Top 10 phát minh để đời của nhân loại
“Tủ lạnh” thời cổ đại, máy bán hàng tự động… là những phát minh vô tiền khoáng hậu và được sử dụng trong đời sống thường nhật ngày nay.
Những “chiếc tủ lạnh” thời cổ đại là một trong những phát minh đỉnh cao vẫn còn sử dụng đến ngày nay. Năm 400 sau Công nguyên, người Ba Tư đã làm chủ kỹ thuật lưu trữ, bảo quản đá từ mùa đông đến mùa hè trên sa mạc nắng nóng, khô hạn. Một số lượng lớn đá được lấy từ các ngọn núi gần đó trong suốt mùa đông và bảo quản trong một “hầm đá” hay còn được gọi là Yakhchal, cao 18m so với mặt đất. Khi mùa hè đến, họ lấy đá sử dụng để làm mát cơ thể…
Máy bán hàng tự động. Vào thế kỷ 1, người Ai Cập đã phát minh ra máy bán hàng tự động và được sử dụng để bán nước thánh ở ngôi đền. Khi đó, người dân phải bỏ 5 đồng drachma (tương đương 4,40 USD ngày nay) để mua nước thánh ở máy bán hàng tự động đầu tiên trên thế giới.
Khóa cửa được Ai Cập phát minh vào khoảng 2.000 năm trước công nguyên. Tuy nhiên, một số người cho rằng phát minh này ra đời từ trước đó. Vào thời ấy, ổ khóa làm bằng gỗ. Ổ khóa gồm thanh trục lõm được kết nối với các lẫy (pins) có độ dài khác nhau có thể được thao tác bằng cách chèn vào đó chìa khóa.
Hệ thống bưu chính. Người Assyria được cho là người đã phát minh ra hệ thống, dịch vụ bưu chính đầu tiên trên thế giới. Hệ thống này dùng để vận chuyển thư từ giữa các thành phố và có các trạm chuyển tiếp. Thậm chí, một số người truyền tin, gửi thư còn giả giọng, đảm bảo nội dung, thông điệp của người gửi đúng ngữ điệu của chủ nhân tới người nhận.
Đồng hồ công tơ mét – công cụ hữu hiệu dùng để đo đoạn đường đã đi được là một trong những phát minh vĩ đại của người La Mã thời cổ đại. Phát minh này được cho là do Vitruvius sáng chế vào thế kỷ 1 trước công nguyên.
Bỏng ngô là một phát minh bất ngờ của người Aztec khi xâm lược Tây Ban Nha. Bỏng ngô đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa của người Aztec. Nó được làm thành vòng cổ, đồ trang trí trên mũ và một số bức tượng có ý nghĩa tôn giáo. Người ta đã tìm thấy về sự xuất hiện của bỏng ngô tại nơi ở của bộ tộc Anasazi Utah sống vào khoảng năm 350 trước công nguyên.
Video đang HOT
Nhảy dù được cho là phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại. Theo tài liệu ghi chép của một số nhà sử học, vào thế kỷ 1 trước công nguyên, vua Thuấn đã tìm cách thoát thân khi cha ông có ý định giết ông bằng cách phóng hỏa tòa nhà ông ở. Lúc bấy giờ, vua Thuấn đã lấy một cặp mũ tre và sử dụng sức gió để nhảy từ trên cao từ từ chạm xuống đất an toàn.
Kẹo bạc hà là một trong những phát minh thú vị của Ai Cập dùng để khử mùi hôi miệng. Sản phẩm này lần đầu tiên được đề cập trong tài liệu từ thế kỷ 16 trước công nguyên. Người Ai Cập gặp vấn đề liên quan đến mùi khó chịu từ các căn bệnh về răng miệng nên đã phát minh ra kẹo bạc hà làm từ trầm hương, nhựa thơm và quế. Họ đun sôi hỗn hợp trên với mật ong rồi vo tròn lại thành những viên nhỏ để mọi người dễ dàng sử dụng.
Áo ngực thể thao là một phát minh vĩ đại của người Hy Lạp cổ đại. Khi đó, nó được đặt tên là apodesmos. Ban đầu, nó được phụ nữ tham gia các sự kiện thể thao sử dụng. Nó sẽ giúp các nữ vận động viên di chuyển thuận lợi, thoải mái hơn khi thi đấu.
Người Ai Cập cổ đại còn phát minh ra đồ cắt tóc và cạo mặt. Họ cảm thấy một bộ tóc bù xù rậm rạp không hợp vệ sinh, mất thẩm mỹ trong thời tiết nóng bức. Vì vậy, họ thường xuyên cắt tóc và cạo mặt. Ban đầu, những vật dụng được dùng để cạo tóc và mặt là bộ lưỡi dao đá nhọn lắp với tay cầm bằng gỗ. Sau đó, chúng được thay thế bằng lưỡi dao cạo bằng đồng.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại: Kỳ công, mất hàng nghìn năm để tạo nên kỳ tích cho đời sau nhưng đầy bí ẩn
Mặc dù nhiều bí ẩn xung quanh quá trình ướp xác, nhưng đây vẫn được xem là thành tựu y học Ai Cập cổ đại.
Người Ai Cập cổ đại tin một phần linh hồn của con người sẽ mãi mãi gắn liền với thể xác. Cho nên, để bảo vệ những linh hồn ở thế giới bên kia, họ phải giữ phần thể xác không bị phân hủy. Vậy thì làm thế nào để tạo ra một xác ướp vẫn nguyên vẹn qua hàng ngàn năm?
Trong những ngày đầu tiên, xác ướp do người Ai Cập cổ đại tạo ra không tồn tại quá lâu. Bởi vì phương pháp ướp xác ban đầu rất đơn giản, họ chỉ bọc quanh thi thể bằng một miếng vải. Nhưng nếu chỉ làm như vậy sẽ khiến phần xác ướp mau bị thối rữa. Mãi đến sau này, người Ai Cập cổ đại mới "phát minh" ra một kỹ thuật ướp xác tạo ra tất các xác ướp "hoàn hảo" mà chúng ta đã tìm thấy ngày nay.
Theo Herodotos (một nhà sử học người Hy Lạp sống ở thế kỷ 5 trước Công nguyên, ông được coi là "người cha của môn sử học" trong văn hóa phương Tây), phải mất ít nhất 70 - 100 ngày để tạo ra một xác ướp.
Trước tiên, sau khi một người qua đời, thi thể sẽ được đến một phòng nhỏ chuyên ướp xác. Tại đây, xác người chết được đặt một bàn cao khoảng nửa mét, xung quanh là nhiều công cụ kỳ lạ. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, đầu tiên họ sẽ dùng một chiếc móc kim loại đặc biệt , đóng vào hộp sọ từ lỗ mũi và nhẹ nhàg khuấy cho đến khi tủy não chảy dọc theo mũi ra ngoài.
Sau khi lấy hết dịch não, họ đổ rượu vào bên trong, cũng từ đường mũi, để làm sạch và khử trùng.
Như chúng ta đã biết, khi một người chết vẫn có nhiều enzyme tiêu hóa và vi khuẩn trong các cơ quan nội tạng. Nếu để chúng lại, toàn bộ thi thể có thể nhanh chóng bị "nuốt chửng" từ bên trong. Để tránh tình trạng này, ở bước thứ 2 của quy trình ướp xác, người Ai Cập cổ đại sẽ rạch một đường ở bụng trái của người chết, lần lượt lấy ra toàn bộ gan, ruột, dạ dày, phổi và các cơ quan nội tạng khác.
Trái tim là bộ phận duy nhất được giữ lại trong thi thể. Bởi vì người Ai Cập tin rằng, trái tim chứa ý thức và tính cách của một người, sau khi chết sẽ bị "phán xét" nên phải giữ lại. Nhưng theo thống kê, chỉ có khoảng 25% xác ướp còn giữ trái tim bên trong. Do đó, nhiều người suy đoán, những xác ướp có trái tim có thể là những người khi còn sống có địa vị cao. Cũng có người cho rằng, nếu trái tim không còn nữa thì người đó sẽ không thể hồi sinh.
Không giống như phần não bị vứt đi, các nội tạng khi lấy ra đều được làm sạch. Sau đó làm sạch nước bằng muối và ngâm nội tạng với dầu ăn hoặc nhựa thông lỏng. Tiếp đó lưu trữ trong một vật chứa có hình dạng như một cái lọ, gọi là bình canopic.
Bình canopic là những chiếc bình được sử dụng để cất giữ và bảo quản nội tạng của người chết trong nghi thức tang lễ của người Ai Cập cổ đại.
4 chiếc bình tượng trưng cho 4 người con trai của vị thần đầu đại bàng Horus, lần lượt là:
- Vị thần đầu người Imset chịu trách nhiệm bảo vệ gan
- Vị thần đầu sói Duamutef chịu trách nhiệm bảo vệ dạ dày
- Vị thần đầu khỉ đầu chó Hapi chịu trách nhiệm bảo vệ phổi
- Vị thần đầu chim Qebehsenuef chịu trách nhiệm bảo vệ ruột
Bước tiếp theo, rửa sạch xác người rỗng bên trong bằng rượu dừa và hương liệu, sau đó dùng một vài vật liệu để "bọc" xác chết tạm thời. Các bộ phận khác nhau sẽ dùng những vật liệu và cách thức khác nhau, như với hộp sọ rỗng, người ta sẽ dùng nhựa cây đổ vào thông qua đường mũi. Một thời gian ngắn sau, những người ướp xác sẽ dùng nước sông Nile "tắm rửa" cho thi thể lần cuối cùng. Đây là một công đoạn mang ý nghĩa tôn giáo. Sau khi "tắm rửa", xác người chuyển sang bước loại bỏ độ ẩm.
Cách đơn giản nhất là sử dụng Natron (một loại muối mỏ) khô phủ bên trong và bên ngoài thi thể. Natron khô là thành phần chính của các mỏ Natron tự nhiên, có thể không màu, trắng, xám hoặc vàng do lẫn tạp chất. Nó thường được dùng để làm soda, xút,... được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và gia đình hiện nay.
Vào thời cổ đại, Natron là một vật liệu quan trọng để giữ xác ướp nguyên vẹn theo thời gian. Không chỉ diệt vi khuẩn và ký sinh trùng, nó còn có thể loại bỏ nước ở các mô cơ thể, ngăn chặn quá trình phân hủy xác chết.
Trong một thời gian, người hiện đại đã nghĩ người Ai Cập cổ pha loãng Natron khô rồi đặt vào bên trong xác ướp. Mãi đến thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu mới phát hiện sự thật không phải như vậy, Natron khô được phủ đầy bên trong lẫn ngoài xác chết và được thay mới mỗi ngày. Tuy nhiên, có một số xác ướp đã được ngâm trực tiếp vào dung dịch Natron. Nhưng phương pháp này rất phức tạp vì xác chết phải được xử lý kĩ và vết rạch ở bụng trái phải được khâu lại. So với Natron khô, dung dịch Natron có thể bảo quản xác ướp tốt hơn.
Sau khoảng một tháng, người ta sẽ đặt vỏ cây quế, nhựa thông,... đầy khoang bụng của xác chết. Kế đó, dùng kim và chỉ khâu vết rạch ở bụng lại.
Ở bước tiếp theo, người Ai Cập cổ đại sẽ thoa một lớp nhựa cây lên toàn bộ thi thể, sau đó dùng tay xoa hỗn hợp dầu sáp lên trên.
Bước quan trọng nhất là quấn thi thể bằng vải lanh, họ sẽ quấn phần đầu trước, sau đó là toàn bộ phần thân của thi thể. Sau nhiều lớp vải lanh, cuối cùng họ bọc xác ướp bằng một tấm vải khổ lớn. Xác ướp trông khá cao vì được quấn nhiều lớp vải lanh quanh người, nhưng thực tế người Ai Cập cổ đại thường không cao.
Để khuôn mặt không bị phân hủy và biến dạng, họ đã dùng nhựa thông thoa lên phần mặt. Sau đó dùng sữa bò, rượu vang, sáp ong, hương liệu, nhựa thông, nhựa đường,... để làm màu và "trang điểm" cho xác ướp. Nhưng điều này khó mà khôi phục dáng vẻ ban đầu của người chết. Với phần hốc mắt trũng sâu, họ sẽ nhét đầy đá vào bên trong. Thời vua Ramesses III, người Ai Cập cổ đã tạo ra nhãn cầu bằng sứ thay vì đá như trước.
Thời vua Ramesses III, người Ai Cập cổ đã tạo ra nhãn cầu bằng sứ.
Bước cuối cùng là đội tóc giả, mặc quần áo, đeo trang sức và dùng một chút nước hoa. Trong cả quá trình, người Ai Cập cổ phải niệm chú liên tục, kéo dài đến ngày thứ 52. Ngày thứ 68 - 70 là lúc nhập quan, đặt xác ướp và cỗ quan tài đã chuẩn bị sẵn.
Phòng ướp xác lúc nào cũng có một lượng lớn các thi thể cần xử lý. Và các "thợ ướp xác" bận rộn đến mức không thể tránh khỏi việc ướp nhầm những thứ khác như gián, bọ,... Thỉnh thoảng, họ còn nhầm thẻ tên của các xác ướp.
Ngày thứ 68 - 70 là lúc nhập quan, đặt xác ướp và cỗ quan tài đã chuẩn bị sẵn.
Mặc dù xác ướp vẫn còn nhiều điều bí ẩn, nhưng đó vẫn được xem là thành tựu y học Ai Cập cổ đại. Trong quá trình ướp xác, họ đã tích lũy rất nhiều kiến thức giải phẫu, cũng bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa hệ tuần hoàn máu và chức năng tim.
Người Ai Cập cổ đại không chỉ làm xác ướp con người mà còn áp dụng kỹ thuật này lên động vật. Đối với họ, động vật là hiện thân của các vị thần và hàng triệu xác ướp mèo, chim,... đã được tạo ra. Trước đây, các nhà khoa học nghĩ rằng xác ướp động vật chỉ ở dạng thô nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy, kỹ thuật ướp xác động vật của người Ai Cập cổ đại cũng "điêu luyện" như việc bảo quản xác ướp ở người.
Theo AME/Helino
Cháy rừng tại Úc vô tình làm lộ công trình cổ xưa hơn cả Kim tự tháp Ai Cập Các vụ cháy rừng ở Úc đã làm lộ một hệ thống thủy lợi cổ được xây dựng bởi thổ dân bản địa, được cho là có tuổi thọ còn lâu hơn cả thời Ai Cập cổ đại. Hệ thống thủy lợi Budj Bim, di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2019 (Ảnh: Twitter) Di sản văn hóa cổ Budj...