúng không còn được coi là “công cụ cần thiết phục vụ chính sách tiền tệ”.
Năm 2000, quốc gia này bắt đầu bán đi 1.300 tấn vàng thặng dư theo Thỏa thuận vàng Ngân hàng trung ương (CBGA).
Đây là cam kết mà Ngân hàng Trung ương châu Âu thay mặt cho 15 Ngân hàng Trung ương đưa ra nhằm khống chế lượng vàng bán ra hàng năm.
Trong đó, CBGA 1 có thời hạn từ ngày 27/09/1999 – 26/09/2004, CBGA 1 từ 27/09/2004 – 26/09/2009 và CBGA 3 từ tháng 9/2009 – tháng 9/2014.
Tại Thụy Sỹ, 1,170 tấn được bán theo CBGA 1 và 130 tấn được bán theo CBGA 2.
Thụy Sỹ cho biết sẽ không bán vàng theo CBGA 3.
6. Trung Quốc
Trữ lượng vàng chính thống: 1.054,1 tấn
Tỷ vàng trong dự trữ ngoại hối: 1,1%
Trung Quốc chính thức vượt mặt Ấn Độ trở thành thị trường tiêu thụ vàng lớn nhất vào năm 2013.
Tuy nhiên, vàng vẫn giữ tỷ lệ khá thấp trong kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tại 1,1%, so với mức trung bình 10% của toàn thế giới.
Tích trữ vàng là một nhiệm vụ cần thiết đối với quốc gia này, trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh đang muốn quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, tham vọng biến đồng nội tệ thành đồng tiền dự trữ.
5. Nga
Trữ lượng vàng chính thống: 1.094,7 tấn
Tỷ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,7%
Nga tăng trữ lượng vàng vào tháng 2/2014, vượt qua cả Thụy Sỹ và Trung Quốc.
Trong tháng Tám, Ngân hàng Trung ương Nga còn quyết định tiếp tục mua vào vàng, đa dạng hóa khỏi đồng USD và euro sau khi hứng nhiều đòn trừng phạt từ phương Tây.
Trữ lượng vàng trong Ngân hàng Trung ương Nga đã vượt mốc 1.000 tấn lần đầu tiên vào quý III/2013.
4. Pháp
Trữ lượng vàng chính thống: 2.435,4 tấn
Tỷ vàng trong dự trữ ngoại hối: 65,1%
Pháp bán ra 572 tấn vàng trong CBGA 2, ngoài ra, Pháp cũng chuyển khoảng 17 tấn cho Ngân hàng thanh toán quốc tế năm 2004 để thanh toán thỏa thuận mua cổ phần của ngân hàng ngày.
Pháp cho biết không có ý định bán vàng trong CBGA 3.
Theo Ngân hàng Trung ương, định chế này sẽ không bán vàng dự trữ vì tự tin vào năng lực và sự đa dạng hóa, điều có thể thẩm thấu phần nào các biến động trong bảng cân đối thu chi.
3. Ý
Trữ lượng vàng chính thống: 2.451,8 tấn
Tỷ vàng trong dự trữ ngoại hối: 67%
Ý không còn bán vàng theo CBGA 1 và 2, cũng chưa thông báo kế hoạch bán vàng theo CBGA 3.
Tuy nhiên vào năm 2011, các nhà băng tại Ý đã trông chờ Ngân hàng Ý mua vào vàng và củng cố bản cân đối thu chi trước bài kiểm tra “ sức khỏe” nhà băng – stress test.
2. Đức
Trữ lượng vàng chính thống: 3.384,2 tấn
Tỷ vàng trong dự trữ ngoại hối: 68,4%
Đức giảm trữ lượng vàng vào tháng 10 năm ngoái.
Hàng năm, ngân hàng Bunesbank bán ra 6 – 7 tấn vàng cho Bộ Tài chính nước này.
Đức đã bán vàng trong CBGA 1 và 2 nhằm mục đích đúc tiền xu vàng lưu niệm.
Trong năm đầu tiên của CBGA3 (2008 – 2009), ngân hàng Bundesbank bán khoảng 6 tấn.
1. Mỹ
Trữ lượng vàng chính thống: 8.133,5 tấn
Tỷ vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,9%
Ngay từ năm 1952, Mỹ đã là nước dự trữ vàng nhiều nhất thế giới với trữ lượng lên tới 20.663 tấn.
Trữ lượng vàng lần đầu tiên trượt xuống dưới mốc 10.000 tấn trong năm 1968.
Theo Biz Live
Triều Tiên sở hữu hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới
Theo tờ Business Insider, Triều Tiên hiện đang vượt qua cả Mỹ, sở hữu số lượng tàu ngầm lớn nhất thế giới lên tới 78 chiếc, dù không hiện đại song rất bền.
Trong bài đăng "35 quân đội hùng mạnh nhất thế giới", Business Insider dựa trên dữ liệu của Global Firepower - một tổ chức chuyên đánh giá về sức mạnh quân sự, cho hay, Triều Tiên hiện có 78 tàu ngầm thường và nhỏ trong khi Mỹ chỉ có 72 chiếc.
Thông tin này lập tức đã thu hút sự quan tâm lớn của người Hàn Quốc, quốc gia gần đây phát hiện ra rằng nước này kém xa quốc gia láng giềng phía Bắc về mặt số lượng tàu ngầm.
Một chiếc tàu ngầm của Triều Tiên do Trung Quốc sản xuất
Theo báo cáo trên, với các số liệu tính tới tháng 4/2014, Trung Quốc xếp thứ 3 trong danh sách với 69 tàu ngầm, tiếp theo là Nga 63 tàu ngầm, Iran 31 chiếc, Hàn Quốc 14 chiếc và Nhật chỉ 16 chiếc.
Tuy nhiên, tờ báo này cũng cho hay, Triều Tiên chỉ đứng số 1 thế giới về số lượng tàu ngầm chứ không đề cập tới chất lượng của nó.
"Tuy nhiên, phần lớn các tàu ngầm không sử dụng được. 1/3 số tàu ngầm của Triều Tiên là chạy bằng động cơ diesel Romeos rất ồn, vốn đã lạc hậu từ những năm 1961. Các tàu ngầm này chi có loại vũ khí tầm 6 km trong khi một tàu ngầm Mỹ được trang bị loại vũ khí bắn xa gấp 30 lần".
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã xác nhận tính xác thực của bài viết và cho rằng Bình Nhưỡng đang sở hữu khoảng 70 tàu ngầm, chủ yếu là cho các mục đích xâm nhập.
Bình Nhưỡng được cho là coi đội tàu ngầm này như một phần của năng lực quân sự bất đối xứng trong cuộc chiến hai đối thủ được trang bị tốt hơn là Mỹ và Hàn Quốc.
Người phát ngôn Bộ quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok hôm 28.7 cho biết Triều Tiên vẫn đang sử dụng các tàu ngầm thế hệ cũ với những loại có kích thước nhỏ, có trọng lượng dưới 300 tấn và không thể di chuyển xa.
Hình ảnh đội tàu ngầm Triều Tiên xuất hiện trong một đoạn phim được công bố trên truyền hình trung ương
Lee Yil-woo, một cựu sĩ quan quân đội Hàn Quốc và một nhà phân tích của Mạng lưới quốc phòng Hàn Quốc, nói dù tàu ngầm của Triều Tiên là cũ kỹ và dường như vô dụng nhưng chúng vẫn có khả năng đe dọa Hàn Quốc do đặc điểm địa lý của bán đảo Triều Tiên. Vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên là vùng nước sâu, nếu tàu ngầm Triều Tiên lặn sâu hơn 200 mét dưới mặt nước biển thì các thiết bị sóng âm của Hàn Quốc có thể không phát hiện được. Dù Triều Tiên có khoảng 60 tàu ngầm nhỏ nhưng chúng hoàn toàn có thể bắn được ngư lôi, chuyên gia quân sự này cho biết.
Một báo cáo của LHQ phát hành hồi tháng 3 cho thấy Bình Nhưỡng sử dụng nhiều cách thức tinh vi để lách lệnh cấm vận vũ khí của LHQ, bao gồm huy động đại sứ quán Triều Tiên tại các quốc gia vào cuộc.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Láng giềng Trung Quốc đua nhau nhập khẩu vũ khí Lo sợ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ và Pakistan đang tăng cường khả năng quân sự, trở thành những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Trang tin Business Insider dẫn kết quả nghiên cứu gần nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy, ba nước nhập khẩu vũ...