Top 10 con trùm trông hung hãn nhưng lại gục ngã trong vòng vài nốt nhạc
Những màn đấu trùm thường sẽ rất là khó, yêu cầu game thủ phải vận dụng những gì mà mình đã học được để vượt qua thử thách cuối cùng này.
Và khi chiến thắng thì chúng ta sẽ có cảm giác hài lòng, mãn nguyện, vui sướng vì biết rằng mình đã không bỏ công cày game vô ích.
Có những con trùm rất đáng sợ, ám ảnh game thủ xuyên suốt hành trình vì liên tục xuất hiện trong những tình huống oái oăm nhất. Đến nỗi chỉ cần nghĩ đến thôi là cũng đủ khiến người chơi phải sợ khiếp vía.
Tuy nhiên, đến khi đụng độ nó rồi thì game thủ mới phát hiện ra rằng chúng chỉ được cái “to mồm”, còn đánh đấm thì như gãi ngứa, bị nhân vật chính cho ăn vài đòn là lăn ra chết queo. Sau đây là danh sách 10 con trùm cực đáng sợ nhưng lại là “thùng rỗng kêu to”.
Khi một con trùm trong phần trước quay lại trong phần sau thì bạn thường nghĩ rằng nó sẽ ghê gớm hơn, mạnh mẽ hơn, và “khó xơi” hơn. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho El Gigante.
Xuất hiện lần đầu trong phần Resident Evil 4, El Gigante cao hơn 6 mét đã khiến biết bao game thủ phải khiếp sợ, và là một thử thách khó nhằn đối với fan của dòng game này. Cách bắn hạ con này cũng không quá khó: Bắn nó cho đến khi con kí sinh trùng bên trong lộ ra ngoài, và sau đó chặt đứt nó. El Gigante khiến game thủ khiếp sợ vì phải vừa bắn vừa né đòn của nó, bảo đảm rằng bắn phát nào là phải dính phát đó.
Vì thế nên khi trở lại vào phần Resident Evil 5, game thủ kì vọng rằng con quái vật này cũng sẽ “khó xơi” như thế. Nhưng không. Bạn sẽ được sử dụng súng đại liên (machine gun) và cứ thế nhắm vô điểm yếu của nó mà siết cò thôi, chả cần phải né đòn gì cả.
Trong Mass Effect 2, bạn sẽ vào vai Commander Shepard xâm nhập vào hang ổ của bọn Collectors để tiêu diệt Human Reaper trước khi nó kịp “đẻ trứng”.
Khi bạn đối mặt với con trùm này thì cảm giác đầu tiên sẽ là rất choáng ngợp và sợ hãi, vì Human Reaper có kích thước siêu to khổng lồ. Nghĩ rằng sẽ có một trận đánh bi tráng, nhưng sự thật thì hoàn toàn trái ngược.
Những pha combat lúc này chỉ gói gọn là bạn tìm chỗ núp, lâu lâu ngoi lên bắn mấy tụi lâu la xung quanh, rồi chuyển sang xả nguyên băng đạn vào điểm yếu của Human Reaper. Khi nó phản đòn thì bạn chỉ việc né đi chỗ khác, hoặc nhiều khi chỉ cần núp xuống là xong.
Mass Effect được ca ngợi là game có nội dung phong phú và sáng tạo, với nhân vật được đuầ tư kỹ lưỡng và cốt truyện có chiều sâu, nhưng đến con trùm cuối này thì chắc BioWare đã bị “hết mana” nên game thủ mới bị tụt mood như vậy.
Queen Gohma – Legend Of Zelda: Ocarina Of Time
The Legend of Zelda: Ocarina of Time được ghi nhận là một trong những tựa game hay nhất mọi thời đại, và là nguồn cảm hứng cho nhiều game sau này. Ngoài ra, trong game cũng có khá nhiều con trùm nổi tiếng như Bongo Bongo, Shadow Link, và Ganon.
Tuy nhiên, con trùm đầu tiên trong phần này lại bị hạ gục rất dễ dàng, khiến game thủ hầu như chả có kí ức gì về con trùm này. Bạn sẽ gặp nó ở tầng hầm (basement) trong ngục Deku Tree, Gohma sẽ trừng con mắt màu đỏ rõ to, nhìn thẳng vào bạn khi đang bám trên trần, rồi nhảy xuống trước mặt bạn và phát ra tiếng kêu vô cùng kinh hãi.
Video đang HOT
Một màn chào sân khiến game thủ sợ khiếp vía, nhưng khi đấu tay đôi rồi mới biết nó yếu đến cỡ nào. Khi Gohma đang bám trên trần nhà thì bạn chỉ vị bắn ả ta rơi xuống đất, sau đó bạn chỉ việc bay lại tấn công là xong. Lặp đi lặp lại vài lần là bạn đã chiến thắng con trùm đầu tiên trong game rồi đó.
Man On Fire – Metal Gear Solid V
Những con trùm trong series Metal Gear rất là ấn tượng như Psycho Mantis có thể đọc thẻ nhớ của bạn, Gray Fox có khả năng tàng hình, và Fatman là một kẻ thích uống bằng ống hút, thích cả việc ném lựu đạn nữa. Nhưng không hiểu sao trong số đó lại có Man on Fire – một nỗi thất vọng trong Metal Gear Solid V nói riêng và cả series nói chung.
Khi con trùm này (là đại tá Volgin trong phần trước) quay trở lại trong phân cảnh đầu game, rượt đuổi bạn từ phòng này qua phòng khác, thì bạn lập tức nghĩ rằng đây sẽ là một đối thủ đáng gớm. Nhưng đến khi đụng độ với hắn thì bạn chỉ việc né đòn, dụ hắn đến gần bồn nước, sau đó bắn bể bồn nước để dập lửa trên người con trùm. Và thế là xong.
Tower Of Sauron – Middle Earth: Shadow Of Mordor
Một trong những điều quan trọng làm nên sự thành công của Shadow of Modor là cốt truyện: Talion cùng với Celebrimbor tìm Sauron và thuộc hạ của hắn là The Black Captains để báo thù, và một trong những The Black Captains là Tower of Sauron. Là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết của gia đình Talion, Tower of Sauron có vẻ bề ngoài ghê gớm nhất trong số The Black Captains, với 4 thanh gươm đâm vào sau lưng và giáp trụ dính vào da.
Nhưng khi bạn được đánh tay đôi với Tower of Sauron thì hắn tạo ra nhiều ảo ảnh của bản thân trong tòa pháo đài, và bạn phải ám sát tất cả trước khi hết thời gian. Khi đối mặt với hắn lần cuối cùng thì bạn sẽ được triển khai tuyệt chiêu… “spam” nút huyền thoại. Cứ bấm liên tục nút đánh là kiểu gì hắn cũng ngã lăn quay.
Nhìn thì ghê rợn vậy thôi chứ hắn chả có gì đáng sợ cả.
OSMUND SADDLER – RESIDENT EVIL 4
Ở phần thứ 6 của series Resident Evil, người chơi một lần nữa được vào vai Leon S. Kennedy, giờ đây đã là một đặc vụ của chính phủ Mỹ được giao nhiệm vụ giải cứu Ashley Graham. Đây là con gái của tổng thống đã bị một giáo hội bí ẩn bắt cóc.
Trên hành trình, Leon đi qua một ngôi làng không tên và nhận ra rằng dân làng ở đây bị điều khiển bởi một loại ký sinh trùng mang tên Las Plagas. Anh cũng đã đối đầu với Osmund Saddler, kẻ cầm đầu hội Los Illuminados, người muốn cấy Las Plagas vào Ashley để cô quay về và lây bệnh cho tổng thống.
Tựa game thật sự đã làm rất tốt trong việc đưa Saddler làm con boss cuối cùng của game, cố gắng thuyết phục Leon và khiến anh tin vào tư tưởng của hắn. Thế nhưng cuối cùng thì Leon cũng lao vào chiến đấu với Saddler, ngay lúc này hắn biến thành một con nhện kì dị và đáng sợ hơn rất nhiều.
Tưởng là chiến đấu với Saddler sẽ khó khăn và cực lực hơn rất nhiều khi hắn biến hình, thế mà anh em chỉ việc bắn vào điểm yếu của hắn và né tránh những đón đánh đơn giản là xong. Một cái kết có phần nhạt nhẽo của một tựa game vô cùng đặc sắc.
THE GREAT SERPENT – SEKIRO: SHADOWS DIE TWICE
Tựa game Sekiro được phát triển bởi From Software, và cũng là một trong những game có độ khó đặc trưng của hãng này. Một điểm khác biệt của Sekiro so với những game còn lại của From Software là giờ đây anh em có thể sử dụng chiêu ’stealth kill’ để thực hiện những pha kết liễu lén lút nhưng sát thương cực mạnh.
Điều này cực kỳ hữu dụng khi anh em chạm trán với khá nhiều những con trùm nhỏ trong game. Những con trùm này tuy không khó nhằn như Lady Butterfly hay Divine Dragon nhưng chúng vẫn gây không ít khó khăn cho anh em đấy.
Nhưng nếu để chọn một trong những con boss nhỏ đấy để nói rằng nó chưa thật sự ấn tượng thì đó sẽ là the Great Serpent. Con rắn này xuất hiện như kiểu một khung cảnh trong game và mang tính giải đố nhiều hơn là đánh nhau. Khi chạm trán với The Great Serpent, bạn sẽ bị choáng và bất động khi hắn tiến tới gần.
Nhưng may cái là anh em sẽ không phải đánh nhau với hắn, mà những gì anh em cần phải làm chỉ là cố gắng giữ bình tĩnh và chọn một vị trí phù hợp để lao đến kết liễu một cách… dễ như trở bàn tay.
VASS MONTENEGRO – FAR CRY 3
Mặc dù Vass chỉ xuất hiện trong nửa đầu của cốt truyện, hắn vẫn kịp để lại ấn tượng và được cho là một trong những kẻ phản diện đáng nhớ nhất trong game. Vass thật sự đã khiến người chơi rùng mình ở đầu game, chứng tỏ hắn là một kẻ điên thật sự khi tra tấn Christopher Mintz-Plaase.
Vậy nên khi Jason và những người bạn nhảy dù xuống Đảo Rook và bị Vass bắt giữ, mọi chuyện nhanh chóng trở nên tồi tệ. Hắn giết anh trai của bạn, tra tấn người bạn gái, và tất nhiên là cũng không tha cho bạn luôn. Trong game thì hắn sẽ bắt được bạn hai lần, hù dọa bạn với sự điên khùng của hắn rồi để bạn chết dần chết mòn.
Tưởng rằng cuối cùng bạn sẽ có một màn đối đầu hoành-tá-tràng với một tên vô lại như thế, nhưng tựa game lại khiến bạn thất vọng. Sau khi tìm được Vass, bạn sẽ đi đến đoạn kết là chĩa súng vào đầu hắn rồi đâm nhiều nhát để kết liễu.
Không những cái kết của Vass có đôi phần quá dễ dàng, nhưng cả phần sau của cốt truyện trong game cũng đem lại cảm giác hụt hẫng sau cái chết của Vass Montenegro.
KILLER CROC – BATMAN: ARKHAM ASYLUM
Không những tống cổ Joker vào nhà thương điên Arkham Asylum, Batman còn tiễn luôn Killer Croc về nơi cống ngầm. Killer Croc nói rằng hắn sẽ quay trở lại và tiêu diệt Batman, và khi Joker thống trị Asylum thì chúng ta chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến sự trở lại của Killer Croc.
Cuối cùng thì Batman cũng phải lặn lội đến nơi ở của Croc để tìm một vật cần thiết để chữa trị cho những bệnh nhân mà Joker đã dùng làm thí nghiệm. Tưởng là sẽ có một màn đánh đấm căng thẳng, thế nhưng nó lại quá dễ dàng cho Batman. Mỗi lần Croc xuất hiện là Batman lại khiến hắn thui thủi trốn chạy vì dính đòn.
Khi bạn đã lấy được vật phẩm cần thiết, Croc bắt đầu đuổi theo từ phía sau. Bạn sẽ chạy ra cửa thoát hiểm và chỉ việc kích hoạt cái bẫy mà Batman đã chuẩn bị trước đó là đủ để tiễn Croc về nhà dưỡng thương.
Đúng là trí não thắng cơ bắp, nhưng thật sự trong tình huống này thì cơ bắp còn chẳng gây tí sát thương nào luôn.
LAMBENT BRUMAK – GEARS OF WAR 2
Khi bạn đi đến con trùm cuối cùng trong game, bạn hi vọng sẽ được đối đầu với kẻ địch khó nhằn và thử thách nhất game, những đối thủ mà sẽ khiến bạn phải đốt hết băng đạn, xài hết tất cả bộ skill của mình. Thế nhưng điều thất vọng là bạn phải đối đầu với một con quái vật chỉ tung ra được vài đòn đánh vớ vẩn, và đó là Lambent Brumak.
Sau khi Marcus và Dom thực hiện một pha tấn công Brumak để giúp những chiếc trực thăng của họ vận chuyển một trái bom, Brumak bắt đầu bị biến dạng. Nó trở nên to lớn hơn, mọc ra thêm một cái đầu mới có thể phun ra những con quái vật giống hình dạng ban đầu của Brumak, mọc xúc tua, và bắt đầu cắm rễ xuống đất. Sau đó nó đã phá hủy trái bom, ép Marcus phải ứng biến và sử dụng Hammer of Dawn để làm nổ tung Brumak.
Mặc dù nhìn rất kinh dị và đáng sợ, nó chỉ biết ngồi đó và chẳng thể làm gì để ngăn chặn việc bạn đang liên tục gây sát thương và biến nó thành tro bụi.
So với sự hồ hởi trong những cuộc chạm trán với Leviathan hay Skorge thì đây lại là một cái kết gây cụt hứng thật sự.
Theo gearvn
Muốn xây máy chơi game trong năm 2020, bạn cần bao nhiều GB Ram?
Ngày nay, khi công nghệ đồ họa đang phát triển không ngừng nghỉ, không mấy ngạc nhiên khi các game bom tấn đang đòi hỏi cấu hình ngày một cao hơn.
Ngày nay, khi công nghệ đồ họa đang phát triển không ngừng nghỉ, không mấy ngạc nhiên khi các game bom tấn đang đòi hỏi cấu hình ngày một cao hơn. Từ dung lượng, bộ vi xử lý, card đồ họa và đặc biệt là Ram... tất cả đều leo thang một cách chóng mặt và đánh thẳng vào túi tiền của mỗi game thủ.
Muốn xây máy chơi game trong năm 2020, bạn cần bao nhiều GB Ram?
Cách đây 20 năm, bạn chỉ cần một thanh Ram 32MB là đã có thể chiến tốt Diablo II, tựa game hot nhất ở thời điểm đó. Sau 2 thập kỷ, con số đó đã gấp lên hàng trăm lần. Vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi mình cần bao nhiêu Ram cho chiếc PC chơi game của mình trong năm 2020? Nếu chưa có câu trả lời chính xác, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Ở thời điểm hiện tại, bạn chưa cần đến 16GB Ram
Để thử nghiệm sự khác biệt giữa 16GB Ram và 8GB Ram, chúng tôi đã cho chạy thử với hai tựa game ngốn cầu hình nhất nhị thị trường lúc này là Metro Exodus và Middle Earth: Shadow of Mordor. Với CPU AMD Ryzen 9 3900X và card đồ họa RTX 2080 Ti, thiệt lập thử nghiệm khi chơi sẽ để ở 4K (3840 x 2160).
Với Metro Exodus, bạn có thể thấy fps cao nhất khi sử dụng 16GB Ram và 8GB Ram không khác biệt là bao (36 so với 34, chênh 5,55%).
Tương tự như vậy với Middle Earth: Shadow of Mordor, mức chênh thậm chí còn thấp hơn, chỉ 1,3%.
Như vậy, với trải nghiệm game đơn thuần, sự khác biệt giữa 16GB Ram và 8GB Ram là không đáng kể.
Tuy nhiên, trong tương lai gần, 16GB Ram là điều cần thiết
Như thử nghiệm ở trên, có thể thấy ở thời điểm hiện tại, 8GB Ram là hoàn toàn ổn cho các trải nghiệm chơi game hoặc công việc bình thường. Tuy nhiên, điều này sẽ không tồn tại lâu.
Ở một thí nghiệm khác, chúng tôi đã thử chạy song song một vài tab Chrome cùng Sekiro: Shadows Die Twice ở mức cấu hình tầm trung. Con số ghi nhận được là hai công việc này sẽ ngốn khoảng 7GB bộ nhớ hệ thống. Như vậy, chúng ta đã gần đạt ngưỡng tối đa của 8GB Ram.
Cùng với trải nghiệm như trên, chúng tôi thay Sekiro: Shadows Die Twice bằng Borderlands 3, con số ghi nhận được là lớn hơn khá nhiều, 12GB bộ nhớ hệ thống. Đến đây, câu chuyện về 8GB Ram có lẽ đã phải lùi vào quá khứ.
Ngoài ra, với những ai có yêu cầu cao và luôn muốn trải nghiệm game ở mức tiêu chuẩn 120 khung hình/giây, việc trang bị 16Gb Ram là điều cần thiết ngay ở thời điểm này.
Theo GameK
Điểm mặt chỉ tên những tựa game tồi tệ nhất thập niên qua, chơi chỉ tổ lãng phí thanh xuân của game thủ Những tựa game mà có lẽ mọi người chơi đều nên tránh xa. Nhìn lại một chút, thời điểm những năm 2010 đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều nội dung chất lượng mà tất cả đều yêu thích. Những trò chơi như Mass Effect 2, Portal 2, cả Red Dead Redemptions, sự trở lại của God of War đơn giản là...