Top 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Cùng chiêm ngưỡng những công trình nhân tạo từ thời cổ đại còn tồn tại đến ngày nay, nằm rải rác khắp nơi trên thế giới.
Kim tự tháp Giza (Ai Cập): nằm ở phía tây nam Cairo, Ai Cập, là công trình nhân tạo cổ đại nổi tiếng nhất thế giới, và là kỳ quan duy nhất còn sót lại trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại 2000 năm trước đây. Kim tự tháp do ba vị vua thuộc vương triều thứ tư xây dựng: Khufu (còn gọi là Cheops), Khafre (Chephren) và Menkaure (Mycerinus). Kim tự tháp Khufu lớn nhất và còn được gọi là Kim tự tháp Lớn, mất 2 triệu khối đá và được hoàn thành ròng rã trong 20 năm. Cao 139 m, với hơn 4.000 năm tuổi, đây là kim tự tháp lớn nhất Ai Cập.
Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc): Được xây dựng ở thế kỷ 5 trước công nguyên, có nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía bắc Trung Quốc khỏi người Hung Nô (Mông Cổ), Vạn Lý Trường Thành được xây đi xây lại nhiều lần, nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 và 206 trước công nguyên, nhưng hiện chỉ còn sót lại ít di tích. Phần lớn còn tồn tại đến ngày nay được xây dựng từ triều Minh. Tổng chiều dài của Vạn Lý Trường Thành là 8851,1 km.
Machu Picchu (Peru): còn gọi là “thành phố đã mất của người Inca”, được phát hiện năm 1911 bởi nhà khảo cổ học người Hawaii Hiram Bingham. Trong nhiều thế kỷ, nơi đây ẩn lấp trong thung lũng Urubamba. Machu Picchu hoàn toàn không thể nhìn thấy từ bên dưới. Người dân trước kia sống bằng nguồn suối tự nhiên chảy qua thành phố. Trước năm 1911, chỉ người địa phương biết đến di tích này. Người Inca xây dựng nên từ năm 1450, sau đó bị bỏ quên cả thế kỷ do người Tây Ban Nha chinh phục. Thành phố này nằm cách mực nước biển 2430 m, cao gần gấp 3 lần tòa tháp cao nhất thế giới.
Video đang HOT
Petra (Jordan): được biết đến như “một thành phố hoa hồng đỏ với tuổi đời bằng một nửa độ dài của thời gian”, đây là địa điểm du lịch lớn nhất ở Jordan và cũng là một trong những viên ngọc của văn hóa cổ đại. Petra là kinh thành của vương quốc Nabataean. Được che giấu bởi các vách đá nhô cao và cung cấp nước bởi một con suối quanh năm không cạn, Petra không chỉ có những lợi thế của một pháo đài mà còn kiểm soát các luồng thương mại chủ yếu kết nối Trung Quốc, Ấn Độ, Ảrập với Ai Cập, Hy Lạp, và Rome.
Teotihuacan (Mexico): là nền văn minh bắt đầu ở Mexico cuối thế kỷ 2 trước công nguyên, nổi tiếng với kiến trúc bậc kiểu kim tự tháp. Kim tự tháp Mặt trời rộng nhất và có chiều cao 75 m. Kim tự tháp Mặt trăng nhỏ hơn, được xây dựng một thế kỷ sau đó và hoàn thành năm 450 sau công nguyên. Teotihuacan đặc trưng với những bức tường thành được bảo tồn cẩn thận. Thành phố có dân số lên tới 125.000 người, là thành phố lớn thứ 6 thế giới thời bấy giờ.
Angkor Wat (Campuchia): Đền được xem là công trình tưởng niệm tôn giáo đơn lẻ lớn nhất thế giới, có diện tích hơn 400 km vuông. Ngôi đền chính được xây từ năm 1113 đến 1150 bởi vua Suryavarman II và ngày nay xuất hiện trên cờ của Campuchia.
Đấu trường La Mã (Italy): Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu trình diễn công chúng. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 72 sau công nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã.
Đền Taj Mahal (Ấn Độ): có chiều cao 171 m, là một trong các điểm du lịch nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Ngôi đền được xây bởi hoàng đế Shah Jahan để tưởng nhớ người vợ thứ ba của mình. Theo truyền thuyết, Shah Jahan có kế hoạch xây ngôi đền Taj Mahal bằng đá cẩm thạch đen ở phía bên kia sông nhưng kế hoạch của ông đã bị gián đoạn. Sử dụng hàng ngàn thợ thủ công và thợ điêu khắc, đền Taj Mahal được hoàn thành vào năm 1653 sau 21 năm xây dựng. Đền là sự kết hợp nhiều yếu tố từ các kiến trúc của Thổ Nhĩ Kỳ, Ottoman, Ba Tư và Ấn Độ. Đền được công nhận là di sản thế giới năm 1983.
Đảo Easter (Chile): Là một trong những hòn đảo bị cách ly nổi tiếng với những bức tượng Moai do người Polynesia chạm khắc những năm 1250 – 1500 sau công nguyên. Tất cả các bức tượng đều được chế tạo từ đá nguyên khối, có nghĩa được tạc từ một tảng duy nhất. Moai lớn nhất từng được dựng lên là “Paro”, cao tới 10 m và nặng 75 tấn. Một bức tượng được tìm thấy ở tình trạng chưa hoàn thành cao tới 21 m và nặng 270 tấn.
Đền Parthenon (Hy Lạp): Không hành trình nào đến Athens là trọn vẹn nếu không ghé thăm đền Parthenon. Đây là một ngôi đền thờ thần Athena, được xây dựng vào năm 447 trước công nguyên. Đây là công trình xây dựng nổi tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại, và đã được ca ngợi như là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp. Các điêu khắc trang trí của ngôi đền bằng từ đá cẩm thạch trắng, được coi như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, và được đánh giá như là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất thế giới.
Thánh địa Machu Picchu mở cửa trở lại cho khách tham quan
Thành cổ Machu Picchu của người Inca - viên ngọc quý trong số các danh thắng ở Peru - đã được mở cửa trở lại vào ngày 1/11 sau gần 8 tháng đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Thánh địa Machu Picchu tại Peru. Ảnh: AFP/ TTXVN
Mặc dù vậy, vì lý do an toàn, chỉ có 675 du khách được vào thăm di tích này mỗi ngày - khoảng 30% công suất hoạt động trước khi dịch bệnh bùng phát. Du khách cũng được yêu cầu đảm bảo giãn cách xã hội khi tới thánh địa Machu Picchu.
Quyết định mở cửa trở lại thành cổ Machu Picchu được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Peru đang có chiều hướng giảm. Việc đóng cửa khu di tích này nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến hàng chục nghìn người đang sống phụ thuộc vào dịch vụ du lịch tại Peru, đặc biệt là người dân thuộc khu vực miền núi Cusco - nơi có thành đá cổ Machu Picchu.
Một lượng lớn các khách sạn, nhà hàng và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã phá sản sau khi Chính phủ Peru ban bố các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt kéo dài 100 ngày, kết thúc vào tháng 7 vừa qua.
Trước đại dịch, tại thị trấn Ollantaytambo gần Machu Picchu có tới 80 khách sạn lớn nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Joaquin Randall - người đứng đầu hiệp hội nhà hàng và khách sạn tại địa phương này - có tới 50% trong số đó đã phá sản. Ông cho biết: "Các khách sạn chính thống có nộp thuế kinh doanh, có thể nhận được tiền hỗ trợ từ chính phủ". Mặc dù vậy, tại khu vực này vẫn còn rất nhiều khách sạn bình dân, chủ yếu phục vụ khách du lịch ba lô.
Machu Picchu là di sản cổ xưa nhất của đế chế Inca - từng cai trị một vùng rộng lớn phía Tây Nam Mỹ cách đây 100 năm, trước cuộc chinh phạt của người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16. Tàn tích khu định cư của người Inca đã được nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham phát hiện vào năm 1911. Machu Picchu được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1983 và được cộng đồng quốc tế bình chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới trong năm 2007. Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, "Thành phố đã mất của người Inca" đón khoảng 3.000 - 5.000 lượt khách tham quan mỗi ngày.
9 lăng mộ bí ẩn nhất thế giới Không chỉ là nơi an nghỉ của các Hoàng đế vĩ đại trên thế giới, những lăng mộ dưới đây còn là điểm đến du lịch hấp dẫn bởi lối kiến trúc lạ mắt cùng bề dày lịch sử của chúng. 1. Taj Mahal ở Agra, Ấn Độ: Đây là một lăng mộ vĩ đại được lát bằng đá cẩm thạch trắng, được...