Top 10 lễ hội ở Ninh Bình đặc sắc nhất
Ninh Bình – vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh kỳ thú, nhiều di sản văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển thế giới…
và đặc biệt là những lễ hội tâm linh độc đáo được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Cùng khám phá ngay những lễ hội ở Ninh Bình nổi bật nhất trong bài viết này nhé.
Lễ hội cố đô Hoa Lư
- Thời gian diễn ra: 15/2 âm lịch hoặc từ ngày 6/3 – 10/3 âm lịch
- Địa điểm: khu di tích văn hóa Cố đô Hoa Lư, huyện Trường Yên, tỉnh Ninh Bình.
Thuộc danh sách các lễ hội ở Ninh Bình, lễ hội cố đô Hoa Lư là lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức tại Quảng trường trung tâm khu di tích văn hóa cố đô Hoa Lư tại huyện Trường Yên, Ninh Bình. Lễ hội thể hiện lòng yêu nước, bản sắc “Uống nước nhớ nguồn” đồng thời cũng giáo dục thế hể trẻ lòng biết ơn sâu sắc đến các anh hùng dân tộc đã có công giữ nước như vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày sinh của vua Đinh Tiên Hoàng vào ngày 15/2 âm lịch hoặc từ ngày 6/3-10/3 âm lịch.
Lễ hội bao gồm các lễ rước như: lễ mở cửa đền, lễ dâng hương, lễ rước nước… cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thi đấu thể thao và các trò chơi dân gian như: thi đấu bóng chuyền, nhiếp ảnh, tranh thư pháp, bày mâm ngũ quả tiến vua,….
Lễ hội Cố đô Hoa Lư
Lễ hội truyền thống thờ Đức Thánh Minh Đại Vương
- Thời gian diễn ra: 18/3 âm lịch
- Địa điểm: đền Trần, xã Minh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình
Đức Thánh Minh Đại Vương là một trong số những vị thần được dân chúng thờ tụng theo tín ngưỡng dân gian. Tại Ninh Bình thì Đức Thánh được thờ tại các địa phương như: Đình làng Sinh Dược, Xã Gia Sinh (Gia Viễn); Núi Cánh Diều (Thành phố Ninh Bình); núi Thiện Dưỡng, đền Kê Thượng, Xã Ninh Vân (Hoa Lư) và Đền Trần thuộc Khu Du lịch Tâm linh Tràng An – Bái Đính. Lễ hội truyền thống thờ Đức Thánh Minh Đaị Vương tại khu sinh thái Tràng An là một trong những lễ hội ở Ninh Bình đặc sắc thu hút rất đông du khách thập phương tham gia.
Lễ hội truyền thống thờ Đức Thánh Minh Đại Vương
Điểm độc đáo của lễ hội là lễ rước nước, tế lễ và phóng sinh trên sông với hàng ngàn chiếc thuyền. Đoàn thuyền rước này sẽ vượt qua hơn 5 km trên sông và xuyên qua hơn 11 hang động trên sông Sào Khê. Tham gia đoàn thuyền rước này du khách vừa được hòa mình vào không khí linh thiêng của lễ hội, vừa được chiêm ngưỡng bức tranh thủy mặc Tràng An đẹp vô cùng. Sau khi vượt qua hơn 11 hang động, đoàn rước sẽ được chia làm đôi, một nửa sẽ tiếp tục cuộc hành trình trên sông, nửa còn lại sẽ cập bến và rước lễ trên bờ. Đoàn rước lễ trên bờ sẽ vượt qua 3 quả núi với quãng đường hơn 3 km để về đền Nội Lâm để cử hành các nghi thức tế lễ.
Lễ hội chùa Bái Đính
- Thời gian diễn ra: từ mùng 6/1 đến hết tháng 3 âm lịch
- Địa điểm: chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
Chùa Bái Đính bao gồm khu chùa cổ và khu chùa mới xây, tổng diện tích lên tới 539ha. Với ưu thế của một quần thể chùa rộng, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn, thu hút đông du khách tham gia. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công với quê hương, đất nước. Đây cũng là dịp để du khách thập phương du xuân, vãn cảnh chùa, dâng hương lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, gia đình an khang thịnh vượng.
Toàn cảnh chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Các đại biểu và tăng ni, phật tử cùng du khách đã tham gia nghi lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, no ấm. Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô.
Video đang HOT
Lễ hội đền Thái Vi
- Thời gian diễn ra: từ ngày 14 – 17/3 âm lịch
- Địa điểm: thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, Ninh Bình
Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Nằm trong những lễ hội tâm linh ở Ninh Bình, lễ hội đền Thái Vi được tổ chức nhằm tưởng nhớ các vị vua nhà Trần có công lao lớn đối với đất nước. Điểm độc đáo của lễ hội này là lễ rước kiệu không phải chỉ một đoàn mà gồm trên 30 đoàn của các xã trong huyện Hoa Lư và tỉnh Ninh Bình.
Sau phần rước kiệu là đến nghi lễ tế quan trọng được tổ chức trước đền Thái Vi. Cuối cùng là phần hội gồm các trò chơi dân gian đặc sắc như: cờ người, múa lân, mùa rồng, đấu vật, bơi thuyền,…
Đoàn rước tại lễ hội đền Thái Vi – Ninh Bình
Lễ hội Báo Bản Nộn Khê
- Thời gian diễn ra: ngày 14 tháng Giêng âm lịch
- Địa điểm: đình làng Nộn khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô, Ninh Bình
Cứ vào dịp trung tuần tháng Giêng âm lịch hàng năm, làng Nộn Khê tại xã Từ Yên, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình lại tổ chức lễ hội Báo Bản – lễ hội truyền thống với ý nghĩa nhớ về cội nguồn, báo đáp công ơn những bậc tiền nhân đã khai phá, lập làng. Đây cũng là dịp con cháu của làng dù ở đâu xa cũng cố gắng trở về thăm quê, dự hội làng.
Lễ hội gồm phần lễ dâng hương suy tôn công đức của các bậc tiền bối đã lập ra làng xã và kính báo lên Thành Hoàng, tổ tiên gia tiên về sự thành đạt, hiếu học của con em các họ trong làng và bố cáo thành tích của làng đã làm được trong năm qua. Sau phần lễ là phần hội vô cùng sôi động với các trò chơi: đấu vật, đánh cờ, múa lân và các hoạt động thể dục thể thao.
Lễ hội báo bản Nộn Khê
Lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá
- Thời gian diễn ra: ngày 12/10 âm lịch
- Địa điểm: đình Cam Giá, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình
Tiếp theo trong danh sách những lễ hội ở Ninh Bình không thể bỏ lỡ đó là lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá. Lễ hội được tổ chức vào này 12/10 âm lịch hàng năm, mang nét đẹp văn hóa truyền thống của làng Cam Giá nói riêng và mảnh đất Ninh Bình nói chung.
Lễ hội Kỳ Phúc gồm có phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm 4 lễ: Lễ cáo yết, lễ cầu an, lễ dâng hương và lễ tất. Phần tế lễ do 10 cụ cao niên được làng cử ra thực hiện. Việc tế lễ được tổ chức long trọng, trang nghiêm, thực hiện theo nghi lễ truyền thống với tấm lòng thành kính, giữ gìn và bảo tồn những nét đẹp văn hoá của quê hương. Phần hội vừa mang tính dân gian vừa có tính hiện đại, hầu hết mọi người dân đều có thể tham gia như: các hoạt động múa rồng, múa lân, hội diễn văn nghệ và các trò chơi dân gian như kéo co, cờ người.
Lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá
Lễ hội đền La
- Thời gian diễn ra: từ ngày 13 – 15 tháng Giêng âm lịch
- Địa điểm: thôn La Phù, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Đây là một lễ hội đã có từ lâu đời, được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến hai vị vua thời hậu Trần là Giản Định Đế và Trùng Quang Đế. Lễ hội đền La gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm có lễ rước đi vòng quanh đền La, sau đó là lễ dâng hương và đọc văn tế. Tất cả đều diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính của những người dân tham gia lễ hội.
Lễ hội đền La – một trong những lễ hội tâm linh ở Ninh Bình
Nhưng vui nhất và được mong chờ nhất phải kể đến phần hội với nhiều màu sắc độc đáo. Những trò vui dân gian như đánh đu, đánh cờ, múa hát, kéo chữ với những tiết mục rất độc đáo. Có một điểm đặc biệt là hội có tục lệ dâng “xôi Vựng”. Một loại xôi làm từ gạo nếp trắng và thơm nhất. Ở đây, từng làng sẽ tham dự thi xôi và làm đồ cúng.
Lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn
- Thời gian diễn ra: từ ngày 8 – 10/3 âm lịch
- Địa điểm: làng Điềm, xã Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn, Ninh Bình
Đền Thánh Nguyễn được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia tháng 2 năm 1989. Như các đền thờ thần Cao Sơn, thần Thiên Tôn và thần Quý Minh trong Hoa Lư tứ trấn, lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra cùng dịp với lễ hội cố đô Hoa Lư hằng năm.
Đền Thánh Nguyễn – Ninh Bình
Lễ hội đền Thánh Nguyễn diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp nhân dân địa phương tri ân đức Thánh Nguyễn Minh Không, người con của đất Gia Viễn. Lễ hội chính được tổ chức 5 năm một lần hoặc 10 năm một lần (tuỳ theo điều kiện kinh tế); lễ hội còn được tổ chức hàng năm vào dịp tháng Giêng. Trong phần lễ chính có tục rước nước từ sông Hoàng Long về đền; tế lục khúc, tế nam quan, nữ quan… phần hội có tổ chức các trò chơi dân gian kéo co, cờ 32 quân, chọi gà, thi bóng chuyền, bóng đá.
Lễ hội chùa Địch Lộng
- Thời gian diễn ra: mùng 6 – 7/3 âm lịch
- Địa điểm: chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
Trong các điểm tham quan du lịch Ninh Bình, chùa Địch Lộng vẫn thường xuyên được nhắc đến như một dấu ấn đặc sắc về kiến trúc chùa chiền và tâm linh. không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình, thiên nhiên tươi đẹp mà lễ hội ở chùa cũng thu hút du khách. Lễ hội chùa Địch Lộng là một trong những lễ hội ở Ninh Bình lâu đời và là lễ hội truyền thống của người dân huyện Gia Viễn.
Chùa Địch Lộng – Ninh Bình
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 6 – mồng 7 tháng Ba âm lịch, người dân Gia Viễn lại tưng bừng mở hội, dâng hương, lễ Phật và cầu những điều tốt lành. Phần lễ tổ chức dâng hương và lễ Phật theo nghi thức nhà Phật. Phần hội cũng tổ chức các trò chơi dân gian như: múa lân, múa rồng, cờ tướng, thi viết chữ nho…
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ
- Thời gian diễn ra: từ ngày 14 – 16/11 âm lịch
- Địa điểm: xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Cuối cùng, một lễ hội không thể bỏ qua trong chuyến khám phá Ninh Bình đó là lễ hội đền Nguyễn Công Trứ. Đây là lễ hội lớn nhất của cư dân huyện mới ven biển Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Lễ hội được tổ chức để để ghi nhớ công ơn và tưởng niệm ngày mất của Doanh điền Nguyễn Công Trứ – người đã chiêu dân khai hoang lấn biển lập ra huyện Kim Sơn (núi vàng) của Ninh Bình và Tiền Hải (biển bạc) của Thái Bình.
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ
Lễ hội gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ là nghi thức dâng hương tại đền thờ Nguyễn Công Trứ xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Thường sẽ có sự tham gia của rất nhiều làng trong huyện Kim Sơn. Điều độc đáo là lễ hội có sự tham gia của cả người lương và người giáo với những nghi thức khác nhau. Phần hội là phần tổ chức trò chơi đua thuyền trên nhánh sông Vạc, 1 đặc trưng của lễ hội cư dân vùng đồng bằng ven biển. Phần hội còn có cả phần thi hát ca trù, loại hình dân ca liên quan rất nhiều đến Nguyễn Công Trứ.
Chung tay bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa
Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận vừa được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa.
Nơi đây bao gồm cả rừng, biển, bán sa mạc, có hệ sinh thái rừng khô hạn độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á. Với vùng lõi là Vườn quốc gia Núi Chúa, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa cũng sở hữu nhiều giá trị về đa dạng sinh học rừng, biển, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
Tàu đáy kính chở khách du lịch tham quan vịnh Vĩnh Hy. Ảnh: Hải Luận
Chạy theo tuyến đường từ Cam Ranh, Khánh Hòa vào Ninh Thuận, một bên là biển xanh ngắt, một bên là núi đồi và động vật của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa. Đây được xem là đường ven biển đẹp nhất Việt Nam. "Núi Chúa là "ngôi nhà chung" của hơn 1.500 loài thực vật, trong đó có 54 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ thế giới; có 765 loài động vật, trong đó có 46 loài quý hiếm. Núi Chúa còn có rạn san hô ven bờ lớn nhất nước ta" - ông Trần Văn Tiếp, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa giới thiệu với tôi.
Ngăn chặn phá rừng từ thanh niên dân tộc thiểu số
Theo ông Tiếp, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa được tổ chức thành 3 vùng: Vùng lõi, nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng loài, các cảnh quan, hệ sinh thái; vùng đệm, nằm bao quanh hoặc tiếp giáp vùng lõi, có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí, nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi; vùng chuyển tiếp, nằm ở ngoài cùng, có các hoạt động kinh tế bình thường, trên cơ sở phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà khu sinh quyển đem lại.
"Các cán bộ của Vườn quốc gia Núi Chúa đã tổ chức đi khảo sát, kiểm đếm lại số lượng đàn voọc chà vá chân đen, thấy có 4 đàn sinh sống ở các khu rừng khác nhau. Số lượng bầy đàn tăng lên nhiều hơn so với trước đây, suối Ô Lim có hơn 30 con, những đàn khác từ 10-20 con. Loại cheo leo lưng bạc, chim hoằng hoàng, chim đại bàng, ó biển... đều thuộc loại quý hiếm, cũng thấy xuất hiện nhiều ở đây.
Đó là kết quả nhiều năm sự phối hợp giữa Vườn quốc gia Núi Chúa, chính quyền địa phương, lực lượng Biên phòng, Công an... trong tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ khai thác, săn bắn, bẫy thú rừng. Năm 2014, chúng tôi đưa ra xử lý hình sự vụ người dân bắn voọc chà vá chân đen, một người bị tòa án tuyên phạt 4 năm tù giam và một người 7 năm tù giam. Từ đó, tình trạng người dân đi bẫy thú rừng cũng giảm hẳn" - ông Tiếp thông tin chi tiết.
Tỉnh Ninh Thuận đã rất nỗ lực để hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho người dân ở khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Núi Chúa. Những năm gần đây, Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa tập trung vào những thanh niên là người đồng bào dân tộc ở hai thôn thuộc xã Vĩnh Hải, tạo công ăn việc làm cho họ.
Vườn quốc gia Núi Chúa thường xuyên làm những công trình đường giao thông, hệ thống thoát nước, nhà ở, nên số lao động là thanh niên dân tộc thiểu số làm việc, mỗi ngày cũng kiếm thêm thu nhập từ 300.000 - 450.000 đồng. Nhiều thanh niên khác thì làm việc ở các cơ sở du lịch, tàu đánh cá, sản xuất nông nghiệp. Khi có công việc ổn định, thì tình trạng khai thác lâm sản trái phép, bẫy thú cũng giảm rõ rệt.
Đồn Biên phòng Vĩnh Hải chung tay bảo vệ tài nguyên
Xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải có 2 thôn người dân tộc Raglai (Cầu Gãy và Đá Hang) sinh sống trong phạm vi Vườn quốc gia Núi Chúa, cuộc sống của bà con trước đây phụ thuộc vào rừng. Năm 2003, thành lập Vườn quốc gia Núi Chúa, nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác lâm sản. Các cấp, các ngành của tỉnh Ninh Thuận đã có những chương trình hỗ trợ người dân ở các xã nằm trong diện tích Vườn quốc gia Núi Chúa nói chung và thôn Cầu Gãy, Đá Hang nói riêng.
Huyện Ninh Hải đã xây dựng hệ thống kênh mương nước tự chảy cho 2 thôn Cầu Gãy, Đá Hang, bê tông hóa đường nội đồng thôn Cầu Gãy. Tuyến y tế cơ sở được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, trường lớp được xây dựng khang trang, trang thiết bị dạy và học được cung cấp đầy đủ về số lượng và chất lượng. Trụ sở thôn, nhà cộng đồng được đầu tư xây dựng đảm bảo phục vụ hội họp, hoạt động văn hóa của thôn.
Đồn Biên phòng Vĩnh Hải, BĐBP Ninh Thuận đã hỗ trợ bà con sinh kế, như cung cấp giống heo, gà. "BĐBP đã hỗ trợ bà con thôn Cầu Gãy, Đá Hang 25 con bò giống, nhiều hộ nuôi sinh sản ra con thứ 2, thứ 3. Đồn phối hợp với Hội Phụ nữ xã Vĩnh Hải tặng quà, con giống chăn nuôi cho chị em phụ nữ. Ngoài ra, còn nhận 2 cháu có hoàn cảnh khó khăn làm "con nuôi đồn Biên phòng" tại đơn vị, hỗ trợ 12 em học sinh theo Chương trình "Nâng bước em tới trường" ở địa bàn xã" - Thượng úy Hoàng Văn Viêm, Phó Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Vĩnh Hải cho biết.
Điều đặc biệt, Vườn quốc gia Núi Chúa có khu bảo tồn biển chạy dọc theo bờ biển, mật độ san hô cành dày đặc, có những bãi san hô mọc trên cạn, khi thủy triều xuống thấp, nhìn giống như vườn hoa, với nhiều màu sắc. "Đồn Biên phòng Vĩnh Hải có tàu, ca nô, Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa thường xuyên phối hợp với lực lượng của đồn đi tuần tra, kiểm tra, bảo vệ khu bảo tồn biển. Cán bộ của Vườn quốc gia Núi Chúa đi cùng với cán bộ Biên phòng, Công an xã đến từng cụm dân cư họp, tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ môi trường sinh thái khu bảo tồn, bãi rùa đẻ trứng hàng năm" - ông Nguyễn Anh Dũng, Phòng Bảo tồn biển, Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa thông tin.
Hiện nay, vịnh Vĩnh Hy nằm trong phạm vi khu bảo tồn biển của Vườn quốc gia Núi Chúa, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận. Du khách đi tham quan bằng tàu đáy kính, kéo phao nổi, hệ thống nhà hàng bè nổi trên vịnh. "Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở chủ tàu, thuyền trưởng và du khách phải chấp hành các quy định an toàn trên biển, không xả rác xuống biển. Nếu khách bơi lặn xem sinh vật cảnh, tuyệt đối không được bẻ và dẫm đạp lên san hô" - Thiếu tá Trần Huy Cường, Trạm kiểm soát Biên phòng Vĩnh Hy, Đồn Biên phòng Vĩnh Hải khẳng định.
Ưu tiên phát triển kinh tế xanh
"Mục tiêu dài hạn phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa là bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học của khu vực, đồng thời, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư địa phương, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững. Cùng với các hoạt động du lịch sinh thái, giao đất, giao rừng và chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng, tỉnh sẽ tập trung những hoạt động kinh tế xanh nhằm thực hiện các mục tiêu để bảo tồn và phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa xứng tầm" ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nêu giải pháp.
Ninh Thuận - con đường di sản UBND tỉnh Ninh Thuận vừa tổ chức đón nhận Bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa từ Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO). Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa có tổng diện tích trên 106.600ha, hội tụ đầy đủ 3 không gian: rừng, biển, bán sa mạc...