Top 10 cách hồi máu dị hợm nhất trong game
Trông đã thấy sợ và “điêu” rồi…
Khi anh em chơi một tựa game nào đó thì ít khi nào chú ý vào việc hồi máu. Đúng là khi sắp chết tới nơi thì việc hồi máu là tối cần thiết, nhưng vấn đề ở đây là animation hồi máu với bông băng (bandages), bộ cứu thương (medkit) thường khá là nhàm chán, chả mấy ai thèm để ý làm chi; hoặc những thứ này cũng thường dễ kiếm nên chẳng việc gì phải bận tâm đến nó cả. Tuy nhiên, trong một vài game thì nó có cơ chế hồi máu khá là thú vị, nếu không muốn nói là nhiều khi đến mức… quái đản. Sau đây là danh sách 10 cách hồi máu dị hợm nhất trong game.
Bánh sandwich – Team Fortress 2
Trong Team Fortress 2, anh em sẽ liên tục mất máu và chết lia lịa nếu không phải là game thủ chuyên nghiệp, mà cho dù có chuyên nghiệp cách mấy thì cũng phải dính một vài viên đạn vào người. Có 3 cách để anh em hồi máu. Một là dùng medkit, một thứ vô cùng cơ bản trong hầu hết các tựa game hiện nay. Hai là khẩu súng medigun do “y tá” (media) trong đội ứng cứu, nếu đội của anh em có người chấp nhận chọn nhân vật này. Một vài vũ khí khác cũng có chức năng hồi máu, nhưng không đáng kể cho lắm.
Cách thứ 3 thì chỉ dành cho lớp nhân vật Heavy mà thôi, đó là một vật phẩm gọi là Sandvich Edible Device. Cơ bản mà nói thì đây là cái bánh mì sandwich anh em ạ. Khi ăn vào thì nó sẽ hồi đầy máu của nhân vật trong vòng 4 giây. Và tất nhiên, khi ăn bánh mì thì sẽ phát ra tiếng ngồm ngoàm cực kì sống động luôn. Hoặc anh em có thể bấm chuột phải để thả bánh mì xuống đất, trở thành một vật phẩm với chức năng tương tự medium medkit, và quân địch hay quân mình đều có thể ăn cái bánh mì này một cách ngon lành. So với cây súng medigun và bộ medkit xịn sò kia thì sự xuất hiện của cái bánh mì sandwich này khá là buồn cười anh em nhỉ.
Có thể ban đầu anh em không nhận ra, nhưng Deluxe Chocolate là một thứ xa xỉ phẩm trong game này vì người chơi chỉ có thể sở hữu duy nhất một cái kẹo này xuyên suốt hành trình. Buồn cười ở chỗ là thanh sôcôla này chỉ là một trò chơi khăm (prank) của nhà phát triển, bởi vì game không hề giải thích cho anh em biết rằng có thể tạo ra thêm Deluxe Chocolate mà không cần phải tốn một chút sức lực nào.
Món vật phẩm này sẽ hồi 40% máu; và để tạo ra nó, tất cả những gì người chơi cần làm chỉ là đặt một miếng sôcôla lên trên một miếng sôcôla khác trong menu vật phẩm, rồi chờ cho chúng… chảy ra và hòa quyện vào nhau thành một. Cơ chế này phải nói là quá dị, và khả năng là anh em chỉ có thể tình cờ phát hiện ra nó mà thôi, chứ game chả hề gợi ý gì về chuyện này cả.
Cá mập hổ – Runescape
Câu cá không phải là một cơ chế hồi máu quá mới mẻ, vì cơ bản cá cũng là thức ăn để bồi bổ thôi mà. Và tuy nhiên, có một vài con cá lại khác biệt so với những con còn lại, chẳng hạn như con cá mập hổ mà anh em có thể bắt và làm thịt trong trò Runescape.
Anh em ai cũng đều biết chuyện ăn đồ sống là bình thường, nhưng ăn một con cá mập vừa mới được câu lên, tim vừa ngừng đập là ăn liền luôn thì có phần hơi ghê. Anh em vẫn cần phải nấu trước khi ăn chứ không phải là vừa mới đem lên bờ là xẻ thịt ăn liền, nhưng nhìn chung thì cách hồi máu này vẫn khá là ghê anh em ạ. Được cái là nó hồi cũng kha khá máu, đúng là thịt cá mập có khác.
Video đang HOT
Thiền là một hành động dùng để hồi sức, giúp tinh thần và thể xác của anh em trở nên thoải mái hơn. Cái này thì không có gì phải bàn cãi hết. Tuy nhiên, cơ chế thiền trong Okami thì lại hơi kì quặc một chút. Anh em sẽ hồi sức trong một trạng thái thiền định bằng cách sử dụng Wood Mat Holy Artifact. Nhưng điều thú vị ở đây là cứ mỗi giây trôi qua là anh em sẽ phải… tốn tiền để sử dụng nó, và di chuyển là coi như mất trạng thái thiền.
Mặc dù về cơ bản thì điều này không có gì là quá sai trái cả, việc phải trả vài đồng bạc để thiền trong game này lại có phần hơi quái dị, vì thiền thường được xem là thứ tâm linh và chủ yếu là cần tập trung tịnh tâm là chính. Hay là… đừng sử dụng tấm chiếu kia để thiền nữa cho đỡ tốn tiền nhỉ?
Búp bê thỏ – Bunny Must Die! Chelsea And The 7 Devils
Trong game, hệ thống hồi sinh sẽ gắn liền với việc thu thập búp bê, cho phép anh em hồi sinh miễn phí 1 lần khi bị hại chết. Thường thì anh em cũng chỉ nghĩ đến đây là hết vì còn phải bận né loạt chiêu của kẻ địch nữa, hơi đâu mà nghĩ đến những chuyện hồi máu và hồi sinh, đúng không? Tuy nhiên, nếu anh em nghĩ lại thì sẽ thấy nó khá là ma mị, vì búp bê Beanie Baby thì làm sao mà có thể hồi sinh một người khác được? Hay là nó hoạt động y như là Trường Sinh Linh Giá (Horcrux) trong Harry Potter? Phải chăng nhân vật chính đã chia linh hồn của mình vào trong những con búp bê để sau này dùng nó để hồi sinh? Nói chung càng nghĩ về nó, chúng ta lại càng cảm thấy ghê sợ.
Chiếc bánh của Thomas – Deadly Premonition
Deadly Premonition là một tựa game có rất nhiều đồ ăn. Cũng hợp lý thôi vì game lấy cảm hứng từ Twin Peaks cơ mà. Và ví dụ điển hình nhất trong game này chính là Thomas’ Biscuit, một vật phẩm khá hiếm dùng để hồi máu, và nó cực kì hữu hiệu trong chuyện này anh em ạ.
Nó có khả năng chữa bá bệnh, và anh em sẽ tin rằng Thomas là một người tốt, tạo ra chiếc bánh bằng cả tấm lòng của mình. Tuy nhiên, Thomas lại mà một người khá là bệnh hoạn, bí mật tạo ra một nhóm tín ngưỡng cho người yêu của hắn ta với hi vọng là mối quan hệ giữa 2 người sẽ bền lâu, trong khi bạn gái này lại là một kẻ hại người hàng loạt. Cho nên có thể nói cái bánh mà anh em trân trọng, từng cứu anh em khỏi bao phen nguy cấp là được làm từ chính đôi bàn tay của bạn trai của kẻ hại người hàng loạt. Nghe đến đây thôi là đủ để thấy nổi hết da gà luôn rồi.
Soul Cube – Doom 3
Doom là một series mà trong đó, anh em sẽ phải đối mặt với hàng loạt ma quỷ từ địa ngục với hình thù gớm ghiếc và kinh tởm. Tuy nhiên, bên cạnh kẻ địch thì vũ khí trong game này cũng quái dị không kém, và có lẽ Soul Cube là cái tên nổi bật nhất. Nó không chỉ có sức công phá cực kì ấn tượng mà đồng thời còn hồi đầy máu cho người chơi, đúng là nhất cử lưỡng tiện anh em nhỉ.
Tuy nhiên, mấu chốt ở đây là anh em sẽ dùng những linh hồn vừa bị tiêu diệt để hồi máu cho chính mình, một ý tưởng phải nói là khá táo bạo của id Software. Cứ tưởng hút linh hồn của quỷ dữ là xấu, nào ngờ lại giúp mình hồi máu đâu chứ.
Ya-ua – Brave Fencer Musashi
Cơ chế hồi máu trong Brave Fencer Musashi rất đỗi quen thuộc, chẳng có gì lạ lẫm cả. Phần lớn nó đều dựa vào đồ ăn, có cái hồi máu nhiều có cái hồi máu ít. Tuy nhiên, tựa game này lại tiến thêm một bước nữa, cho phép anh em “cải tiến” một số thực phẩm theo cách vô cùng chính xác nhưng cũng không kém phần… phi lý. Ví dụ rõ ràng nhất là Yoghurt (ya-ua). Nếu trong kho đồ của anh em có sữa và để nó nằm ở trỏng quá lâu thì nó sẽ trở nên chua lè, giảm hiệu quả hồi máu.
Nhưng nếu anh em giữ nó lâu hơn nữa, mặc kệ chuyện nó càng ngày càng kém hiệu quả, thì nó sẽ chuyển thành ya-ua, hữu hiệu gấp vạn lần so với loại sữa mà anh em sở hữu ban đầu. Đây chỉ là một yếu tố nhỏ trong game thôi, nhưng khi phát hiện ra thì sẽ thấy vô cùng thú vị anh em ạ, mặc dù trong thực tế thì sữa mà chua thì chỉ có nước bỏ vào thùng rác mà thôi.
Tự lấy viên đạn ra – Far Cry
Cơ chế hồi máu trong Far Cry được đầu tư khá là chăm chút nhé anh em. Thay vì chỉ lấy bông băng quấn vài vòng để hồi máu như trong mấy game khác, bạn sẽ được xem animation nhân vật chính dùng dao lấy viên đạn từ trong cánh tay của mình ra theo phong cách rất… hoang dã. Vấn đề là nếu anh em bị bắn thì nên chạy đến bệnh viện càng sớm càng tốt, chứ việc tự lấy viên đạn ra khỏi người chỉ làm tình huống càng trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Không chỉ riêng trường hợp bị dính đạn, khi anh em bị gãy xương, trật khớp thì nhân vật chính sẽ “hồi máu” bằng cách… bẻ nó trở về vị trí ban đầu. Tất nhiên, vì đây là game nên logic không phải là chuyện quá quan trọng. Nhưng Ubisoft đã cố tình làm ra những animation này để game trông thực tế hơn thì đáng lẽ phải làm cho nó đúng một chút chứ nhỉ? Chứ hồi máu kiểu này thì hơi bị hardcore rồi đó.
Chất ói mửa của Adorable Seal Larva – Kingdom Of Loathing
Sau khi hại được con hải cẩu Hellseal đáng sợ thì việc đứa con của nó vui chơi bên cạnh bạn cũng không phải là một điều gì đó quá tệ. Dù gì thì đây cũng là một con hải cẩu nhỏ dễ thương, nhưng anh em sẽ nhận ra rằng việc nuôi nó là một thảm họa. Nó có khả năng hồi máu cho anh em sau một trận đấu đầy căng thẳng, cái này thì quả tuyệt vời rồi, nhưng bên cạnh chuyện nó nhìn dễ thương thì để hồi máu, Adorable Seal Larva phải… ói lên người của anh em.
Nó chỉ ói có một chút thôi, nhưng nếu muốn hồi máu thì anh em đành phải chấp nhận hi sinh vậy. Và đừng hỏi vì sao việc này lại có khả năng hồi máu nhé, tại vì bí ẩn này chắc chỉ có mỗi nhà phát triển là trả lời được thôi.
10 trò chơi "đi vay mượn ý tưởng" nhưng vẫn được game thủ đặc biệt yêu thích (Phần 2)
Các tựa game này đều lấy ý tưởng từ một game nào đó, đều có những thay đổi và trở thành ví dụ tiêu biểu nhất cho sự phát triển ngành công nghiệp game.
Socnic Racing Transformed lấy ý tưởng từ Mario Kart 7
Sự giống nhau: 2 game này đều là những tựa platform rất nổi tiếng, và cùng nhau bước lên đường đua với những chiếc xe tí hon màu sắc sặc sỡ. Cả 2 game đều sử dụng một hệ thống drift được xây dựng dựa vào boost, và rất nhiều loại vũ khí khác nhau. Tất cả các nhân vật nổi bật của cả 2 thương hiệu đều có mặt, không phân biệt bạn hay thù, chỉ hướng tới một mục tiêu duy nhất: Vị trí dẫn đầu trong cuộc đua.
Sự phát triển: Mặc dù không có vẻ ngoài bóng bẩy như người anh em của mình nhưng Sonic & SEGA All-stars Racing: Transformed vẫn có nhiều cải tiến đáng nhắc đến. Từ một hệ thống minigame đa dạng, hấp dẫn đến sự xuất hiện của các power-up mới lạ, độc đáo. Không chỉ vậy, nhìn vào cái tựa dài ngoằng của game, bạn có thể nhận ra game còn mang đến một bất ngờ thú vị: mỗi chiếc xe có thể biến hình thành 3 loại hình vận chuyển khác nhau, cho phép người chơi vừa có thể bay lượn trên bầu trời, vừa có thể lướt vi vu trên mặt nước.
Okami được phát triển dựa trên The Legend of Zelda
Sự giống nhau: Chỉ cần thay đổi thế giới Hyrule bằng Nhật Bản cổ đại, chàng Link khiêm tốn bằng sói thần Amaterasu, và bạn sẽ có ngay được công thức tựa game Okami của Capcom. Cũng như Link, chú sói này cũng được giao trọng trách tiêu diệt một tên ác quỷ cổ xưa, một kẻ địch bí ẩn và hùng mạnh muốn tàn phá, vấy bẩn toàn bộ thế giới. Đồng thời, cả 2 nhân vật này đều không bao giờ thực sự nói gì cả, hầu hết chỉ dựa vào những người bạn đồng hành mau mồm mau miệng mới có thể trao đổi với thế giới bên ngoài.
Sự phát triển: Thích chất sôi động của Zelda hay kiểu màu nước đầy cách điệu của Okami hơn, đó là tùy vào gu của mỗi người. Ngoài ra, về kịch bản, nhân vật và cách dẫn dắt của mỗi tựa game cũng rất khó để so sánh. Ai hơn ai, hay chỉ là khác biệt nhưng cân bằng? Tuy nhiên, về mảng combat thì Okami lại có một số cải thiện quan trọng hơn.
Ví dụ, những tùy chọn cận chiến đa dạng và sâu hơn nhiều, cho phép người chơi thực hiện khá nhiều những combo khác nhau cùng hệ thống các đòn đánh tầm xa hơn hẳn so với skill bắn ná cũ rích của Link. Ngoài ra còn phải nhắc đến Celestial Brush, một cơ chế khuyến khích người chơi tự vẽ hình ảnh lên màn hình để cast một phép thuật đặc trưng nào đó. Tất cả những điều này tạo nên một hệ thống chiến đấu thú vị hơn hẳn so với series Legend of Zelda.
Battleborn và Overwatch
Thật tội nghiệp cho Gearbox khi phải đối đầu với "gã khổng lồ" Blizzard, bởi khi cho ra mắt hai tựa game bắn súng đồng đội với cùng phong cách đồ họa sống động, rực rỡ cùng một lúc, kẻ chiến thắng chỉ có một, và tất nhiên chúng ta biết đó là ai. Những vấn đề về kỹ thuật trong giai đoạn phát hành, giao diện lộn xộn, gunplay và thế giới mở đều không nhận được những phản hồi tích cực khiến Battleborn "chìm nghỉm" trong khi Overwatch "gây bão" trong làng eSports.
Infamous và Prototype
Những tựa game siêu anh hùng theo thể loại "hộp cát" (sandbox) luôn luôn để lại ấn tượng đáng nhớ, tuy nhiên trên thị trường, chúng lại khá hiếm bởi lẽ nhà phát triển phải "bận rộn" tạo ra 2 tựa game cùng lúc. Infamous và Prototype là 2 sản phẩm có chất lượng cao thuộc thể loại này, với gameplay khá tương đồng: bạn vào vai một người bình thường bỗng dưng được ban cho năng lực đặc biệt, và sau đó có quyền lựa chọn để trở thành siêu anh hùng hay siêu ác nhân. Tuy đã cố gắng có những tính năng riêng biệt, song cả hai lại tự "dìm" chính mình khi ra mắt chỉ cách nhau có vài tuần.
World of Warcraft và EverQuest 2
Đây có lẽ là một trong những cuộc đối đầu nặng kí trong danh sách của chúng ta ngày hôm nay. Một bên là hậu duệ rất được mong chờ của MMO hot nhất ở thời điểm đó, một bên kế thừa cái tên của tượng đài Warcraft. Chúng đối đầu trực tiếp với nhau khi thời điểm ra mắt chỉ chênh lệch vỏn vẹn có hai tuần. Cả hai đều là những tựa game vô cùng xuất sắc, xứng đáng có được cộng đồng vững mạnh của riêng mình. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là thời điểm để kết thúc sự thống trị của "ông lớn" Blizzard, và World of Warcraft đã đánh bại đối thủ của mình trong cả một cuộc đối đầu tay đôi, lẫn cuộc chiến đường dài.
Hóa ra hack tay dài trong PUBG Mobile có thật ngoài đời và bí ẩn đằng sau tư thế cầm súng dị hợm này Tưởng rằng đây là một ý tưởng phi lý của hacker trong game, song hóa ra, hack tay dài trong PUBG Mobile hoàn toàn có thật ngoài đời. PUBG Mobile từ trước đến nay vẫn được xem là một trong những tựa game bị hack nhiều bậc nhất trên thế giới. Có muôn hình vạn trạng kiểu hack xuất hiện trong PUBG Mobile,...