Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam Nơi thử thách bản lĩnh và sức mạnh
Sẽ là rất khó để chinh phục trọn vẹn 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam này, tuy nhiên nếu bạn đủ tự tin và sức mạnh, một kỷ lục mới biết đâu sẽ mở ra và tên bạn sẽ vinh danh ở đó.
Bạn là người yêu thích sự mạo hiểm? Bạn luôn khao khát chinh phục được bản thân? Bạn muốn lưu giữ những tháng năm tuổi trẻ đầy “hào hùng”? Chinh phục ngay 1 trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam này để thấy sức mạnh của chính mình.
1. Fansipan (3.143m)
Được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”, Fansipan nắm giữ kỷ lục là ngọn núi cao nhất Việt Nam, là niềm tự hào của rất nhiều phượt thủ khi chinh phục được đỉnh núi này đồng thời là niềm khát khao mãnh liệt với những người chưa đặt chân đến mảnh đất Lào Cai.
2. Pu Ta Leng (3.096m)
Cùng thuộc “lãnh thổ” của dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng chỉ đứng sau Fansipan về độ cao, quan cảnh còn rất nguyên sinh và đặc biệt là có rất nhiều hoa đỗ quyên mộng mơ xinh đẹp. Đối với nhiều phượt thủ, Pu Ta Leng có sức hút đặc biệt và họ sẵn sàng dành thời gian để khám phá vẻ đẹp nơi đây.
3. Pu Si Lung (3.076m)
Nằm ở phía Bắc tỉnh Lai Châu, Pu Si Lung thách thức phượt thủ không chỉ bởi độ cao, sự hiểm trở mà còn do hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động vật hoang dã như gấu, hổ, khỉ, sóc…
4. Bạch Mộc Lương Tử (3.045m)
Nằm giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu, Bạch Mộc Lương Tử đứng thứ tư trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, địa hình khó khăn hiểm trở, thách thức phượt thủ rất nhiều. Tuy nhiên, nếu chinh phục được ngọn núi này, bạn sẽ có nơi “săn mây” lý tưởng để thỏa thích nhìn ngắm trời cao.
Video đang HOT
5. Hoàng Liên Sơn (3.012m)
Hoàng Liên Sơn, cụ thể là đỉnh Hoàng Liên nằm giữa hai cột mốc cao nhất Việt Nam là 79 và 80, được rất ít phượt thủ biết đến, có khung cảnh hoang sơ và yên bình. Rừng ở ngọn núi này mọc rất nhiều hoa đỗ quyên màu trắng và xung quanh đó là những đỉnh núi cao, nhìn hoành tráng và đẹp mắt vô cùng.
6. Tả liên (2.993m)
Thuộc địa phận xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, núi Tả Liên (hay còn gọi núi Cổ Trâu) gây ấn tượng với núi non hùng vĩ, thảm thực vật nguyên sơ tuyệt đẹp và đặc biệt là khu rừng toàn lá phong.
7. Tà Chì Nhù (2.979m)
Nằm trong khối núi Pú Luông của dãy Hoàng Liên Sơn, đường lên Tà Chì Nhù được nhận xét là khó khăn, khắc nghiệt bởi không mấy người đủ sức khỏe lên đây. Tuy nhiên, nếu bạn vượt qua giới hạn của bản thân để chinh phục những khó khăn thử thách, vẻ đẹp của Tà Chì Nhù sẽ là phần thưởng cực kỳ hấp dẫn cho những nỗ lực khám phá nơi này.
8. Nhìu Cồ San (2.965m)
Dù không sở hữu độ cao vượt trội nhưng Nhìu Cồ San lại chính là thử thách mà không mấy người có thể vượt qua. Thuộc địa phận Bát Xát tỉnh Lào Cai, Nhìu Cồ San có địa hình phức tạp, nhiều ngày trong năm luôn chìm trong băng giá và đặc biệt là thú dữ rất nhiều. Từ năm 2013 đến giờ, đã có nhiều người bắt buộc phải nằm lại vì không chuẩn bị kỹ lưỡng để đến đây.
9. Lùng Cúng (2.925 m)
Nằm trong địa phận xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái, Lùng Cúngcũng được xếp vào một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam có cảnh quan nguyên sinh khá đẹp. Dĩ nhiên, để tận hưởng được vẻ đẹp này, bạn phải biết cách vượt qua giới hạn và thử thách mình qua những khó khăn.
10. Tà Xùa (2.865m)
Tà Xùa là tên một ngọn núi, nằm cách thị trấn huyện Bắc Yên (Sơn La) khoảng 15km và được xem là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Yên Bái – Sơn La. Đến với Tà Xùa, bạn sẽ được xemrừng đỗ quyên đa sắc, ngắm mây trắng bồng bềnh và đặc biệt là trải nghiệm cảm giác được chinh phục sống lưng khủng long – nét đặc trưng hiếm có của Tà Xùa.
Trên đây là danh sách những đỉnh núi cao nhất Việt Nam đang thách thức phần đông người “hâm mộ”. Có đỉnh hiền hòa dễ chịu song cũng có đỉnh hiểm trở vô cùng, vậy nên trước khi có ý định khám phá bất cứ đâu bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ và trang bị kỹ năng sinh tồn để đảm bảo an toàn tính mạng nhé!
Theo Tổng Hợp
Mẹo giúp da trắng sáng ngay tại nhà
Vẻ đẹp nên thơ của cảnh núi rừng hùng vĩ thu gọn trong tầm mắt khiến dân phượt mê đắm.
Trekking những ngọn núi cao nhất Việt Nam luôn là giấc mơ của hầu hết dân ham xê dịch. "Nóc nhà Đông Dương" Fansipan, Putaleng hay Ki Quan San (Núi Muối) vốn đã là những địa điểm nằm lòng của người yêu du lịch. Gần đây, một địa danh khác tiếp tục gây sốt trở lại với giới trẻ là đỉnh Tà Chì Nhù - đỉnh núi cao thứ 7 ở Việt Nam.
Tà Chì Nhù (còn gọi là Pú Luông, Phu Song Sung hay Chung Chùa Nhà) có độ cao 2.979m, nằm ở xã Xà Hồ, Trạm Tấu, Yên Bái. Tà Chì Nhù nổi tiếng khó đi bởi đường lên chủ yếu là dốc đứng, ít cây và nhiều sỏi đá. Để đến được Tà Chì Nhù, bạn sẽ phải đi xe máy tới Mỏ Chì, gửi xe tại đó rồi đi lên. Đường rất dốc nên mất nhiều sức lực.
Tà Chì Nhù trở thành thử thách mới cho dân phượt từ hồi 2016. Trước đây ngọn núi này nổi tiếng với cảnh sắc núi non hùng vĩ, bao quanh là biển mây trắng xóa. Hiện tại, cung này được nhiều đoàn tìm đến nên có lối mòn thuận tiện hơn. View rộng và thoáng nên bạn có thể mang theo máy ảnh để "săn mây" cực cool.
Ngọn núi giờ đây bỗng nở rộ màu tím như những cánh đồng violet, lavender ở trời Âu. Không ai biết loại hoa này có từ bao giờ và tên là gì. Người Mông gọi hoa này là hoa chi pâu - trong tiếng Mông có nghĩa là "không biết".
Đến tháng 10, tháng 11 hàng năm hoa chi pâu bắt đầu vào mùa. Hoa phủ bạt ngàn các sườn đồi thành một màu tím đẹp mắt.
Độ cuối thu chớm đông thời tiết dễ chịu, mát mẻ chính là thời điểm tuyệt nhất để chinh phục Tà Chì Nhù. Nhiều bạn trẻ đã tranh thủ cơ hội này để chụp hình với thiên đường hoa tím ngắt.
Hai bạn trẻ Paul Trần - Đoàn Lý Trần Quỳnh còn thực hiện bộ ảnh cưới đầu tiên trên đỉnh Tà Chì Nhù.
So với việc leo Fansipan, chinh phục Tà Chì Nhù khó hơn nhiều do đường đi khó. Ngay cả lối dốc mòn lên đỉnh cũng dựng đứng nên vô cùng mất sức.
Chia sẻ, anh Trường Phạm - người đã thực hiện thành công chuyến "săn mây" trên đỉnh Tà Chì Nhù nói: "Ngọn núi này xứng đáng là nơi thử thách bản thân và lòng kiên trì của những tay leo núi nghiệp dư đấy. Đường dốc khó đi và rất nhanh bị mệt. Đoàn chúng tôi cứ leo một đoạn lại nghỉ. Cứ mỗi một lần như thế mọi người đều ngồi bệt xuống đất, có khi nằm lăn ra để nghỉ ngơi. Một vài người trong đoàn mới đầu còn mặc ấm kín người về sau đều phải cởi. Phần vì nóng do bị vắt sức khi leo, phần vì mồ hôi quá khó chịu. Thế nhưng, cảnh sắc xung quanh khi càng gần lên đỉnh khiến ai nấy đều ngỡ ngàng".
"Ngắm cảnh đẹp như cõi tiên này, chắc hẳn ai ai cũng sẽ cảm thấy chuyến đi của mình không hề phí công. Những chú ngựa lang thang gặm cỏ, những hàng rào gỗ mộc mạc, những ngọn núi chỉ còn trơ cây bụi khô đều thật ấn tượng. Đứng trên đỉnh, chúng tôi thấy được những dãy núi trùng trùng điệp điệp thấp hơn ở phía dưới. Ở đây, tôi được cảm nhận như đang đứng ở nơi giao thoa giữa trời và đất", anh Trường chia sẻ.
Ngoài những đồi hoa tím ngắt, trekking vào thời gian này cũng là một trải nghiệm thú vị với thử thách "săn mây" - một khung cảnh hiếm có mà bất cứ phượt thủ nào cũng muốn được tận hưởng.
Theo ione
Đến Fansipan ngắm lúa xanh đẹp quên lối về Tây Bắc mùa lúa đẹp đến thế nào nhiều người không lạ. Nhưng có những cách khác, thật vi diệu, thật khác biệt để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy. Thử rồi thì còn "ghiền" Sa Pa hơn nữa. Với người mê Sa Pa, thung lũng Mường Hoa giống như một đặc sản. Nhưng để thưởng thức thứ đặc sản độc đáo này cũng...