Top 10 “ông bố” giỏi chăm con nhất trong thế giới động vật
Nhân kỷ niệm Ngày của cha được tổ chức vào ngày 17/6 năm nay, chúng ta hãy cùng điểm mặt 10 ông bố chu đáo, tận tụy giỏi chăm con nhất trong thế giới động vật.
1. Khỉ cú
Khỉ cú
Loài khỉ cú Nam Mỹ có thói quen kết đôi với bạn đời trong suốt vòng đời. Trong đó, khỉ bố chịu trách nhiệm mang vác và chải lông cho những chú khỉ cú con còn khỉ mẹ đảm nhận công việc cho con bú.
2. Cá ngựa
Thực tế, cá ngựa là một loài thuộc họ nhà cá nhưng điều đặc biệt là con đực lại chịu trọng trách”mang thai”.
Vào mùa sinh sản, cá ngựa cái đẻ trứng vào trong một cái túi ở bụng con đực. Con đực thường mang trên mình khoảng 2.000 trứng cá ngựa con và sau 15 – 20 ngày những quả trứng này sẽ nở thành con. Cá ngựa con sẽ chiu ra khỏi cơ thể cá ngựa bố từ phần đuôi
3. Gà cát Namaqua
Hình ảnh một chú gà cát đang ấp trứng trong sa mạc Kalahari tại Nam Phi.
Thông thường công việc ấp trứng do gà mái đảm nhận thì ở loài gà cát Namaqua nhiệm vụ này được giao cho gà trống.
Những con gà bố có cách cung cấp nước cho con rất đặc biệt. Mỗi khi cần lấy nước cho con, gà bố sẽ tìm một hố nước sau đó nhúng phần lông bụng xuống nước.
Phần lông có thể chứa tới 40 ml nước và khi trở về tổ, gà con sẽ uống nước từ những chiếc lông bụng của bố. Đôi khi lượng nước trên lông của gà trống có thể cho các con uống tới 10 phút.
4. Bọ nước khổng lồ
Video đang HOT
Trong ảnh, một con bọ nước khổng lồ đang vác trên mình khoảng 150 quả trứng chờ tới ngày nở thành con.
Theo tập quán, sau khi giao phối, con cái sẽ đẻ trứng lên lưng con đực rồi tiết ra một chất keo tự nhiên gắn chặt những quả trứng này vào lưng con đực.
Con đực cõng trứng trên lưng trong suốt ba tuần. Chúng bảo vệ những quả trứng trên lưng rất cẩn thận, thi thoảng lại ngoi lên khỏi mặt nước để trứng được tiếp xúc với không khí nhằm tránh cho rêu không mọc phủ lên trứng.
5. Thiên nga cổ đen
Một con thiên nga cổ đen đực đang bơi trong hồ cùng đàn con và cõng trên lưng một con nhỏ tuổi.
Thông thường những con thiên nga non sẽ sống cùng bố mẹ trong gần 1 năm. Chúng ngồi trên lưng thiên nga bố mẹ trong suốt 1 tuần đời đầu tiên để nhận được hơi ấm và sự bảo vệ của bố mẹ. Do đó, cả thiên nga bố và mẹ cùng chia sẻ trách nhiệm nuôi và trông con.
6. Khỉ đuôi sóc
Khỉ đuôi sóc đực tại Nam Mỹ không chỉ đảm nhận nhiệm vụ bế con, cho ăn, bắt rận cho những con con mà còn đóng vai trò như một “bà đỡ” khi làm vệ sinh và liếm lớp nhầy bám trên lông cho những con non mới sinh.
Sự tận tụy của khỉ đuôi sóc bố bắt nguồn từ việc người bạn đời của nó đã phải hy sinh rất nhiều trong quá trình mang thai. Bởi bào thai thường chiếm tới 25% trọng lượng cơ thể của khỉ mẹ. Thông thưởng khỉ mẹ nặng 55 kg thì mỗi chú khỉ con sinh ra đã nặng 14 kg.
7. Đà điểu chân 3 ngón cỡ lớn
Trong thế giới loài chim, những con cái luôn đảm nhận vai trò chăm sóc con, nhưng ở loài đà điểu chân 3 ngón cỡ lớn thì vai trò này được hoán đổi.
Vào mùa sinh sản, những con cái thường giao phối cùng lúc với nhiều con đực. Sau đó chúng chọn tổ của một con đực để đẻ khoảng 50 quả trứng vào đó. Con đực sẽ ấp trứng trong 6 tuần và chăm sóc những con non.’
Những con đực này bảo vệ nghiêm ngặt cho các quả trứng tránh khỏi sự đe dọa tấn công của mọi loài động vật, kể cả đà điểu cái.
8. Ếch sủa
Ếch sủa là loài ếch được đặt tên theo âm thanh phát ra từ cổ họng giống như tiếng chó sủa.
Ếch đực chăm sóc những quả trứng trong vòng vài tuần. Nếu những quả trứng bị khô, ếch sủa bố sẽ làm ẩm chúng bằng chính phân của nó.
Ở những loài ếch khác, những con đực thường mang ấu trùng trên lưng hoặc nuốt vào vào miệng để cho những ấu trùng này có điều kiện sinh sôi và phát triển an toàn, tránh bị những loài khác ăn thịt.
9. Gián ăn gỗ
Những con gián ăn gỗ đực được công nhận là những ông bố mẫu mực. Gián ăn gỗ bố mẹ sử dụng chính gỗ làm nguyên liệu để xây tổ và tìm thức ăn cho các ấu trùng.
Những con gián bố còn săn lùng phân chim – chứa nguồn nitơ rất cần thiết đối với sự phát triển của ấu trùng, để mang về tổ.
Gián gỗ bố mẹ cũng là loài vô cùng sạch sẽ bởi chúng thường xuyên làm vệ sinh tổ của mình để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và tránh cho gia đình của nó khỏi bệnh tật.
10. Chim cánh cụt hoàng đế
Chim cánh cụt hoàng đế bố thường phải chịu đựng nhiệt độ xuống dưới âm độ trong quá trình ấp trứng và phải nhịn ăn để trông trứng.
Sau khi chim mẹ đẻ quả trứng duy nhất vào tổ, chim đực sẽ dùng cơ thể của mình để giữ ấm cho quả trứng. Trong 4 tháng chim bố hầu như không di chuyển xa quả trứng, trong khi chim mẹ thoải mái lặn ngụp dưới biển tìm thức ăn. Khi quả trứng nở, chim mẹ sẽ quay trở lại nuôi chim cánh cụt con cùng chim bố.
Theo Minh Thu/Infonet
Khám phá quan niệm sai lầm về động vật bạn vẫn "tin sái cổ"
Những quan niệm về động vật này là hoàn toàn sai lầm, nhưng lâu nay con người vẫn 'tin sái cổ' cho rằng mình đúng, và thực tế sự thực lại hoàn toàn đối lập.
Miệng của chó là sạch hơn của con người. Điều đó là không đúng sự thật. Miệng của loài động vật này có chứa nhiều vi khuẩn tương đương như miệng của con người.
Thú có túi ôpôt có thể treo mình lơ lửng bằng đuôi. Phim hoạt hình thường cho thấy hình ảnh loài thú có túi ôpôt treo mình lơ lửng bằng đuôi và thậm chí ngủ theo cách đó khiến nhiều người tin "sái cổ". Nhưng thực tế một cái đuôi của thú có túi ôpôt không đủ mạnh để giữ nó trong thời gian hơn một phút.
Chim sẽ bỏ con sau khi chim con bị con người chạm vào. Truyền thuyết về loài chim này hoàn toàn sai lầm, cho rằng chim mẹ sẽ bỏ rơi con khi nó ngửi thấy mùi con người trên con chúng, nhưng thực tế các loài chim không thể ngửi thấy mùi gì nhiều do dây thần kinh khứu giác rất nhỏ.
Đà điểu gặp kẻ thù sẽ chúi đầu vào cát. Khám phá này không đúng, đà điểu là những con chim chạy rất nhanh, do đó khi gặp kẻ thù chúng chỉ cần chạy đi.
Bọ ngựa cầu nguyện nổi tiếng ăn thịt bạn tình, nhưng thực tế điều như vậy gần như không bao giờ được nhìn thấy trong tự nhiên.
Cá vàng là động vật có trí nhớ rất ngắn. Đó là quan niệm sai lầm vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá vàng có khả năng ghi nhớ các tuyến đường phức tạp, thậm chí ghi nhớ âm thanh.
Niềm tin dơi là động vật mù hoàn toàn sai lầm. Sự thật là loài dơi thường dựa vào tiếng vang để tìm hiểu về môi trường xung quanh, kết hợp với tín hiệu thị giác để xác định nơi chúng cần phải đi.
Mèo chỉ di chuyển được bằng cách đi bộ là không đúng. Thực tế, loài mèo có phản xạ thăng bằng cho phép nó có thể nhảy và di chuyển trong không trung dễ dàng. Con vật có nhiều khả năng hạ cánh một cách duyên dáng từ trên cao.
Một năm sống của người bằng 7 năm của chó. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi thực tế các giống chó khác nhau có thời gian sống khác nhau. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu được lý do tại sao, nhưng những con chó lớn có xu hướng tuổi thọ ngắn hơn những con ngoại hình nhỏ hơn.
Mời quý vị xem video: Sinh vật kỳ quái hình dáng như bộ não người
Lưu Thoa
Theo Kienthuc.net.vn/Dodo
Vì sao 'chúa tể bầu trời' phải đập gãy mỏ, bẻ móng vuốt năm 40 tuổi Đại bàng, loài chim săn mồi cỡ lớn được mệnh danh là "chúa tể bầu trời" sinh sống ở nơi núi cao và rừng nguyên sinh. Điều gì khiến loại chim này phải đập gãy mỏ, bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt trong 150 ngày vào những năm 40 tuổi. Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ...