Top 10 loại thực phẩm có độc nhưng mọi người lại thích ăn
Có nhiều loại thực phẩm chúng ta biết rõ rằng chúng có độc, vậy nhưng chúng ta vẫn khó kiềm chế và luôn muốn ăn chúng.
10. Sắn
Mặc dù ở không được sử dụng rộng rãi, nhưng sắn vẫn là một trong những món ăn có độc mà chúng ta thích. Khi ăn sắn, chúng ta thường có cảm giác ngọt hoặc đắng. Sắn cũng có hương vị đặc trưng, nhưng trên thực tế, sắn rất độc. Sắn có thể gây chết người. Sắn độc vì nó có hàm lượng xyanua cao. Những người ngộ độc sắn thường bị tê liệt, lảo đảo và thậm chí sau đó có thể chết.
Thú vị thực tế: Rễ sắn được nghiền thành bột lại là một chất mát thường được nhiều người sử dụng trong mùa nóng hoặc được dùng khi cơ thể bị nóng.
9. Cá nóc
Cá nóc là loài động vật có xương sống độc thứ hai trên thế giới. Nhiều người cho rằng cá nóc rất ngon vì một số bộ phận của loài cá này có thể được chế biến thành những món rất ngon. Tuy nhiên, một số bộ phận cơ thể của cá, như gan lại cực kỳ độc hại và có thể gây chết người. Các chất độc trong cá, được gọi là tetrodotoxin, có thể gây tê, làm huyết áp tăng cao và tê liệt cơ bắp, tê liệt cơ bắp, sau đó dẫn đến tắt thở và chết. Nhiều người ở các nước châu Á từ chối không ăn loài cá này cũng vì sự độc hại của nó.
Thú vị thực tế: Cá nóc đã được chế biến bất hợp pháp để làm thức ăn của hoàng đế Nhật Bản.
8. Nấm
Có khoảng 5.000 loại nấm được biết đến ở Mỹ thì có khoảng 100 trong số đó được gọi là độc hại. Trong trường hợp bất kỳ nào, nấm có thể gây khó chịu cho hệ thống tiêu hóa. Thực tế, nấm có rất nhiều loại, chính vì vậy cũng rất khó để phân biệt được nấm nào có độc. Thông thường, những loài nấm độc là những loại nấm mọc tự nhiên và có hình thù, mầu sắc bắt mắt. Một trong những loại nấm chết người nhất là Alpha-amanitin, loại này có thể làm tổn hại nghiêm trọng cho gan.
Thú vị thực tế: Hiện có 38.000 loại nấm và khoảng 5% trong số này là độc hại.
7. Hạt điều
Mặc dù không thật sự là một loại hạt nhưng hạt điều vẫn được xem là hạt vì chúng phát triển bên trong vỏ. Khi mua hại điều thô trong các cửa hàng, bạn hãy lưu ý rằng những hạt đó có được hấp không và có nguyên chất không. Bởi lẽ, hạt điều nguyên chất có chứa urushiol, là hóa chất gây độc. Hóa chất này có thể gây chết người.
Thú vị thực tế: Hạt điều có trong một loại quả rất ưa chuộng ở các nước Nam Mỹ.
6. Ớt
Video đang HOT
Ớt là một loại quả gia vị cực kỳ nóng và có chứa một chất hóa học gọi là capsaicin. Trong ớt, capsaicin tạo cho người ăn có cảm giác cay và nóng. Ăn ớt sẽ không bị thương, nhưng ăn nhiều ớt bạn có thể bị chết vì lượng capsaicin nhiều có thể giết chết bạn.
Thú vị thực tế: Ớt có chứa hàm lượng vitamin C cao. Ớt xanh được cho rằng có chứa lượng vitamin C nhiều gấp 6 lần so với những loại khác.
5. Khoai tây
Thân cây và lá của cây có độc và thậm chí cả củ khoai tây cũng có độc. Nếu bạn để ý, củ khoai tây có nhiều những vết màu xanh, đây chính là do chất độc glycoalkaloid. Thực tế, đã có người chết do ngộ độc khoai tây. Chết vì ăn khoai tây cũng không phải nhiều, phần lớn xảy ra do người đó uống trà lá khoai tây, hoặc ăn khoai tây đã mọc mầm xanh. Ngộ độc khoai tây không chết ngay mà nó thường làm cơ thể yếu mềm, rồi hôn mê dần.
Thú vị thực tế: Khoai tây là thức ăn tuyệt vời cho các nhà du hành vũ trụ! Trong thực tế, năm 1995, cây khoai tây đã được trồng trên Columbia và có thể lớn.
4. Hạnh nhân
Hạnh nhân là một trong những hạt phổ biến ở trong bếp. Giống như hạt điều, hạnh nhân là cực kỳ độc hại nếu nó tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Thú vị thực tế: Theo Kinh Thánh Cựu Ước, hạnh nhân là một trong những loại thực phẩm được trồng sớm nhất trên trái đất.
3. Anh đào
Anh đào là một trong những loại trái cây đa năng nhất. Bạn có thể ăn thô, nấu ăn, làm bánh…, thậm chí có thể được sử dụng trong một số loại rượu. Mặc dù có màu đỏ rất đẹp nhưng tất cả loại anh đào đều độc hại. Các triệu chứng ngộ độc nhẹ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn và ói mửa. Biểu hiện ngộ độc mạnh có thể dẫn đến khó thở, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim, suy thận. Phản ứng khi ngộ độc có thể bao gồm hôn mê, co giật và tử vong.
Thú vị thực tế: Anh đào có chứa một hàm lượng cao melatonin, một chất tốt giúp cơ thể gọn gàng.
2. Táo
Giống như những loại cây khác, táo có chứa xyanua, nhưng ở mức độ cao không cao. Quả táo không chứa các chất hóa học, nhưng bạn sẽ tìm thấy xyanua trong hạt táo.
Thú vị thực tế: Táo có thể nổi vì ít nhất 25% khối lượng của nó là không khí.
1. Cà chua
Mặc dù được dùng phổ biến ở nhiều nước nhưng thực tế cà chua cũng là một trong những loại thực phẩm có độc. Quả cà chua không chứa chất độc, nhưng thân cây cũng như lá có chứa một chất hóa học được biết đến như glycoalkaloid. Hóa chất này gây khó chịu dạ dày.
Thú vị thực tế: Năm 1893, tòa án tối cao Mỹ lập luận không coi cà chua là một loại rau quả và bắt người dân phải nộp thuế cao khi mua loại thực phẩm này, nhưng cuối cùng quy định này cũng phải bị dỡ bỏ.
Hoàng Ngân
Theo TC
Một số thực phẩm nên cẩn thận khi sử dụng
Có thể bạn không bao giờ nghĩ rằng những loại thực phẩm, rau quả... hàng ngày mà chúng ta sử dụng cũng có thể trở thành những nhân tố gây trúng độc. Nhưng có thể bạn đã lầm!
Đậu Cô-Ve
Nếu đậu cô-ve chưa được nấu chín, chất Saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh đường tiêu hoá, hơn nữa trong đậu còn chứa chất đông máu, có tác dụng làm đông máu. Ngoài ra trong đậu cô-ve còn có chứa chất Nitrite và Tơ-ríp-xin, hai chất này có thể kích thích đến đường vị tràng, lam xuất hiện triệu chứng viêm dạ dày và ruột. Để phòng tránh việc trúng độc do đậu cô-ve, chúng ta nhất định phải nấu chín đậu trước khi ăn.
Đậu tằm
Trong hạt đậu tằm có chứa chất Alkali glycosides có trong rau dại, con người sau khi ăn phải loại chất này có thể dẫn đến bệnh thiếu máu cấp tính. Mùa xuân, hè lúc ăn đậu tằm xanh, nếu nấu không cẩn thận có thể khiến cơ thể bị trúng độc. Hơn nữa thường thì sau khi ăn đậu tằm sống 4 đến 24 tiếng sẽ phát bệnh.
Để phòng chống hiện tượng trúng độc do ăn đậu tằm, tốt nhất không nên ăn đậu tằm non và tươi, hơn nữa nên nấu chín rồi mới ăn.
Sữa đậu nành sống
Do trong sữa đậu sống cũng có thành phần có độc, nên sữa đậu nếu chưa được nấu kĩ mà uống cũng có thể gây trúng độc. Đặc biệt nếu ta chỉ đun sữa nóng đến khoảng 80C, chất saponin gặp nhiệt độ liền nở ra, bọt khí nổi lên xảy ra hiện tượng "sôi giả", thực ra lúc này những chất có thành phần gây hại cho cơ thể vẫn chưa bị phá vỡ, nếu uống loại nước đậu này sẽ không tốt.
Để phòng chống việc trúng độc do uống sữa đậu sống, khi nấu sữa đậu, sau khi xuất hiện hiện tượng "sôi giả" nên tiếp tục nấu cho nhiệt độ lên tới 100C. Sữa đậu đã được nấu chín không có bọt khí, điều đó chứng tỏ những chất độc đã bị phá vỡ, sau đó dùng lửa nhỏ đun thêm khoảng 10 phút, làm như thế mới đảm bảo an toàn.
Sắn
Mặc dù sắn có chứa nhiều chất bột nhưng thân cây, củ, lá của nó đều có chứa chất độc, hơn nữa củ sắn tươi có lượng độc tố nhiều nhất. Do đó, khi chế biến sắn nhất định phải chú ý.
Một người nếu ăn từ 150-300g sắn tươi thì có thể bị trúng độc, thậm chí có thể tử vong. Để phòng chống việc trúng độc sắn, trước khi ăn nên gọt bỏ phần vỏ sắn, sau đó ngâm trong nước sạch. Thường thì sau khi ngâm trong nước khoảng 6 ngày sẽ loại trừ được khoảng 70% chất độc, sau đó chỉ cần nấu chín là có thể ăn.
Khoai tây đã mọc mầm
Để phòng chống việc trúng độc do khoai tây, chúng ta nên cất khoai tây ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh việc khoai bị mọc mầm. Lúc chế biến khoai tây nếu phát hiện đã mọc mầm hoặc trên vỏ khoai có những đốm đen thi tốt nhất là không nên ăn.
Cải xanh
Những loại cây dại trong họ cải xanh như: cây tể thái, rau lê đều có hàm lượng lớn muối nitrit. Nếu cơ thể người tiếp nhận quá nhiều lượng muối này có thể làm cho Hemoglobin trong cơ thể người biến thành Methemoglobin, ngoài ra nitrit còn có thể ngăn cản việc giải phóng oxy của hemoglobin, từ đó khiến cho các cơ quan trong cơ thể thiếu oxy và cơ thể bị trúng độc.
Vậy làm sao mới có thể phòng tránh được việc trúng độc do muối nitrit? Thực ra điều đó rất đơn giản, đó chính là mọi người nên ăn rau tươi, thức ăn được nấu chín không nên để quá lâu rồi mới ăn, rau muối sau khi muối 1 tháng phải rửa xạch rồi mới ăn.
Phan Thúy
Tổng hợp từ XH
Đang uống thuốc cần kiêng ăn gì? Khi uống thuốc, người bệnh cần tránh dùng một số loại thực phẩm để tránh những tương tác không có lợi với thuốc, làm cho thuốc không phát huy hết tác dụng trong quá trình điều trị. Các thuốc chữa bệnh tim mạch Thuốc làm giảm mạch và điều trị bệnh tăng huyết áp (làm giãn mạch máu, cung cấp máu và ôxy...