Top 10 pháo tự hành bánh lốp nguy hiểm nhất thế giới (2)
Việt Nam được cho là dành sự quan tâm lớn tới pháo tự hành bánh lốp Caesar 155mm do Pháp chế tạo.
Vị trí thứ 6 thuộc về pháo tự hành bánh lốp Caesar 155mm – một trong những cái tên nổi tiếng trong ngành công nghiệp quốc phòng Pháp có khả năng cơ động nhanh dễ triển khai. Nó được Quân đội Pháp đưa vào trang bị từ năm 2000, bên cạnh đó nó cũng được xuất khẩu cho một số quốc gia như Thái Lan và Ả Rập Xê-út.
Caesar được phát triển nhằm thay thế cho mẫu pháo tự hành F3 155mm được trên khung gầm bánh xích hạng nhẹ AMX-13 đã lỗi thời của Quân đội Pháp. Caesar được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động và sử dụng các loại đạn pháo 155mm theo chuẩn NATO, tầm bắn tối đa của nó với đạn tăng tầm là 43km. Đặc biệt, Caesar cũng có thể bắn được cả đạn chống tăng dẫn đường với tầm bắn hiệu quả 34km. Tuy nhiên số lượng đạn pháo 155mm Caesar có thể mang theo khá hạn chế chỉ 18 viên.
Theo thiết kế, Caesar có thể triển khai và tấn công mục tiêu trong vòng 1 phút với kíp chiến đấu 6 binh sĩ và toàn bộ hệ thống pháo 155mm của nó được đặt trên khung gầm bánh lốp đặc chủng 6×6. Do có trọng lượng khá thấp chỉ tầm gần 18 tấn Caesar có thể dễ dàng được vận chuyển bằng các loại máy bay vận tải quân sự hạng trung.
Một trong những mẫu pháo tự hành bánh lốp thành công của Trung Quốc cho thị trường xuất khẩu là SH-1 155mm. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2007 nhưng SH-1 đã nhanh chóng tìm được những khách hàng đầu tiên của mình khi dành được hợp đồng xuất khẩu sang Pakistan và Myanmar.
SH-1 được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Norinco của Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên nó không được đưa vào trang bị cho Quân đội Trung Quốc và chỉ sử dụng đạn pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO. Theo giới thiệu của Norinco, SH-1 có tầm bắn tối đa với đạn tăng tầm lên tới 53km và có thể sử dụng các loại đạn pháo dẫn đường chính xác do Trung Quốc phát triển.
Video đang HOT
Một hệ thống pháo tự hành SH-1 có thể mang theo 25 đạn pháo 155m, nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống định vị mục tiêu và dẫn đường tiên tiến. SH-1 có kíp chiến đấu gồm 5 binh sĩ và đặt trên khung gầm bánh lốp đặc chủng 6×6 được bọc thép.
Vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng là pháo tự hành DANA 152mm do Tiệp Khắc chế tạo. Nó được thiết kế để thay thế dòng pháo tự hành bánh xích 2S3 Akatsiya của Liên Xô có trong Quân đội Tiệp Khắc lúc đó. Không giống như nhiều mẫu pháo tự hành thời điểm đó, DANA 152mm được đặt trên khung gầm bánh lốp đặc chủng được bọc thép. DANA được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 1984 với số lượng lên tới 750 hệ thống và vẫn đang phục vụ tại quốc gia khác nhau như Czech, Slovakia, Ba Lan và Libya.
Pháo tự hành DANA chủ yếu bắn đạn pháo 152mm của Liên Xô và đạn pháo 152mm do Tiệp Khắc sản xuất, tầm bắn hiệu quả của nó khá hạn chế chỉ tầm 18km và 20km với đạn pháo tăng tầm. Một hệ thống pháo tự hành DANA có thể mang theo tới 60 đạn pháp 152mm trong đó 40 viên được đặc trong hệ thống nạp đạn tự động.
Hệ thống nạp đạn tự động chính là lợi thế lớn nhất của DANA và nó là một trong những mẫu pháo tự hành đầu tiên trên thế giới trang bị hệ thống này. Đa phần các mẫu pháo tự hành do Tiệp Khắc phát triển đều sử dụng khung gầm bánh lốp do khả năng cơ động của chúng cũng như ít tốn kém trong quá trình phát triển và bảo trì như khung gầm bánh xích.
Tổ hợp pháo tự hành phòng thủ bờ biển Bereg: là mẫu pháo tự hành được Liên Xô phát triển từ những năm 1980, nó được thiết kế như một hệ thống hỏa lực hổ trợ cho tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động. Hiện tại chỉ còn một số ít tổ hợp pháo Bereg vẫn còn trong biên chế Quân đội Nga từ năm 2003.
Nhiệm vụ chính của Bereg là ngăn chặn lực lượng tàu nổi và tàu đổ bộ của đối phương với tầm bắn hiệu quả lên tới 20km, bên cạnh đó nó cũng có thể được triển khai để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất. Bereg được trang bị một pháo chính 130mm có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau kể cả đạn pháo dẫn đường bằng laser với tầm bắn tối đa 27km và mỗi tổ hợp có thể mang theo 40 đạn pháo 130mm.
Toàn bộ tổ hợp của Bereg được đặc trên khung gầm đặc chủng MAZ-543M 8×8 có khả năng cơ động cao thời gian triển khai nhanh, kíp chiến đấu của tổ hợp pháo tự hành phòng thủ bờ biển Bereg gồm 8 binh sĩ.
Đứng vị trí thứ 10 là một mẫu pháo tự hành khác của Israel mang tên Semser, cũng do công ty quốc phòng Soltam phát triển dành cho Quân đội Kazakhstan.
Semser được trang bị hệ thống pháo 122mm được phát triển dựa trên mẫu lựu pháo D-30 do Liên Xô thiết kế, nhằm tận dụng số lượng lớn pháo D-30 và đạn dược vẫn còn trong biên chế của Quân đội Kazakhstan. Do đó tầm bắn của Semser khá hạn chế chỉ tầm 15km.
Pháo tự hành Semser cũng được Soltam trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tích hợp toàn bộ hệ thống này được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng KamAZ-6350 8×8. Tuy nhiên trong quá trình đưa vào trang bị Semser lại bị Quân đội Kazakhstan đánh giá là hoạt động kém hiệu quả so với các nguyên mẫu ban đầu.
Theo_Kiến Thức
Sức mạnh pháo tự hành Caesar Việt Nam có thể mua
Khẩu đội pháo tự hành Caesar có thể rải hơn một tấn đạn pháo/phút hoặc 1.500 đạn nhỏ hoặc 48 đạn chống tăng ở tầm xa 40km.
Tờ TTU Online của Pháp gần đây đưa tin, công ty quốc phòng Nexter Systems của nước này dự kiến sẽ ký một hợp đồng cung cấp 18 pháo tự hành Caesar 155mm cho Việt Nam. Đây có thể coi là hợp đồng lớn đầu tiên hiện đại hóa trang bị Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam sau thời gian dài đầu tư cho không quân, hải quân.
Dù phải chịu sự cạnh tranh lớn từ Nga - đối tác truyền thống của Việt Nam, nhưng Nexter Systems đã giành được hợp đồng, cung cấp cho lực lượng pháo binh Việt Nam pháo tự hành cỡ nòng lớn Caesar 155mm, tờ TTU cho biết.
Theo tiết lộ của Nexter, Việt Nam sẽ đặt hàng 18 hệ thống pháo tự hành Caesar đầu tiên với mục tiêu trang bị tổng cộng tới 108 hệ thống pháo loại này cho các đơn vị pháo binh nhằm tăng cường khả năng phòng thủ từ xa.
Hệ thống pháo tự hành Caesar 155mm được phát triển từ năm 1990, chính thức giới thiệu trước công chúng năm 1994 và hiện có 4 nước sử dụng. Đáng lưu ý trong đó có cả Indonesia (37 khẩu) và Thái Lan (6 khẩu) - hai nước láng giềng Việt Nam.
Hệ thống pháo tự hành nặng 17,7 tấn, dài 10m, rộng 2,55m, cao 3,7m. Trên xe pháo không được thiết kế tháp pháo mà toàn bộ bệ pháo (nòng pháo, khoang chứa 16 viên đạn) đều "lộ thiên" ở đuôi xe tải 6x6 bánh.
Caesar được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động cùng nòng pháo 155mm/L52, tốc độ bắn tối đa có thể đạt đến 6-8 viên/phút trong chế độ bắn liên tục hoặc 3 viên/15 giây ở chế độ bắn nhanh. Kíp chiến đấu gồm 6 người.
Trong cabin xe pháo được trang máy tính kiểm soát hỏa lực FAST-Hit, hệ thống radar đo sơ tốc đầu nòng ROB4 và hệ thống định vị Sigma 30, GPS cung cấp cho pháo các tham số mục tiêu đảm bảo độ chính xác cao khi bắn.
Trong ảnh, pháo tự hành Caesar đang được triển khai chiến đấu với bộ phận càng chống giật đang cắm sâu vào đất để cố định pháo khi bắn.
Pháo tự hành Caesar có khả năng sử dụng nhiều loại đạn phù hợp cho hàng loạt nhiệm vụ tấn công mục tiêu được bảo vệ và không bảo vệ, thiết lập chướng ngại mang tính cơ động đối phó với lực lượng thiết giáp kẻ địch tiến công... Trong ảnh, pháo Caesar đang khai hỏa công kích mục tiêu.
Caesar có thể bắn hầu hết đạn pháo 155mm tiêu chuẩn NATO gồm: đạn nổ phá thường; đạn nổ phá mảnh thông thường; đạn nổ phá mảnh tăng tầm; đạn chống tăng đặc biệt; đạn khói và đạn chiếu sáng. Tầm bắn tối đa đạt 42km với đạn tăng tầm hoặc thấp hơn một chút với đạn thường.
Đặc biệt, Caesar có thể làm nhiệm vụ chống xe tăng - thiết giáp với 2 loại đạn đặc biệt gồm: đạn Ogre (chứa 63 bom nhỏ với cơ chế tự hủy, có khả năng xuyên giáp dày hơn 90mm, 6 đạn Ogre có thể rải 378 bom nhỏ trên diện tích 3 héc ta ở tầm bắn 35km); đạn Bonus (chứa 2 đạn con chống tăng thông minh với tầm bắn 34km, tấn công vào phần nóc xe tăng - nơi được bọc giáp kém nhất). Trong ảnh là xe tiếp đạn cho Caesar.
Theo tính toán, một khẩu đội 8 khẩu Caesar có thể rải hơn 1 tấn đạn trong vòng một phút; 1.500 đạn nhỏ hoặc 48 đạn chống tăng thông minh ở tầm xa đến 40km. Trong ảnh là 4 xe pháo trong tư chiến đấu được hỗ trợ bởi một loạt khí tài trinh sát, tính toán phần tử bắn phía sau.
Theo_Kiến Thức
Nga yểm trợ quân đội Syria phá vòng vây Phiến quân IS Nhờ vào hỏa lực xe tăng, pháo tự hành và các cuộc không kích yểm trợ của Nga, quân đội Syria đã phá vòng vây IS quanh một căn cứ không quân. Theo AP đưa tin, vào ngày 19/10, quân đội Syria đã áp sát một căn cứ không quân đang bị lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS vây hãm...