Top 10 mẫu xe cũ sắp được nhập khẩu vào Mỹ cho dân sưu tầm
Theo quy tắc 25 năm, sắp tới sẽ có 10 mẫu “ xe chơi” đủ điều kiện để được nhập khẩu vào Mỹ, phần lớn là ô tô 2 cửa.
Luật pháp của Mỹ rất nghiêm ngặt trong việc nhập khẩu ô tô. Ngoài những mẫu xe hơi đã đáp ứng tiêu chuẩn “mang ý nghĩa lịch sử hoặc công nghệ” được miễn dưới dạng “trưng bày”, bất kỳ ô tô nào không được cấp phép tại Mỹ đều phải đợi 25 năm để được nhập khẩu và đăng kí sử dụng ở quốc gia này, theo quy tắc 25 năm.
Quy tắc 25 năm ra đời vào năm 1988 sau một thời gian các nhà sản xuất ô tô nội địa phàn nàn rằng việc nhập khẩu xe vào Mỹ dễ dàng khiến chất lượng, tiêu chuẩn an toàn không đồng đều. Về cơ bản, nó cấm nhập khẩu bất kỳ loại xe nước ngoài nào không dành cho thị trường Mỹ.
Do đó, cứ mỗi chu kỳ 25 năm được liệt kê, sẽ là dịp để người Mỹ chiêm nghiệm xem rằng sẽ được phép sở hữu những mẫu xe độc đáo trên thế giới mà trước nay chưa từng lăn bánh ở xứ sở cờ hoa.
Hiện tại, 1995 là mốc ra mắt gần đây nhất của một mẫu xe để có thể được đăng ký và nhập khẩu ở Mỹ theo quy tắc 25 năm. Dưới đây là 10 mẫu xe đã đáp ứng đủ điều kiện để nhập khẩu vào Mỹ.
Mẫu xe thể thao Lotus Elise của hãng Lotus được giới thiệu vào năm 1996. Đây là chiếc xe đã cứu Lotus và mở đường cho ý tưởng phát triển xe đua. Có thể thế hệ đầu tiên của Elise không thực sự sang trọng, nhưng nó đã có thiết kế cửa và thậm chí cả mái che khá thể thao. Với cân nặng khoảng 725kg, đây là một chiếc xe tuyệt vời để lái.
Lotus Elise S1 (Ảnh: Hotcars)
Sự hấp dẫn của mẫu xe này một phần nằm ở động cơ Rover K-Series dung tích 1,8 lít, một loại động cơ nhẹ cân nổi tiếng vì mang lại cảm giác thú vị khi lái. Tuy nhiên, mẫu xe Lotus Elise S1 chỉ được nhập khẩu để sử dụng cho đường đua do vấn đề khí thải.
Ra mắt vào năm 1995, mẫu xe GTV được Alfa Romeo thiết kế kiểu mui trần hoặc coupe nhằm thay thế dòng GTV6 đã cũ. Sự thay đổi lớn ở mẫu xe này là sự chuyển đổi từ hệ dẫn động cầu sau (RWD) sang hệ dẫn động cầu trước (FWD). Bên cạnh đó, thiết kế phần thân xe theo phong cách Pininfarina đã thu hút nhiều người mua. Thế hệ đầu tiên được trang bị động cơ I4 dung tích 2.0 lít.
Alfa Romeo GTV (Ảnh: Hotcars)
Cho đến tận năm 1997, động cơ mang tính biểu tượng và tốc độ Busso V6 với dung tích 3.0 lít mới được giới thiệu. Điều này nghĩa là người Mỹ sẽ phải chờ đợi lâu hơn nữa cho một mẫu xe mang đậm chất thể thao hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng chiếc Alfa Romeo GTV với động cơ 2.0 lít lại có khả năng xử lý tốt hơn nhờ trọng lượng nhẹ.
Dù tin hay không, mẫu xe coupe Puma có vẻ ngoài hấp dẫn này được thiết kế dựa trên nền tảng khiêm tốn nhất. Chung nền tảng với mẫu xe giá rẻ MK4 Fiesta, Ford đã điều chỉnh và tạo nên một chiếc coupe Puma thông minh với khả năng xử lý hàng đầu. Bên cạnh đó, những mẫu xe Puma tiêu chuẩn cũng có giá bán khá rẻ.
Mẫu xe Puma của hãng Ford (Ảnh: Hotcars)
Đến năm 1999, mẫu xe hiếm và đáng mong đợi hơn Racing Puma đã được ra mắt với trang bị thêm phanh của xe đua, hệ thống treo nâng cấp và một bộ bodykit bằng nhôm. Tất cả đều là những mẫu xe đáng mong đợi để lái. Tuy nhiên, sẽ có những lo ngại về lỗi tiềm ẩn rỉ sét của loại xe này.
Chiếc xe thể thao mui trần nhỏ nhắn dễ thương này được Fiat chế tạo và giới thiệu vào năm 1995. Với động cơ I4 dung tích 1,7 lít có điều khiển van biến thiên, Fiat Barchetta sản sinh công suất cực đại 130 mã lực, quá đủ dùng cho trọng lượng 1089kg khá nhẹ cân của nó.
Mẫu xe Fiat Barchettas được yêu thích ở Mỹ nhờ vào thiết kế vô lăng trái (Ảnh: Hotcars)
Một điều may mắn cho người Mỹ đó là tất cả những chiếc Fiat Barchettas đều được thiết kế với vô lăng bên trái. Điều này hoàn toàn phù hợp khi lái xe trên các con đường ở quốc gia này. Tuy nhiên, vấn đề duy nhất của những chiếc xe thể thao nhỏ bé này là nguy cơ bị rỉ sét sẽ làm ảnh hưởng đến độ cứng của cấu trúc xe.
Lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1996, tuy không nổi bật về hiệu suất nhưng Ford Ka là một mẫu xe đô thị mang tính cách mạng. Cũng giống như dòng Renault Twingo thế hệ đầu tiên, Ford Ka có thiết kế dễ thương với giá cả phải chăng.
Ford Ka có thiết kế gọn gàng và giá cả phải chăng (Ảnh: Hotcars)
Các mẫu xe SportKa sau này được ưa chuộng hơn với động cơ 1,6 lít khỏe khoắn và bộ bodykit hấp dẫn. Tuy nhiên, phải đến tận năm 2003 chúng mới được giới thiệu. Điểm yếu chí mạng của những chiếc xe này nằm ở nguy cơ bị rỉ sét do các tấm che nhựa dễ thành “bẫy nước”. Tuy nhiên, mẫu xe này vẫn được yêu thích nhờ vào thiết kế xe gọn gàng đậm chất tân cổ điển.
Hãng TVR rút khỏi Mỹ vào năm 1986. Đây là một điều đáng tiếc bởi rất nhiều mẫu xe chất lượng nhất đến từ hãng này đã ra đời sau giai đoạn này. Một trong những chiếc tốt nhất là TVR Cerbera, mang phong cách thể thao 2 2 vượt thời gian với vận tốc tối đa lên tới 273 km/h.
TVR Cerbera của hãng TVR (Ảnh: Hotcars)
Đây là mẫu xe đầu tiên sử dụng động cơ do TVR phát triển, loại V8 dung tích 4,2 hoặc 4,5 lít. Động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng được cung cấp từ năm 1998 nhưng không thu hút bằng. Khoảng 1500 động cơ trong số này được chế tạo, tuy nhiên nhiều động cơ đã bị nghi ngờ về độ tin cậy.
Peugeot 306 GTI-6 tiêu chuẩn là một chiếc xe thuộc phân khúc hatchback và có chất lượng tốt hơn dòng 205 GTI cùng hãng. Hệ thống lái dẫn động cầu sau và khả năng xử lý tuyệt vời đã biến mẫu xe 306 thành một chiếc hatchback “ nóng bỏng”. Phiên bản đặc biệt Peugeot 306 Ralley đã tạo nên bước tiến mới với việc giảm trọng lượng xe nhưng vẫn giữ được động cơ I4 dung tích 2 lít hiệu quả.
Mẫu xe Peugeot 306 Ralley (Ảnh: Hotcars)
Các phiên bản đặc biệt của mẫu xe này thậm chí còn vượt trội hơn về chất lượng với tổng trọng lượng nhẹ và thiết kế những đường sọc bảo vệ ở thân xe.
Sản xuất tại nhà máy Alpine cũ ở Dieppe, Sport Spider được chế tạo thành một mẫu xe đua. Sử dụng động cơ dung tích 1,8 lít của dòng Renault Clio, Spider có thể đạt tốc độ 217 km/h với công suất 147 mã lực. Tuy nhiên, với trọng lượng lên đến 907kg, dòng xe này lại khá nặng so với một chiếc xe đua.
Mẫu xe đua Sport Spider đến từ Pháp với thiết kế bên ngoài thú vị (Ảnh: Hotcars)
Tổng cộng 1.685 chiếc Sport Spider đã được sản xuất và phần lớn không có kính chắn gió. Mặc dù không nổi tiếng về khả năng lái xuất sắc với một chiếc xe đua, nhưng mẫu xe này lại mang vẻ ngoài thú vị và dễ lái.
Chỉ có 2.500 mẫu xe Pajero Evolution đặc biệt được sản xuất để Mitsubishi có thể cạnh tranh trong cuộc đua Dakar. Bên cạnh những thay đổi trong thiết kế khiến phiên bản tiêu chuẩn có vẻ ngoài hầm hố, Evolution còn sử dụng động cơ V6 dung tích 3,5 lít và có khả năng sản sinh công suất tới 275 mã lực.
Mẫu xe Nhật nội địa Pajero Evolution (Ảnh: Hotcars)
Những chiếc xe này cũng đã được bổ sung tính năng hỗ trợ lái xe trên các địa hình hiểm trở. Các tấm chắn bùn và tấm trượt gầm dùng để bảo vệ xe trong khi hệ thống treo độc lập đa liên kết cho phép lái xe đến mọi nơi. Những tài xế lái Pajero Evolution thực sự vui vẻ và tận hưởng bởi khả năng đi trên mọi địa hình dù bằng phẳng hay hiểm trở của nó.
Citroen Saxo VTS
Là một chiếc hatchback hấp dẫn đơn giản và chân thực, Citroen Saxo VTS sẽ sớm đủ điều kiện nhập khẩu vào Mỹ sau 2 năm nữa. Chỉ sản sinh công suất cực đại 118 mã lực, VTS có vẻ không quá đặc biệt nhưng nó rất dễ lái và gọn gàng.
Citroen Saxo VTS được sản xuất tại Pháp (Ảnh: Hotcars)
Các phiên bản đời đầu của dòng xe này đang dần trở nên khan hiếm. Nhiều chiếc đã bị phá hủy vào đầu những năm 2000, những chiếc khác thì bị rỉ sét theo thời gian hoặc cũng bị hư hỏng do va chạm. Mặc dù vậy, những mẫu xe nguyên bản của VTS có giá tương đối rẻ và mang lại cảm giác thú vị khi lái. Thêm vào đó, với nhiều người đam mê thì đây là chiếc Citroen hatchback nổi tiếng cuối cùng còn tồn tại.
Ford Puma - Anh em EcoSport thêm cấu hình khủng, đe nẹt Hyundai Kona hiệu suất cao
Dù Bắc Mỹ là sân nhà của Ford Fiesta ST, châu Âu mới là khu vực trân trọng mẫu xe hiệu suất cao này nhất và tình cảnh tương tự có thể xảy ra với Puma ST.
Nhiều fan ruột Ford đã chỉ trích việc thương hiệu này dùng hẳn dòng tên Puma (báo cuga - ám chỉ tốc độ) chỉ cho một mẫu SUV cỡ nhỏ, tuy vậy có vẻ như hãng làm vậy là có ý đồ và ý đồ đó là nhắm tới việc trình làng một phiên bản hiệu suất cao tương xứng với tên gọi trên.
Trong tuần này, Ford đã chính thức chào sân Puma ST - dòng SUV đầu tiên mang logo ST của hãng ở châu Âu và cũng mới chỉ là thứ 2 trên toàn cầu sau Edge ST. Về cơ bản, đây là mẫu xe kế nhiệm tinh thần của Racing Puma (1999 - 2001) nhưng sử dụng khung thân SUV để hợp xu thế thị trường hơn.
Về cơ bản Puma ST mang lại mọi giá trị giống Fiesta ST cộng thêm góc nhìn cao có được từ khoảng sáng gầm xe lớn hơn. Động cơ 1.0L tăng áp 3 xy-lanh (có thể ngắt 1 để tiết kiệm nhiên liệu) cũng lấy từ Fiesta ST cho công suất 197 mã lực, mô-men xoắn 320 Nm (tăng 30 đơn vị so với bản gốc).
Tuy vậy, trọng lượng tổng nặng hơn khiến khả năng tăng tốc của Puma ST kém hơn 0,2 giây (6,7 giây để đạt 100 km/h), bù lại tốc độ tối đa nhỉnh hơn (232 so với 220 km/h). Hộp số mặc định được sử dụng là bản sàn 6 cấp.
Đơn vị phát triển xe là Ford Performance khẳng định họ đã độ lại hệ thống xả cho Puma ST để giảm bớt tiếng ồn so với Fiesta ST, đem lại trải nghiệm bên trong cabin yên tĩnh hơn. Mâm mặc định được thay bằng loại 19 inch hợp kim đi kèm lốp Michelin Pilot Sport 4S đặc biệt, phản hồi tay lái được chỉnh nhạy hơn 25%, kích thước phanh tăng 17%.
Ngoài ra, một số thay đổi về thiết kế trên Puma ST bao gồm bộ chia gió trước đặc trưng của Ford Performance tích hợp vào cản trước, cánh gió gắn trần cỡ lớn, bộ khuếch tán gió fake phía sau, trần xe/nắp gương đen bóng cùng logo ST độc quyền.
Nội thất Ford Puma ST sử dụng ghế thể thao Recaro gắn logo ST, huy hiệu Ford Performance, vô lăng đấy phẳng bọc da cùng chỉ khâu Metal Grey trên thảm trải sàn, ghế lẫn cần gạt số.
Giá khởi điểm tham khảo của Ford Puma ST tại châu Âu là 36.300 USD.
Mọi điều cần biết về Ford Puma ST
Ford Focus EcoBoost Hybrid 2020 ra mắt, "tiến hóa" với động cơ xanh Tại châu Âu, Ford Focus EcoBoost Hybrid 2020 vừa chính thức trình làng với một số nâng cấp đáng chú ý về công nghệ và hệ truyền động. Ford Focus EcoBoost Hybrid thế hệ thứ 4 ra mắt thị trường châu Âu là bản nâng cấp nên ngoại hình không có quá nhiều khác biệt so với phiên bản cũ. Điểm nâng cấp...