Tony Phùng: Lý tưởng trong thể thao hay công nghệ đều là sự tức thời
Trải nghiệm hành trình trọn vẹn những “hỉ – nộ” mùa bóng bên cạnh một trợ thủ công nghệ tức thời, đó là niềm mong mỏi khó lòng dập tắt của các tín đồ “túc cầu giáo”.
“Tiện cái gì thì xem cái đó”
Thế kỷ 21 chứng kiến những guồng quay về công nghệ. Với các tín đồ thể thao, không khó để lựa chọn một thiết bị đồng hành để tận hưởng những giải đấu thể thao hấp dẫn. Bên cạnh đó, các nhà đài giờ đây cũng rất nhanh nhạy với xu thế mới, hầu hết các trận đấu đều được phát song song trên cả truyền hình và nền tảng ứng dụng trực tuyến.
Vậy nên, với những reviewer công nghệ như Tony Phùng, gần như không có bất kỳ sự gò bó trong việc sử dụng thiết bị tận hưởng, “tiện cái gì thì xem cái đó, từ điện thoại, tablet, máy tính cho đến TV”. Thế nhưng, anh cũng tự mình đưa ra một thực tế khó lòng chối cãi: “Tiện thì vậy thôi, chứ để có được trải nghiệm tốt nhất thì chỉ có thể là xem trên TV”.
“Lực hấp dẫn” của những chiếc TV
Lợi thế “ăn điểm” đầu tiên của những chiếc TV nằm ở kích thước, “TV to hơn nên mọi thứ rõ ràng hơn hẳn, có thể thấy được cầu thủ nào đang giữ bóng, ai vừa ghi bàn”. Thậm chí, với Tony Phùng, kích thước càng lớn càng có lợi; đặc biệt, một chiếc TV dành cho thể thao ít nhất phải từ 55 inch trở lên mới đủ đem tới những trải nghiệm sôi động. Bên cạnh đó, hệ thống âm thanh của TV cũng tốt hơn rất nhiều so với các thiết bị còn lại, giữ vai trò là chất xúc tác quan trọng: “Xem bóng đá thì không gian phải rộng, âm thanh phải sống động mới tạo cảm xúc chân thực như đang ở sân vận động” – anh chia sẻ thêm.
Một lợi thế cực kỳ quan trọng khác khi tận hưởng các giải đấu trên TV là không có độ trễ như trên ứng dụng. Thực tế cho thấy, tốc độ chuyển tải hình ảnh trên các ứng dụng phải chậm hơn ít nhất là 30 giây cho tới 1 phút so với TV. Do vậy, không thể phủ nhận, TV chính là thiết bị bản toàn tối ưu cảm xúc người xem.
TV LG OLED và khả năng hiển thị sắc nét
Thế nhưng, không phải chiếc TV nào cũng mang tới cảm xúc lý tưởng hay những trải nghiệm hoàn hảo. Bên cạnh kỳ vọng về kích thước hay công nghệ âm thanh, Tony Phùng cũng đưa ra thêm 2 tiêu chí cần coi trọng của những chiếc TV phù hợp để tận hưởng những giải đấu thể thao. Thứ nhất, “tần số quét màn hình phải cao”. Ngoài việc giúp tái tạo chuyển động mượt mà hơn, rất nhiều TV hiện tại còn có chế độ Thể thao, ứng dụng AI để phân tích những tình huống chuyển động nhanh để trở nên rõ ràng hơn. Thứ hai, “tthời gian phản hồi (response time) phải càng thấp càng tốt, lý tưởng là tức thời”. Thời gian phản hồi càng nhanh thì hình ảnh càng ít hiện tượng bóng ma, hạn chế tối đa hiện tượng mỏi mắt.
Video đang HOT
Hồi kết cho những lựa chọn
“OLED là dòng TV duy nhất có thể đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu mà mình đã nói”. Chất lượng hiển thị của TV OLED là lý do tiên quyết. Nhờ công nghệ điểm ảnh tự phát sáng nên TV OLED cho tốc độ phản hồi cực kỳ vượt trội: “Chỉ 1ms và đánh bật tất cả những loại TV LED truyền thống khác trên thị trường. Thêm tần số quét 120Hz khiến cho mọi thứ trở nên mượt mà, xem cực kỳ đã mắt” – anh bày tỏ quan điểm.
Tony Phùng trong sự kiện ra mắt TV LG OLED evo 2022
Bên cạnh đó, chip xử lý cũng đóng vai trò rất quan trọng, bởi nó sẽ có nhiệm vụ phân tích hình ảnh để cải thiện độ sắc nét, tương phản và màu sắc. Tony Phùng cũng đưa ra những dẫn chứng cụ thể theo cách đánh giá của người am hiểu công nghệ: “Ví dụ hiện nay dòng TV OLED của LG được trang bị bộ xử lý Alpha 9 thế hệ thứ 5 với công nghệ Dynamic Tone Mapping Pro phân tích khung cảnh, kèm chế độ thể thao để tăng cường chi tiết. Bộ xử lý này còn đảm nhiệm cả âm thanh, hỗ trợ công nghệ AI Sound Pro nhằm tái tạo hiệu ứng âm thanh vòm 7.1.
Alpha 9 thế hệ thứ 5 được ghi nhận là chip xử lý mạnh mẽ nhất mà LG phát triển đến nay
Khi kết hợp trải nghiệm hình ảnh và âm thanh tuyệt đỉnh của TV OLED LG, mình thật sự cảm thấy như đang ngồi trực tiếp tại sân vận động, hòa cùng không khí sôi động trên các khán đài. Đây là điều mà mình khó có thể cảm nhận được trên những loại TV khác.”
Đặc biệt, với những tín đồ thể thao, TV OLED LG rất phù hợp vì có chế độ Sport dành riêng cho phân khúc này. Nhưng để giữ chân những khách hàng trung thành, công nghệ tiên phong là chưa đủ, chính những giá trị cốt lõi mà LG mang tới mới là yếu tố đáng trải nghiệm.
Công nghệ AI sẽ được tận dụng đáng kể trong phim ảnh năm 2022
Các giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế của Đại học RMIT vừa đưa ra nhận định về các xu hướng nổi bật trong lĩnh vực phương tiện truyền thông số, phim và video, mạng xã hội và công nghệ.
Trí tuệ nhân tạo sẽ tác động lên các phân cảnh trong phim
Năm 2022 được các chuyên gia Đại học RMIT Việt Nam dự đoán sẽ là một năm đầy sôi động với ngành phim ảnh và truyền thông thể hiện qua các xu hướng công nghệ đang nổi hiện nay.
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tác động lên các phân cảnh trong phim
Chủ nhiệm ngành Truyền thông số Đại học RMIT ông Martin Constable cho biết, năm nay công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được tận dụng đáng kể trong phim ảnh.
"AI sẽ hỗ trợ để việc bắt cảnh động - một quy trình thường phức tạp, dễ tiếp cận và sản xuất nhanh hơn. Phân đoạn ghi lại chuyển động con người trên phim nổi tiếng là mất thời gian. Giờ đây AI sẽ giúp quy trình này trở nên tương đối dễ dàng và được tự động hóa", ông Martin Constable nói.
Công nghệ mã nguồn mở và cải thiện sáng tạo
Một xu hướng khác được mong đợi trong lĩnh vực phương tiện truyền thông số là phần mềm mã nguồn mở, hiện được coi là một giải pháp thay thế khả thi cho phần mềm thương mại.
Ông Martin Constable chia sẻ về mô hình mã nguồn mở 3D Blender được áp dụng tại khoa gần đây và cho biết tốc độ phát triển của công nghệ này đã vượt xa bất kỳ tên miền thương mại nào. Công nghệ trò chơi mã nguồn mở Godot, các thư viện mô hình 3D và mã nguồn mở ảnh hoạ tiết cũng đang tạo ra tác động tương tự.
"Một vài phần mềm đang chuyển sang hình thức đăng ký sử dụng dài hạn và điện toán đám mây, chẳng hạn như phần mềm điện toán đám mây InVision cho người dùng một phương cách dễ dàng để hợp tác trong các dự án thiết kế", ông Constable cho biết.
Sản xuất nội dung số định dạng ngắn tái định hình ngành phim và video
Trưởng phòng Quản lý thiết bị nghe nhìn Đại học RMIT ông Nguyễn Trọng Khoa nhận xét rằng, ngành phim và video trên toàn thế giới đang chứng kiến sự chuyển mình trong việc phát hành phim - chuyển từ chiếu rạp sang phát hành trực tuyến.
Theo ông, các nội dung định dạng ngắn cho Youtube, video blog, và việc sử dụng các phần mềm hội nghị truyền hình như Zoom và Teams để tạo nội dung YouTube về thể thao, giải trí, chăm sóc cá nhân... đang rất được ưa chuộng".
"Sản xuất trên nền tảng số trở nên quan trọng đối với ngành điện ảnh với các nhóm sản xuất làm việc cùng nhau từ những địa điểm khác nhau và trên trường quay sản xuất theo thời gian thực bằng màn hình LED hoặc màn hình xanh trong công cụ trò chơi như Unity hoặc Unreal Engine", ông Nguyễn Trọng Khoa nói.
Các nhà làm phim sẽ phải trở nên thành thạo trong việc sản xuất nội dung cho nhiều nền tảng và ở nhiều định dạng khác nhau. Để không bị tụt hậu, các nhà làm phim cần chú ý đến sự chồng chéo của các phương tiện truyền thông mới như metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo), nội dung định dạng ngắn, mạng xã hội, nền tảng phát trực tiếp, chuyển đổi phương tiện, blockchain...
Ông Nguyễn Trọng Khoa tin rằng các nhà làm phim thành công phải có kiến thức toàn diện thay vì chỉ là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
Sản xuất theo thời gian thực và đa nền tảng đang phát triển
Giảng viên ngành Sản xuất phim kỹ thuật số, Đại học RMIT Trần Phương Thủy nhận thấy một xu hướng khác chú trọng vào phát triển sản xuất theo thời gian thực và đa nền tảng.
Theo chuyên gia RMIT Việt Nam, các hãng phim và công ty truyền thông bắt đầu có dự án trên đa nền tảng/đa phương tiện truyền thông chú trọng nhiều hơn đến vấn đề sở hữu trí tuệ
Bà Trần Phương Thủy chia sẻ: Các hãng phim và công ty truyền thông bắt đầu có dự án trên đa nền tảng/đa phương tiện truyền thông chú trọng nhiều hơn đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Các đơn vị này còn lên kế hoạch chuyển thể những tựa truyện tranh nổi tiếng trong nước hoặc phát hành phim theo thời gian thực và phát hành truyện tranh để hỗ trợ nội dung bộ phim.
"Do dịch Covid-19 và việc sử dụng rộng rãi không gian thực tế ảo/không gian trò chơi, các bạn trẻ trong nước có xu hướng tìm kiếm nội dung trực tiếp hoặc theo thời gian thực chất lượng cao", bà Trần Phương Thủy thông tin thêm.
Ngoài ra, Chủ nhiệm ngành Sản xuất phim kỹ thuật số Đại học RMIT Tiến sĩ Nick Cope cho biết, hiện còn có nhiều dự án cộng đồng mà RMIT đã và đang hỗ trợ, trong đó có Thử thách làm phim 48 giờ và cuộc thi "Our Community" (tạm dịch: Cộng đồng chúng ta) sẽ diễn ra trong thời gian tới nhằm hỗ trợ và bồi dưỡng tài năng mới.
Tiến sĩ Nick Cope tin rằng, đây cũng là bước phát triển đầy hứa hẹn cho ngành truyền thông Việt Nam và Đại học RMIT tự hào đóng góp vào sự phát triển của thế hệ mới các nhà làm phim Việt Nam.
Khủng hoảng Nga Ukraine: Công nghệ châu Á "tiến thoái lưỡng nan" Các công ty công nghệ châu Á, từ Samsung cho tới Sony, đang đau đầu tìm cách tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ và phương tây đưa ra nhằm vào Nga. Phức tạp và mơ hồ Các biện pháp hạn chế thương mại có hiệu lực ngay lập tức, và có phạm vi bao trùm bất kỳ sản phẩm nào được sản...