Top 10 con trùm chỉ có thể bị hạ gục bởi những game thủ thông minh (P.2)
Không phải lúc nào cứ xông vào chiến boss là có thể vượt qua…
Những màn đấu trùm thường là khúc cao trào nhất game, đẩy mức độ kịch tính lên đến đỉnh điểm và khiến game thủ đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, nếu chất lượng màn đấu này dở tệ, không được như kỳ vọng thì sẽ khiến người chơi tụt mood không phanh. Ngược lại, cũng có những màn đấu trùm vừa hay, vừa sáng tạo, “tiện thể” làm cho anh em game thủ cảm thấy bó tay vì không biết phải xử lý pha này như thế nào. Sau đây là danh sách 10 con trùm khiến game thủ vô cùng bối rối, phải dùng trí thông minh, 100% não bộ thì mới đánh bại được.
The Phantom (Kingdom Hearts) – Dùng ma pháp dừng đồng hồ Big Ben
Dòng game Kingdom Hearts cũng có kha khá con trùm quái gở, và có lẽ con quái gở nhất là con The Phantom trong phần đầu tiên. Nó có đòn tấn công khá là khó chịu tên là Death Sentence. Khi nó xài chiêu này thì thành viên trong đội của bạn sẽ xuất hiện một cái đồng hồ tử thần (doom timer) trên đầu. Khi đồng hồ này đếm đến số 0 thì cũng là lúc bạn nói lời từ biệt với thành viên đó cho đến hết trận đấu, khỏi hồi sinh gì hết nhé.
Để “phản đòn” thì bạn cần phải tung chiêu Stopra trên đồng hồ Big Ben. Đồng hồ sẽ tạm thời dừng lại, cho phép bạn tập trung đánh bại con trùm kia. Cũng may là bạn không bắt buộc phải đấu với The Phantom. Còn nếu bạn muốn thử sức đối đầu với nó thì lời khuyên chân thành là nên trang bị tận răng trước khi gặp con trùm này nhé, vì bạn sẽ có một trận đánh trầy da tróc vẩy đó. Một điều thú vị khác là sau khi đánh bại The Phantom, bạn sẽ được thưởng ma pháp Stopga – phiên bản xịn hơn của… Stopra.
Hai con Pyramid Heads ( Silent Hill 2) – Cố gắng sống sót đến hết giờ
Nhắc đến Silent Hill 2 là nhắc đến nhân vật phản diện trứ danh Pyramid Head xuất hiện xuyên suốt game, khiến nhân vật chính James Sunderland sợ chết khiếp. Và ngay trước khi đụng độ với con trùm cuối thì người chơi sẽ gặp lại Pyramid Head một lần nữa, đặc biệt lần này có đến… 2 con Pyramid Head lận. Trước đó thì bạn đã từng đụng độ với Pyramid Head rồi nên sẽ biết được là nó khó “xơi” đến mức nào, và giờ đấu một lúc 2 con thì gần như là bất khả thi luôn ấy.
Chúng di chuyển nhanh và ra đòn rất rát, sơ sẩy là Game Over như chơi. Nhưng mấu chốt của màn này không phải là hạ gục 2 con Pyramid Head kia, mà là ráng sống sót trong một khoảng thời gian nhất định. Oái oăm ở chỗ là nó không hiện lên cho bạn biết là đang có một đồng hồ đang đếm ngược. Nếu hết đạn thì bạn phải chạy lòng vòng một hồi lâu cho đến khi 2 con Pyramid Head này tự đâm nhau; còn nếu dư dả đạn dược thì bắn trúng bao nhiêu phát đạn thì đồng hồ đếm ngược kia sẽ giảm bớt bấy nhiêu thời gian tương ứng.
Psycho Mantis ( Metal Gear Solid) – Đổi cổng cắm tay cầm
Lại là một tác phẩm nữa của Hideo Kojima, lần này là Psycho Mantis trong phần Metal Gear Solid đầu tiên. Nó là một con trùm rất mạnh với khả năng ngoại cảm cho nên bạn cần phải vận dụng bộ não của mình nếu muốn giành chiến thắng (hoặc ăn gian hơn thì xem hướng dẫn trên mạng). Vì có khả năng ngoại cảm nên nó sẽ “đọc” được các lệnh điều khiển của người chơi, từ đó đưa ra hành động tương ứng. Nắm đằng chuôi như thế thì làm thế nào mà đánh bại được nó đây?
Đơn giản lắm, rút dây tay cầm ra, sau đó cắm vào cổng thứ nhì là được ấy mà. Nó sẽ ngăn không cho Mantis đọc được suy nghĩ của bạn và cũng chẳng thể nào tiên đoán được bạn sẽ điều khiển Snake ra sao. Mọi việc còn lại không có gì quá khó khăn cả, chỉ cần bạn đừng khinh suất là được. Nếu ai chịu khó đọc những đoạn codec trong game thì sẽ biết được mánh khóe này thông qua Đại tá Campbell, còn những bạn còn lại thì… chúc may mắn nhé.
Mr. Freeze ( Batman: Arkham City) – Thuộc chiêu của Batman
Khó thể nào phủ nhận được một điều rằng nhân vật phản diện Mr. Freeze trong phần Arkham City là con trùm khó nhằn nhất trong series. Cái hay ở đây là Mr. Freeze đều có cách vô hiệu hóa những đòn tấn công của Batman, vì thế nên bạn chỉ xài mỗi chiêu được một lần mà thôi, xài tiếp bị bắt bài ráng chịu nhé. Có 12 cách để tấn công Mr. Freeze, và bạn cần phải ra đòn thành công 5 lần để đánh bại hắn ta ở chế độ Normal, 8 ở chế độ Hard, và 9 lần ở chế độ New Game .
Để đánh bại được con trùm này thì bạn phải thực sự thành thục các chiêu thức và kỹ năng của Batman. Vì thế nên đã có không ít game thủ chết dí ngay tại đây vì không biết phải tung đòn gì tiếp theo. Nó có khả năng khiến game thủ cảm thấy ức chế tột cùng, nhưng đồng thời đây cũng là con trùm được thiết kế một cách rất sáng tạo và độc đáo, đòi hỏi người chơi phải thực sự hiểu về khả năng của Batman thì mới qua màn được.
Anubis (Zone Of The Enders) – Chờ người thân đến cứu
Zone of the Enders là một game tuyến tính có thời lượng khá ngắn, nhưng riêng con trùm cuối Anubis thì hơi lắt léo đó anh em ạ. Mặc dù đoạn cutscene trước đó đã cho người chơi biết rõ là nó có sức mạnh vô biên, và bạn chẳng phải là đối thủ của nó nhưng kiểu gì thì bạn cũng sẽ muốn xông vào solo với nó một trận để xem mèo nào cắn mỉu nào.
Nhưng quả thật là bạn chưa đủ tuổi đâu. Ngay từ khúc đầu trận đấu thì Anubis đã tốc biến (teleport) vòng quanh và né tất cả đòn đánh mà bạn có thể nghĩ ra. Ngược lại, chỉ cần ăn một “hit” của nó thôi là bạn sắp được về trời luôn rồi.
Ở độ khó cao hơn thì bạn lại càng bị Anubis hành tới tấp, trong khi giải pháp cho vấn đề này là “câu giờ” vừa đủ lâu để Elena xuất hiện và cứu mạng của bạn. Tất nhiên, bạn sẽ chẳng thế nào ngờ được rằng chuyện này sẽ xảy ra và nó cũng rất là cụt hứng. Do đó, đến phần 2 thì nhà phát triển đã cho người chơi đánh solo với Anubis hẳn hoi, không thêm thắt yếu tố bất ngờ gì nữa hết.
Những con trùm đòi hỏi game thủ "dùng não" mới có thể vượt qua
Không phải lúc nào bạo lực cũng sẽ là phương án xử lý chính xác cho được.
1. The Sorrow - Metal Gear Solid 3: Snake Eater
Dưới bàn tay của nhà thiết kế đại tài Hideo Kojima, Metal Gear Solid sản sinh ra rất nhiều những cơ chế gameplay và những con trùm đầy tính sáng tạo. The Sorrow chính là một ví dụ như vậy, khi hắn không phải là một đối thủ "dễ chơi". Khó nhằn không phải vì hắn đòi hỏi kỹ năng cao hay máu trâu, mà đơn giản The Sorrow troll người chơi một cách đầy khó chịu.
Người chơi cần phải lội một con sông dài ngoằng và đối mặt với hình ảnh của tất cả những người đã bị Snake giết trong game. Tới lúc gần kết thúc, The Sorrow sẽ nói với bạn rằng "Đã đến lúc thức tỉnh!", tấn công người chơi và thế là... game over. Để giải quyết vấn đề này cực kỳ đơn giản, người chơi chỉ cần tiếp tục mở kho đồ và chọn viên thuốc hồi sinh lên là... chơi tiếp được. Đúng là cú lừa đau xót cho các game thủ mày mò suốt cả màn chơi.
2. Zeus - God Of War III
Con trùm cuối cùng của God of War 3 chính là Zeus, vị thần tối cao của đỉnh Olympus. Sau khi đối đầu với tên trùm cuối này sẽ có một đoạn cắt cảnh hiện lên, Kratos bay vào đánh cho Zeus "ra bã". Góc màn hình sẽ xuất hiện nút O yêu cầu người chơi thực hiện chuỗi hành động QTE như mọi khi, nhưng sự thật hoàn toàn không phải là vậy.
Lúc này, người chơi cần dừng ấn nút, cứ kệ xác Kratos và Zeus. Bạn cần dừng lại, "nghỉ tay" khoảng 3 giây thì game mới tiếp tục chiếu đoạn cắt cảnh cuối cùng. Dĩ nhiên là Kratos rất thù oán Zeus, nhưng đập thế chứ có đập nữa thì Kratos cũng không nguôi cơn giận cho được.
3. Hela - Hellblade: Senua's Sacrifice
Hellblade: Senua's Sacrifice thích trêu game thủ theo đúng nghĩa đen, khiến người chơi lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi và "xoắn" hệt như chính Senua trong game vậy. Hela chính là một ví dụ như vậy, khi con trùm cuối này đánh mãi mà chẳng chịu chết bao giờ.
Thêm nữa, Hela thỉnh thoảng ra đòn, buộc người chơi phải liên tục để mắt đến cô ta trong khi chiến đấu với lũ quái vật trước mặt. Những ai mới chơi game này lần đầu sẽ thấy là màn chơi này quá khó để chinh phục chứ đừng nói là qua ải.
Thực chất thì, cách qua ải ở đây là buông xuôi và chấp nhận cái chết của mình. Trong lúc trận đấu đang diễn ra thì bạn sẽ nghe giọng nói trong đầu bảo là hãy từ bỏ đi, nhưng đầu game đến giờ bạn sẽ biết được một điều là không nên tin vào giọng nói này, cho nên cứ cắm đầu cắm cổ mà đánh thôi. Một cú lừa khá là ngoạn mục đấy.
Những tựa game hay nhất trong 10 năm qua theo bình chọn của game thủ Hãy cùng các game thủ nhìn lại quãng đường 10 năm qua và điểm tên những tựa game được đánh giá hay nhất trong giai đoạn này. Giai đoạn 2010 được xem là giai đoạn nở rộ của ngành công nghiệp sản xuất game khi các tựa game được cải thiện về phần đồ họa, thiết lập chơi lẫn cốt truyện. 2010: Red...