Top 10 con quái vật khủng khiếp khiến game thủ mất ăn mất ngủ
Game kinh dị là một thể loại khá khó để phát triển. Làm hay thì game thủ sẽ bị cuốn hút và sẽ rùng mình đến nỗi “lạnh sống lưng”. Còn làm dở thì game sẽ thiếu chiều sâu, tẻ nhạt, kiểu bắn zombie qua màn kết hợp vài pha jumpscare gọi là “lấy lệ”.
Để làm game kinh dị hay thì không chỉ dựa vào ý tưởng và không khí trong game mà còn dựa vào quái vật hoặc kẻ địch nữa. Bất kể là quái vật trong tâm trí, hay ngoài thực tại với khả năng xé xác bạn thành trăm mảnh, thì đây sẽ là lý do khiến bạn đứng ngồi không yên mỗi khi vào game chơi.
Sau đây là danh sách 10 con quái vật khủng khiếp nhất trong lịch sử gaming.
Silient Hill là phiên bản Resident Evil đánh vào tâm lý của người chơi, và con quái vật khét tiếng nhất là Pyramid Head. Con quái vật này đại diện cho cảm giác tội lỗi của nhân vật chính James về cái chết của người vợ của mình.
Nó là một “thiên thần báo thù” được phái xuống để James có thể chuộc lại lỗi lầm của mình. Pyramid Head luôn dõi theo James trong im lặng, và cầm theo một thanh đao như lưỡi hái của tử thần.a
Bên cạnh yếu tố tâm lý thì nó còn là tuyệt tác của dòng game này. Trong những phần tiếp theo thì Pyramid Head vẫn tiếp tục xuất hiện, nhưng phần đầu tiên mà con quái vật này xuất hiện vẫn là xuất sắc nhất.
We Happy Few là một tựa game có ý tưởng đột phá gần đây. Nó có bối cảnh tại một hòn đảo tại nước Anh sau chiến tranh, và người dân nơi đây phải uống viên thuốc Joy để luôn tươi cười, nếu buồn bã hoặc bất tuân mệnh lệnh thì sẽ phải đối đầu với cơn thịnh nộ của Bobbies.
Với vẻ bề ngoài của một cảnh sát nước Anh, các Bobbies đeo mặt nạ nhìn như một chú hề và sẵn sàng tấn công người chơi bất cứ lúc nào mà họ khinh suất. Bobbies hoàn toàn đủ khả năng diệt người chơi, và khi chơi ở chế độ “chết là hết” thì độ khó còn tăng lên gấp bội.
Có thể nói Bobbies là thế lực bao trùm cả We Happy Few, khiến bầu không khí trong game trở nên căng thẳng, kịch tính, và hoảng sợ. Thay vì đối mặt với nỗi sợ hãi bằng cách choảng nhau với Bobbies thì tốt hơn hết là bạn nên chạy ngay đi.
Tạo hình The Keeper rất độc đáo: một nhân vật cao 2,1m với phần đầu là một chiếc… két sắt. The Keeper cũng không có gì ghê gớm, chỉ là một thằng khổng lồ cầm cây đập thịt mà thôi.
The Keeper xuất hiện xuyên suốt game, và sau khi bạn diệt nó xong thì trong phần sau nó lại được hồi sinh. Để bổ trợ cho yếu tố kinh dị mỗi khi đụng độ với The Keeper là âm thanh và hình ảnh, cụ thể là tiếng kêu rít và khung hình thì bị giật giật, báo hiệu cái “két sắt” đó sắp tới.
Ngoài ra, The Keeper còn biết đặt bẫy. Nếu không may dính bẫy thì nó sẵn sàng dùng búa đập vào đầu bạn. Trong gói mở rộng sau đó thì game còn cho phép game thủ vào vai The Keeper đi hù dọa người khác.
Dòng game Zelda có rất nhiều kẻ địch khiến game thủ mất ăn mất ngủ, nhưng khi “so kèo” với Wallmaster thì không con nào đáng sợ bằng.
Xuất hiện trong bản Ocarina Of Time, những bàn tay này ghê sợ đến mức người bạn đồng hành Navi của Link phải đưa ra lời cảnh báo mỗi khi tiến vào khu vực có con quái vật này.
Nó y như là một con nhện bám trên trần nhà, và khi nào nhân vật chính đứng yên thì nó rớt xuống. Nó tấn công rất nhanh, và khi bị nó tóm thì bạn sẽ bị đưa về vị trí xuất phát của khu vực đó. Trong những khu vực rộng lớn thì người chơi phải dè chừng con Wallmaster này nhiều hơn, nếu không muốn phải đi lại nguyên khu từ khúc đầu.
Bên cạnh những đột phá và khoảnh khắc chói lọi thì Headcrab là một trong những ý tưởng hay nhất của dòng game Half-Life.
Lấy ý tưởng từ những con kí sinh trùng trong phim khoa học viễn tưởng, Headcrab sẽ bám vào một vật chủ và điều khiển xác người đó bằng cách tiêm nọc đọc vào trong cơ thể. Mặc dù con kí sinh trùng này thường xuyên xuất hiện trong game, nhưng nguồn gốc của Headcrab không được nhà phát triển tiết lộ. Vì thế nên game thủ đã “vẽ” ra rất nhiều lý thuyết xung quanh con quái vật này.
Resident Evil 3 – Nemesis
Resident Evil là một series kinh dị quá nổi tiếng trong giới gaming rồi, và tất nhiên nó cũng có rất nhiều quái vật khiến game thủ ăn không ngon ngủ không yên. Nhưng xét về khía cạnh cao to khổng lồ thì không con nào qua được Nemesis.
Mục tiêu duy nhất của Nemesis đó chính là tiêu diệt Jill Valentine. Nó “quyết tâm” đến mức thường xuyên xuất hiện và đuổi theo người chơi qua các khu vực, và mỗi lần là có thêm một vũ khí mới. Mặc dù cốt truyện cho phép người chơi có quyền lựa chọn nhiều hướng đi khác nhau, nhưng hướng đi nào cũng đều có Nemesis chực chờ sẵn ở đó.
Mặc dù cuối game thì Nemesis sẽ bị tiêu diệt, nhưng ắt hẳn nó vẫn ám ảnh người chơi trong những ngày tháng sau đó.
Amnesia: The Dark Descent – The Shadow
Amnesia: The Dark Descent – The Shadow sẽ lừa bạn đi hù chính bản thân mình. Game có bối cảnh trong một tòa lâu đài kinh dị, và bạn sẽ phải chạy thoát khỏi tòa lâu đài đó mà không có một tấc sắt nào trong tay để phòng vệ. Trên đường đi, sẽ có một bóng đen bám theo bạn, tuy không thấy được nhưng bạn sẽ cảm nhận được sự hiện diện của nó cũng như nỗi sợ hãi mà nó đem đến.
Nhân vật chính Daniel hoàn toàn bất lực trước lũ quái vật siêu nhiên, và cái bóng ma kia là một thế lực vô hình đáng sợ luôn rình rập người chơi mọi lúc mọi nơi, sẵn sàng thộp cổ Daniel lôi vào bóng tối. Nó như thể là cái bóng của chính bản thân Daniel, và hoàn toàn không có một cái gì gọi là “phần thưởng” khi người chơi vượt qua cái bóng của mình, khiến mọi hi vọng dường như bị dập tắt.
Until Dawn – Wendigo
Until Dawn đã làm mọi thứ để vượt xa cả thể loại kinh dị, và Wendingo là một trong những nhân vật phản diện đáng sợ nhất trong những game phát hành vài năm trở lại đây.
Wendingo là một chủng loại người bị đột biến và trở thành con quái vật khát máu điên cuồng. Nó có sức bền và khứu giác nhạy như loài sói, và rình rập người chơi qua các ngọn núi trong game. Đáng sợ hơn, nó còn mạnh đến mức có khả năng hạ gục một vài nhân vật trong game nếu bạn sơ sẩy dù chỉ một chút.
The Last Of Us – Clicker
The Last of Us là một tuyệt tác trong thể loại game kinh dị nói riêng và game độc quyền trên PlayStation nói chung. Bên cạnh cốt truyện ấn tượng, nhân vật có chiều sâu, nội dung game cuốn hút, thì những con quái vật trong game cũng được đầu tư rất kỹ lưỡng, nhất là những con Clicker.
Con người khi bị nhiễm bệnh thì sẽ biến thành lũ thây ma, và clicker là giai đoạn ba của quá trình bị nhiễm bệnh. Phần đầu của họ bị biến thành một loại nấm mốc, và sức mạnh của clicker cũng được cải thiện đáng kể.
Mặc dù tần suất xuất hiện trong game không nhiều, nhưng cũng chính vì điều này mà khiến game thủ càng trở nên sợ hãi mỗi khi thấy nó. Clicker không quá khó để diệt, nhưng một khi Clicker đã phát hiện ra bạn thông qua sóng âm thì nó sẽ rượt bạn đến cùng trời cuối bể. Hoặc là diệt nó nhanh gọn lẹ từ phía sau lưng, hoặc là né nó đi nếu có thể.
Dead Space – Leaper
Leaper vẫn có nhân dạng là một con người, nhưng bị đột biến thành một con quái vật khiếp đảm trứ danh của dòng game Dead Space.
Ban đầu thì nó chỉ chui luồn qua các lỗ thông gió và phát ra những tiêng động ghê rợn, nhưng vẫn chưa có gì xảy ra. Và cho đến khi bạn đụng độ nó rồi thì mọi chuyện mới thực sự đáng sợ. Nó lao đến bạn rất nhanh, và đồng thời phát ra tiếng gào thét đinh tai nhức óc. Đặc biệt, có con này thì sẽ có con khác, và còn thêm một con khác nữa.
Leaper cũng khá dai, bắn rụng tứ chi của nó cũng chỉ khiến nó đi chậm hơn chứ không làm nó chết hoàn toàn. Khó chịu hơn nữa là về sau game, bạn sẽ gặp phiên bản Leaper “xịn” hơn, khiến bạn muốn từ bỏ mọi ước mơ trở thành phi hành gia.
Nó vừa ghê, vừa nhanh, vừa khỏe, và là cơn ác mộng đối với bất kì game thủ nào đã từng chạm mặt với nó trong Dead Space.
Theo gearvn
Xem The Witcher Netflix chưa thấy thỏa mãn, hãy xem qua tựa game này
Nhân dịp series phim The Witcher của Netflix vừa kết thúc Season 1 và chuẩn bị bước sang Season 2, có lẽ chúng ta cùng nhìn lại tựa game chuyển thể của truyện cùng tên nổi tiếng không kém.
The Witcher được ra mắt vào năm 2007 là một tựa game thú vị nhưng không hoàn hảo. Nó cảm giác giống như là một cổ vật được khai quật lên từ quá khứ của nền tảng game PC, và có lẽ sẽ là tốt hơn nếu ta để cổ vật này nằm lại quá khứ đó.
Bạn có thể rất giống với nhiều người, khi vừa xem xong series phim cùng tên trên Netflix, muốn thử quay lại thời điểm mà tất cả được bắt đầu và tìm đến tựa game đầu tiên của series game lừng danh này. Trong khi bạn có thể tìm thấy những khuôn mặt, những giọng nói và những câu chuyện quái vật giả tưởng kỳ quặc quen thuộc khiến bạn phải lòng với vũ trụ này, bạn cũng sẽ bắt gặp một UI khó thao tác, những màn đối thoại dở tệ đến mức hài hước và một thế giới có vẻ đẹp một cách kì ảo bị che khuất mất bởi vẻ ngoài đơn sơ và mộc mạc, chỉ cho đến khi chính bạn phải tự mình khám phá nó.
Có lẽ The Witcher là một trong những game có tham vọng lớn về trải nghiệm thị giác vào thời điểm bấy giờ, và điều đó đã khiến game trở nên thực sự khó nhìn đến tận ngày nay. Chắc chắn sau khi xem xong The Witcher của Netflix bạn chỉ muốn đắm chìm vào cảm giác này, nhân dịp series đang nổi trở lại hãy cùng nhìn lại một tí về tựa game cũ mà hay khiến bạn hiểu rõ Geralt hơn trên phim. Không có một cách nào để có thể miêu tả được trải nghiệm hình ảnh của game, nói riêng về khuôn mặt của Geralt thì lại không được đẹp trai như Geralt trên phim do Henry Cavill thủ vai, trái lại anh mang một khuôn mặt dài như ngựa cùng cặp mắt lạnh lùng, kì lạ.
Và anh ấy không phải là người duy nhất trông cực kỳ kỳ lạ. Sự cố gắng để thêm càng nhiều chi tiết với các công cụ tại thời gian đó đã làm cho một số nhân vật trông khó nhìn không kém. Vesemir trông giống như một Sean Connery không có sức sống trong khi Triss Merigold trông giống như một con ma-nơ-canh thuôn dài. Những chi tiết nhỏ trong cử chỉ cũng như những góc quay khiến Witcher 2 và 3 trở nên sống động cũng không có ở đây. Kết quả là người chơi sẽ phải chiêm ngưỡng những cuộc trò chuyện vụng về và cứng nhắc.
Không giống như hai phụ bản sử dụng công nghệ đồ họa được phát triển "tại gia", CD Projekct Red đã phát triển The Witcher sử dụng Aurora Engine của Bioware. Hãng đã chia sẻ về trong quá khứ họ đã phải vật lộn như thế nào với những giới hạn của một một engine game được thiết kế cho trò chơi nhập vai isometric Neverwinter Nights. Và ở năm 2020, điều đó càng được thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. The Witcher có thể được chơi ở góc nhìn isometric phóng to, cận cảnh hay qua vai, hoặc kết hợp cả hai góc nhìn lại. Nhiều người chia sẻ sau khoảng 10 giờ trải nghiệm về tựa game, họ vẫn không chắc trải nghiệm nào ít gây khó chịu nhất.
Chế độ xem isometric sử dụng chuột cho mọi thứ, giúp việc di chuyển qua lại giữa các làng cũng như kiểm tra bản đồ và kho đồ của bạn trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó cũng khiến bạn cảm thấy không thực sự nhập tâm vào các pha hành động, giống như bạn đang chơi một game chiến lược. Góc nhìn qua vai khiến việc điều khiển trở nên vụng về hơn vì tầm nhìn của bạn bị hạn chế nghiêm trọng, nhưng nó trông góc nhìn thứ ba mà fan của The Witcher 3 đã quen tận hưởng. Sẽ là tốt hơn nếu bạn chuyển đổi qua lại linh hoạt giữa hai góc nhìn ấy sao cho phù hợp với việc bạn tập trung chủ yếu vào chiến đấu hay hoàn thành các fetch-quest, nhưng điều đó cũng sẽ khiến bạn khó tập trung vào các nhân vật và cốt truyện.
Độ khó tăng đột biến cũng như hệ thống combat lỗi thời của game cũng khiến mọi thứ trở nên càng khó khăn. The Witcher chắc chắn là một trong những game nhập vai mà bất kỳ cuộc chạm trán nào cũng có thể hạ đo ván bạn nếu bạn bị tấn công bất ngờ hoặc vô tình "cố đấm ăn xôi". Việc cố gắng ke chuẩn các đòn đánh để rồi bắt đầu một chuỗi các combo và thay đổi giữa các trường phái sử dụng kiếm tùy thuộc vào những kẻ địch mà bạn chạm trán có thể khiến bạn cảm thấy khá là thích thú, tuy nhiên chỉ một số sai lầm cũng có thể khiến cho cả trải nghiệm chơi game của bạn trở nên vô cùng tồi tệ.
Điều đó không không có nghĩa tác phẩm đầu tay của CD Projekt Red chuyển thể từ những cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả người Ba Lan Andrzej Sapkowski không có ưu điểm. Nếu bạn yêu thích diễn viên lồng tiếng Doug Cockle trong vai Geralt, cái gốc của những màn màn thể hiện đó, sự cộc cằn, cộc lốc và khiếu hài hước khô khan, đã luôn được tỏa sáng ngay ở trong tựa game đầu tiên. Bên cạnh đó những nhân vật và những tình tiết trong game cũng được xây dựng để tạo nên những tình tiết bất ngờ. Sẽ không có ai ngại bật lại bạn trong The Witcher nếu bạn nói điều gì đó xúc phạm họ, và không có anh hùng hay nhân vật phản diện nào được xây dựng bằng những mô-típ quên thuộc.
Tuy vậy game vẫn đầy rẫy các nhiệm vụ dẹp mob và nhặt herb nhàm chán. Ngay từ đầu game, Geralt đã phải chui xuống các cống rãnh bên dưới thành phố thủ đô Temeriam, và bất kỳ ai từng chơi những level cống rãnh của một game nhập vai sẽ biết nó tẻ nhạt như thế nào.
Game là tiền đề để xây dựng thế giới của Witcher 2 và 3. Bởi lẽ đó nên dù vẫn còn rất nhiều nhược điểm, game vẫn có thể đem lại cho người chơi rất nhiều giá trị. Chỉ riêng nhiệm vụ Old Friend of Mine là đã quá đáng giá đối với bất kỳ fan lớn nào muốn thấy Geralt sát cánh bên tất cả những người bạn cũ của mình. Những ai khác thì chỉ cần trân trọng những gì mà tựa game này đã đem lại được cho series The Witcher , hoặc chờ xem liệu nó có được làm lại bằng một phiên bản Remake lột xác hoàn toàn từ thế giới, đồ họa, lối chơi và thậm chí là hình ảnh nhân vật trong tương lai hay không. Khá may mắn vì Season 2 của Witcher của Netflix cũng chuẩn bị bấm máy sớm, có lẽ bản thân CD Projekt Red hơn ai hết sẽ biết phải làm gì với The Witcher trong tương lai.
Theo Game4V
Doom Eternal tung trailer hành động đỉnh cao, xuất hiện thanh "Ỷ Thiên Kiếm" đỏ au chất lừ Thanh "Ỷ Thiên Kiếm" Crucible cắt thịt như cắt lát đậu hũ. Để đón chào năm mới, Bethesda đã tung ra trailer thứ 2 cho tựa game Doom Eternal sắp ra mắt. Theo như đoạn trailer trên thì Doom Eternal vẫn giữ nguyên "công thức" đã giúp series Doom gặt hái được thành công và tạo thành một thương hiệu riêng như ngày...