Top 10 nhân vật phụ được yêu thích đến mức có cả game riêng cho vừa lòng fan
Những nhân vật phụ nhưng ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người chơi.
Chúng ta đều có những nhân vật yêu thích trong thế giới game. Đó có thể là nhân vật chính, hoặc là nhân vật phụ, hay thậm chí là một nhân vật NPC (non-player character) có một thời khắc tỏa sáng nào đó. Thường thì những nhân vật phụ, nhỏ lẻ sẽ không được nhà phát triển ưu ái cho lắm, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ các bạn ạ. Vì các nhân vật phụ này có một lượng fan đông đảo nên nhà phát triển quyết định tạo ra một tựa game spin-off dành riêng cho họ luôn, để những người hâm mộ cảm thấy thỏa mãn. Sau đây là top 10 nhân vật phụ được yêu thích đến mức có cả game riêng cho vừa lòng fan.
Hầu như ai ai cũng đều biết hoặc từng thấy qua chú khủng long đáng yêu màu xanh Yoshi – người bạn đồng hành thân thiết của Mario. Chú khủng long này xuất hiện lần đầu trong tựa game Super Mario World (1990), và đến năm 1991 thì xuất hiện trong game Yoshi với vai trò là nhân vật chính. Yoshi (1991) là tựa game giải đố với nhiều yếu tố giống trò xếp gạch Tetris huyền thoại, ra mắt trên nền tảng NES ( Nintendo Entertainment System).
Kể từ thời điểm đó thì Yoshi đã trở thành một ngôi sao sáng chói trong các tựa game đi cảnh như Yoshis Story và Yoshi’s Woolly World. Với cái lưỡi “cộp mác” và phong thái vui tươi luôn thường trực trên khuôn mặt của Yoshi, nhân vật phụ này đã lấy lòng được rất nhiều game thủ kể từ lần đầu tiên xuất hiện.
Diddy Kong chính là cháu trai và bạn thân của Donkey Kong. Nhân vật phụ này không chỉ có tựa game riêng mang tên Donkey Kong Country 2: Diddys Kong Quest trên nền tảng Super Nintendo mà thậm chí tựa game này còn thành công hơn cả game gốc các bạn ạ.
Diddy Kong cũng có một vai chính trong Diddy Kong Racing trên hệ máy Nintendo 64, và đây cũng là một tựa game cực kỳ thành công vào thời điểm bấy giờ. Kể từ lúc đó thì Diddy Kong đã xuất hiện trong nhiều tựa game khác nhau, nhưng tiếc là không còn được đóng vai chính nữa.
Daxter là một trong những ví dụ điển hình cho mẫu nhân vật phụ mang tính cách cáu kỉnh. Vì thế cho nên cũng không quá bất ngờ khi thấy nhân vật này chuyển từ vai phụ trong Jak and Daxter thành nhân vật chính trong tựa game spin-off Daxter trên hệ máy PSP.
Daxter có cơ chế điều khiển giống Jak, nhưng bản thân Daxter cũng có một vài chiêu riêng và những món vật dụng độc đáo, biến tựa game hành động phiêu lưu cùng tên thành một sân chơi đúng nghĩa là của mình. Nhiều người so sánh Jak và Daxter như là Ratchet và Clank, và có lẽ bây giờ cũng là lúc mà Naughty Dog nên quay lại với Jak và Daxter, vì Ratchet và Clank bây giờ đã có phần game mới trên PS5 luôn rồi.
Mặc dù trong lần xuất hiện đầu tiên ở trò Persona 3 Portable, Vincent Brooks chỉ đóng vai cameo NPC trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhân vật phụ này lại trở thành một ngôi sao sáng trong Catherine và phiên bản remake Catherine: Full Body. Trong Persona 3 Portable, Vince chỉ được gọi đơn thuần là “Man Drinking Alone” (Người đàn ông uống rượu một mình), nhưng đây cũng là lúc xuất hiện một vài yếu tố ám chỉ về chi tiết cốt truyện sẽ xảy ra trong Catherine.
Catherine và Persona 3 Portable được phát triển song song với nhau, mặc dù Catherine ra mắt cách sau Persona 3 Portable tới 5 năm lận. Trong trò Catherine, Vince bị dày vò bởi những cơn ác mộng siêu nhiên khi anh phải đấu tranh để lựa chọn giữa bạn gái Katherine và một người phụ nữ mới xuất hiện trong cuộc đời mình, tên là Catherine.
Zack Fair
Mặc dù Zack là một nhân vật phụ không góp mặt được bao lâu trong phần Final Fantasy 7, thế nhưng những câu chuyện mà có sự hiện diện của anh ấy đều khiến fan hâm mộ dấy lên vô số các câu hỏi xoay quanh về những diễn biến xảy ra với Zack và Cloud, cũng như là về toàn bộ biến cố Nibelheim.
Crisis Core: Final Fantasy 7 được phát hành trên PSP vào năm 2007. Trong game, bạn sẽ điều khiển Zack lúc đang gia nhập vào SOLDIER khoảng 7 năm trước khi những sự kiện trong phần game gốc xảy ra. Tựa game này có thể nói là lấp đầy những khoảng trống mà fan hâm mộ đang khao khát được giải đáp. Ngoài ra, nó cũng mang đến một cái nhìn sáng lạn hơn về Zack là một con người như thế nào, và anh ta đã ảnh hưởng tới cuộc sống của Aerith lẫn Cloud ra sao. Bên cạnh đó, Crisis Core: Final Fantasy 7 cũng giới thiệu thêm một số nhân vật mới góp phần lột tả về quá khứ của Zack.
Top 10 chiêu trò cực độc mà nhà phát triển sử dụng để "gài hàng" game thủ
Những logic của nhà làm game thì không phải ai cũng có thể bắt bài...
Một trong những điều tuyệt vời của game là nó cho phép người chơi có thể tự do khám phá theo cách mà mình muốn. Mặt khác, nhà phát triển cũng hoàn toàn có thể "suy nghĩ out trình" để tạo ra một số tính năng, thủ thuật nhằm che mắt game thủ. Mục đích của việc này là để đem lại trải nghiệm mượt mà, thú vị nhất cho chúng ta, hay chỉ đơn giản là để che lấp những khuyết điểm xấu xí trong game. Sau đây là top 10 chiêu trò cực độc mà nhà phát triển sử dụng để gài hàng game thủ.
Cái bàn nhỏ thực chất là cái kệ được chôn xuống đất - The Elder Scroll V: Skyrim
Có một sự thật đó là tất cả các cái bàn nhỏ mà bạn thấy trong tựa game Skyrim đều là các cái kệ, tủ được nhà phát triển chôn một nửa xuống đất, và nửa còn lại thì để nhô lên nhìn giống cái bàn. Có thể nói, chiêu gài hàng này dư sức qua mặt được 99,99% game thủ từng chơi Skyrim kể cả là các game thủ này có bỏ hàng chục giờ đồng hồ để cày tựa game này đi chăng nữa. Đơn giản là vì nó nhìn giống cái bàn thật, và cũng chẳng game thủ nào soi kỹ một cái bàn nhỏ vô tri, vô giác tới mức có thể phát hiện ra nó là cái tủ cả.
Dù vậy, khi sự thật này được công bố thì bên cạnh việc làm người khác ngỡ ngàng, nó còn khiến cho nhiều người phải đặt dấu chấm hỏi về việc hao tốn tài nguyên RAM hệ thống. Lý do là vì khi chôn một nửa cái tủ xuống đất thì phần nửa đó vẫn sẽ tồn tại trong game, chỉ là chúng ta không nhìn thấy mà thôi nên chắc chắn nó sẽ ngốn thêm tài nguyên hệ thống. Nhưng dù sao đi nữa thì việc tận dụng lại các vật dụng có sẵn để tạo nên vật dụng khác cũng là cái hay của các nhà phát triển Skyrim.
Hiệu ứng âm thanh của máy móc phát ra từ miệng NPC - Half-Life
Trong cái khó ló cái khôn, khi một vấn đề bất chợt xảy ra mà chúng ta chưa được chuẩn bị kỹ để xử lý tình huống thì cách tốt nhất đó là ứng biến. Điều này được thể hiện rất rõ trong Half-Life, tựa game bắn súng được mệnh danh là hay nhất mọi thời đại. Cụ thể thì Half-Life đã vướng phải một số lỗi kỹ thuật ngoài ý muốn khiến cho các vật thể trong game khi được tương tác thì đáng lẽ sẽ phát ra âm thanh nhưng nó lại không phát.
Do đội ngũ làm game không thể xác định được lỗi này là gì nên họ đã nảy ra một sáng kiến đó là gắn hiệu ứng âm thanh của một vật thể lên chính nhân vật tương tác với vật thể đó. Ví dụ như nhân vật cảnh vệ Barney sẽ cử động miệng và phát ra hiệu ứng âm thanh của nút đóng mở cửa khi anh ta ấn vào nó. Nếu như bạn không để ý kỹ thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nhận ra rằng nhân vật Barney đã "lồng tiếng" cho cái nút bấm đóng/mở cửa ấy. Đây quả thật là một pha gài hàng game thủ rất tốt và rất tinh tế.
Nhân vật sẽ ngã sấp mặt nếu bạn đi tới khu vực mà game chưa kịp load - Jak & Daxter: The Precursor Legacy
Việc chỉ load các khung cảnh vừa đủ trong tầm nhìn của người chơi đang ngày càng trở nên phổ biến trong các thể loại game thế giới mở rộng lớn ngày nay, và Horizon Zero Dawn chính là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, nếu chúng ta quay ngược thời gian lại vào năm 2001, tức là mười mấy năm trước khi Horizon Zero Dawn ra đời thì các tựa game thế giới mở sẽ có xu hướng load hết cả map. Vậy làm thế nào để ngăn chặn những người chơi điều khiển nhân vật của mình đi tới các khu vực mà gama chưa kịp load để câu thêm tí thời gian mà nhìn vẫn hợp lý?
Đó thật sự là một câu hỏi khó khăn, tuy nhiên tựa game Jak & Daxter đã nảy ra một ý tưởng cực kỳ độc đáo, và xứng đáng được trao giải ý tưởng sáng tạo của năm. Đó chính là khiến cho nhân vật bị ngã sấp mặt.
Cụ thể thì khi bạn đi tới một khu vực mà game chưa kịp load thì nó sẽ khiến cho nhân vật bị té, và khiến cho người chơi không thể điều khiển được tầm khoảng 2 giây để câu giờ cho bản đồ được load đầy đủ. Hành động ngã té cũng được làm rất tự nhiên, và khoảng thời gian chờ 2 giây để nhân vật đứng dậy cũng rất là hợp lý khiến cho game thủ đôi khi không nhận ra là mình bị gài hàng. Thông thường thì game thủ bình thường sẽ ít gặp trường hợp này, chủ yếu là các game thủ chơi theo kiểu speedrun sẽ gặp nhiều hơn.
Khi hiện màn hình loading là Xbox đang bí mật khởi động lại - The Elder Scrolls III: Morrowind
Morrowind được ca tụng là một trong những tựa game nhập vai hay nhất trong thời đại của nó. Tuy nhiên, đối với những ai đã từng chơi qua trò này trên máy Xbox thì sẽ được tận hưởng thêm món "đặc sản" là màn hình loading sẽ cực kỳ lâu.
Có một điều ít ai biết rằng những màn hình loading đó thực chất là màn "tung hỏa mù" được tạo ra bởi Bethesda nhằm gài hàng game thủ. Họ dùng cơ hội này để khởi động lại (reboot) Xbox nhằm giải phóng bộ nhớ đệm. Todd Howard - Giám đốc game - từng thừa nhận trong một bài phỏng vấn rằng một trong những chiêu trò mà ông thích nhất trên Xbox là nếu bộ nhớ máy đang cạn kiệt, Morrowind có thể reboot Xbox mà người chơi không hề hay biết. Đó là lý do vì sao mà màn hình loading trong game thường hiện lên rất lâu.
Menu chọn màn chơi bí mật sẽ hiện lên khi dính lỗi - Sonic 3D Blast
Chiêu này của nhà phát triển Travellers Tales không những che mắt được game thủ mà còn cả nhà phát hành SEGA luôn các bạn ạ. Mặc dù bạn có thể dùng cheat code để truy cập menu chọn màn chơi bí mật, đôi lúc trong game bạn cũng có thể bắt gặp nó hiện ra một cách vô cùng ngẫu nhiên.
Jon Burton - Trưởng nhóm phát triển Sonic 3D Blast phiên bản Mega Drive - cho biết họ gài hàng game thủ bằng cách cố tình chèn đoạn mã để hiện menu này mỗi khi người chơi bắt gặp lỗi (bug) nghiêm trọng nào đó. Việc này sẽ cho phép game thủ có thể tiếp tục bất kỳ màn chơi nào mà họ thích và đồng thời che giấu chuyện game vừa mới bị crash. Thời gian sau này, game thủ đã mày mò ra được cách chủ động khiến game bị lỗi, đó là lắc lắc băng game khi nó còn đang cắm trong máy, khiến các chân tiếp xúc bị hở và game sẽ gặp lỗi.
Những nhân vật đáng yêu bậc nhất được nhiều game thủ ưa thích Không ít các tựa game đình đám sở hữu hình ảnh nhân vật được nhân cách hóa với những đường nét ngộ nghĩnh, đáng yêu để tạo sự gần gũi, yêu thích. 1. Chocobo - Final Fantasy Chocobo là tên giống chim (gà) hư cấu trong dòng game Final Fantasy. Chúng có hai hình mẫu thiết kế chính gồm: Một là kiểu cực...