Tony Hsieh – “triệu phú bán giày” giản dị nhất thế giới
Những năm đầu của thế kỷ 21, sẽ thật điên rồ nếu đưa ra ý tưởng khiến khách hàng mua giày mà không đi thử nó. Thế nhưng sự ra đời của Zappos đã thay đổi hoàn toàn quan niệm ấy.
Được dẫn dắt và điều hành bởi Tony Hsieh, Zappos giờ đây đã trở thành một công ty bán giày trực tuyến tỷ đô với tôn chỉ mang lại niềm hạnh phúc cho khách hàng. Tony không giống như đại đa số các triệu phú, tỷ phú khác của nước Mỹ. Anh gắn cả cuộc đời mình với niềm đam mê kinh doanh, luôn tìm kiếm niềm hạnh phúc trong cuộc sống và sống giản dị theo cách của riêng mình.
Biệt danh “ triệu phú bán giày” đến với Tony Hsieh kể từ khi anh trở thành giám đốc điều hành của hãng bán lẻ trực tuyến giày và quần áo lớn nhất thế giới – Zappos.
Trước khi Zappos ra đời, Hsieh còn từng được biết đến là người đồng sáng lập ra mạng lưới quảng cáo internet LinkExchange mà anh đã bán cho Microsoft vào năm 1999 với giá 265 triệu USD.
Tuy hiện nay Zappos đã bị chuyển nhượng lại cho Amazon nhưng Tony Hsieh vẫn là một nhà đầu tư tài ba với những khoản đầu tư giúp anh hái ra tiền, đưa anh trở thành một nhà triệu phú hiện nắm giữ khối tài sản ròng khoảng 840 triệu USD.
Tony Hseih được biết đến là CEO của hãng bán lẻ giày trực tuyến lớn nhất thế giới Zappos .
Những bước đi đầu tiên
Tony Hsieh sinh ra vào năm 1973, trong một gia đình có cả bố và mẹ đều là những người đến từ Đài Loan. Tony Hsieh đã được sinh ra ở bang Illinois và lớn lên ở khu vực vịnh San Francisco của California cùng với hai người em trai của mình.
Ngay từ ngày còn là một sinh viên đại học của trường Harvard, Tony Hsieh đã là một người có đầu óc về kinh doanh khi anh làm quản lý bán pizza cho hãng Quincy House Grille trong khu vực ký túc xá của mình.
Năm 1995, tốt nghiệp với tấm bằng khoa học máy tính trên tay, Hsieh về đầu quân cho tập đoàn Oracle một hãng phần mềm, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến trên thế giới.
Nhưng vốn là người có cá tính mạnh, thích sự tự do nên chỉ sau 5 tháng, Hsieh đã bỏ việc và sau đó bắt tay vào việc sáng lập ra mạng lưới quảng cáo trực tuyến LinkExchange cùng với một người bạn học đại học và cũng là đồng nghiệp cũ ở Oracle, Sanjay Madan.
Đó là vào năm 1996, Hsieh bắt đầu phát triển các ý tưởng cho một mạng lưới quảng cáo trực tuyến, nơi mà các thành viên tham gia được phép quảng cáo trang web của họ trên mạng lưới này thông qua việc hiển thị các banner quảng cáo.
Hsieh và Madan đã gọi “sản phẩm” này là LinkExchange và cho ra mắt vào tháng 3/1996. Hsieh giữ vai trò là Giám đốc điều hành và sau đó đã nhanh chóng tìm thấy 30 khách hàng lớn đầu tiên.
Chỉ trong vòng 90 ngày, LinkExchange đã có hơn 20.000 trang web lớn gửi yêu cầu tham gia vào mạng lưới và có các banner quảng cáo hiển thị trên 10 triệu lần.
Đến năm 1998, trang web này đã có hơn 400.000 thành viên và 5 triệu quảng cáo luân chuyển mỗi ngày. Với mức độ liên kết khủng như vậy, Microsoft đã nhanh chóng đồng ý mua lại LinkExchange của Hsieh với giá là 265 triệu USD – một số tiền không hề nhỏ vào thời điểm lúc bấy giờ, năm 1999.
Sau thương vụ này, Hsieh tiếp tục lên kế hoạch sáng lập ra một thương hội đầu tư bền vững với tên gọi là Venture Frogs với đối tác kinh doanh mới của mình, Alfred Lin.
Họ bắt đầu đầu tư vào một loạt các công ty khởi nghiệp về công nghệ cao và Internet, bao gồm có Ask Jeeves, OpenTable và Zappos.
Từ Tony Hsieh đến “triệu phú bán giày”
Như số mệnh đã gắn kết Tony Hsieh với Zappos, vào năm anh 26 tuổi, Nick Swinmurn – người sáng lập ra trang Zappos.com đã tiếp cận với anh và trình bày ý tưởng về việc bán giày trực tuyến.
Hsieh mới đầu còn hoài nghi và gần như đã gạt phăng ý tưởng này của Swinmurn. Nhưng sau khi Swinmurn nói rằng “giày dép tại Mỹ là một thị trường lớn trị giá 40 tỷ USD, và 5% số đó đã và đang được bán bởi các catalog đặt hàng qua thư giấy,” thì Hsieh và Lin đã bị thuyết phục, sau đó hai người quyết định đầu tư thông qua Venture Frogs.
Tony Hseih trở thành “triệu phú bán giày” sau khi thành CEO Zappos.
Chỉ hai tháng sau đó, Hsieh đã gia nhập Zappos và trở thành Giám đốc điều hành, bắt đầu khẳng định thương hiệu CEO Zappos với 1,6 triệu USD doanh thu đạt được vào năm 2000.
Đến năm 2009, doanh thu Zappos đã tăng lên 1 tỷ USD và khi đó, Amazon.com đã bất ngờ thông báo mua lại Zappos.com với một thỏa thuận trị giá khoảng 1,2 tỷ USD.
Hsieh được cho là đã có được khoảng 214 triệu USD từ việc bán giày, chưa bao gồm các khoản khác từ việc đầu tư thông qua công ty liên doanh Venture Frogs. Vì vậy mà anh thường được yêu mến gọi với biệt danh là “triệu phú bán giày”.
Tuy nhiên quan trọng hơn là Hseih và nhóm cộng sự đã xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp độc đáo với việc tập trung vào việc trao đổi quyền lực cho nhân viên và hứa hẹn đem lại hạnh phúc thông qua sự hài lòng của khách hàng.
Không dừng lại
Sau khi đã hoàn thành thương vụ chuyển nhượng Zappos, không chịu ngồi yên, Hsieh tiếp tục tham gia đầu tư vào hãng máy bay phản lực tư nhân JetSuite vào năm 2011.
Anh đã không ngần ngại đổ một lúc 7 triệu USD để đầu tư vào việc phát triển máy bay phản lực tư nhân siêu nhẹ.
Việc đầu tư này sẽ giúp cho JetSuite có thêm hai chiếc máy bay phản lực Embraer Phenom 100 mới tinh, nặng không quá 4.500kg, tiết kiệm tối đa nhiên liệu nhưng vẫn có đủ hai phi công, hai động cơ và đảm bảo đầy đủ tính năng an toàn tương đương với một máy bay chở khách thương mại cỡ lớn.
Chưa hết, vào năm 2009, sau khi nắm bắt được thị trường Las Vegas dựa trên việc kinh doanh Zappos, Hsieh đã tổ chức một dự án tái phát triển và tái thiết lớn cho trung tâm thành phố này mang tên là dự án Downtown, biến đây thành trụ sở của Zappos.com và sau đó là một trung công nghệ lớn của cả nước.
Hình ảnh mô phỏng trụ sở của Zappos trong tương lai tại trung tâm thành phố Las Vegas của Tony Hsieh.
Một nhà đầu tư cũng phải nể phục tham vọng và sự quyết tâm của Hsieh mà nói rằng: “Tiền không phải là mục đích duy nhất và cuối cùng của Hsieh. Anh ấy không quá bận tâm về tiền. Nếu chỉ còn trong tay 1 triệu USD, anh ấy vẫn sẽ chi 999.999 USD để đầu tư vào Vegas”.
Minh chứng sống cho “đơn giản là hạnh phúc”
Mặc dù là người đang sở hữu khối tài sản 840 triệu USD khiến hàng bao người mơ ước nhưng Hseih lại có lối sống giản dị không khác gì người bình thường, thậm chí còn giản dị tới mức đáng kinh ngạc.
Nếu như ai đó nghĩ rằng, làm CEO của một hãng bán lẻ giày lớn nhất thế giới thì ắt hẳn sẽ phải sở hữu một bộ sưu tập giày thể thao khổng lồ thì người đó sẽ phải nghĩ lại khi gặp Hseih.
Hseih không ngần ngại “khoe” rằng anh chỉ có duy nhất 4 đôi giày ở trong tủ quần áo của mình. “Một đôi flip-flops và một đôi dép trong nhà, ngoài ra là một đôi Donald Pliner để đi những lúc tôi không đi giày thể thao”.
Thậm chí có những đôi giày nhà triệu phú 42 tuổi này đi ròng rã trong vòng 2 năm, và chỉ đến khi nó đã rách đến độ không đi được nữa thì anh mới chịu vứt bỏ và thay bằng một đôi mới.
Đặc biệt thay vì ở trong những ngôi nhà lầu, biệt thự đắt tiền thì hàng tháng, anh chỉ chi ra không quá 1.000 USD (tức khoảng hơn 21 triệu đồng) để sống trong một chiếc xe kéo diện tích chỉ vỏn vẹn 22 mét vuông.
‘Triệu phú bán giày’ Hseih cho biết, việc sống như vậy không phải vì anh là một người quá hà tiện, mà chỉ đơn giản là vì anh muốn chi tiêu để có trải nghiệm, chứ không phải để được tận hưởng mà thôi.
Theo người thành công, zing
Nga Sơn - Miền quê của những đôi chiếu hạnh phúc
Nói đến Thanh Hoá, không ai là không biết chiếu cói Nga Sơn, một sản phẩm nổi tiếng của vùng đất ven biển này, vật biểu trưng cho niềm hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau,...
Chiếc chiếu nổi tiếng đã được lưu truyền qua bao đời, bao thế hệ trên khắp mọi miền của đất nước. Nó nổi tiếng đến mức đã đi vào câu ca dao, tục ngữ của người Việt Nam:
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam ịnh, lụa hàng Hà ông
Nga Sơn là vùng đất nằm sát biển, cách thành phố Thanh Hoá 40km về hướng ông Bắc. Với 8 xã nằm dọc bờ biển là một vùng triều mầu mỡ, ngoài trồng sú vẹt, mảnh đất này chỉ trồng được một loại cây duy nhất là cói, dệt nên chiếu Nga Sơn - niềm kiêu hãnh của vùng quê này.
Cói Nga Sơn nổi tiếng là sợi nhỏ, dai, óng mượt. iều đặc biệt ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở vùng này, loại cói chuyên dùng để dệt nên những tấm chiếu vừa đẹp lại vừa bền.
Theo lời các cụ kể lại, ngày xưa, chiếu cói Nga Sơn cùng chiếu cói của Kim Sơn (Ninh Bình) là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quý tộc ưa dùng. Trải qua hơn 150 năm tồn tại với không biết bao nhiêu thăng trầm, giờ đây, người dân Nga Sơn không đơn thuần chỉ dệt chiếu cói, nhiều sản phẩm từ cói đã được đôi bàn tay tài hoa, khối óc giàu tính sáng tạo của những người thợ đã "nâng đời" trở thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ với những nét hoạ tiết, văn hoa khác nhau dành cho xuất khẩu. Những tấm thảm lót sàn, chiếu xe đan, làn, dép đi trong nhà, đồ dùng trang trí,... đã có mặt tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nhưng không phải đến tận bây giờ, cây cói mới trở thành thế mạnh của kinh tế Nga Sơn mà ngay từ những năm 1965, những chiếc chiếu đậu, chiếu hoa, cùng các mặt hàng từ cói đã xuôi ngược khắp các nẻo đường đất nước từ những làng quê lên thành phố, từ những ngõ nhỏ lắt léo đến những đường phố lớn, từ bắc vào nam,... xa hơn nữa là thị trường các nước trên thế giới, chủ yếu là thị trường ông Âu.
Nói về tương lai phát triển của cói Nga Sơn, ông Hoàng Thế Dân - Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện Nga Sơn - cho biết: "Trong thời gian tới, huyện chúng tôi vẫn coi nghề làm cói là ngành sản xuất mũi nhọn, dự tính sẽ đưa cây cói đi khắp các xã trong huyện, kể cả các xã vùng màu, vùng trũng để nâng diện tích cây cói. Ngoài ra, hướng phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp của chúng tôi là gắn việc mở rộng làng nghề với quy hoạch vùng nguyên liệu cói, kết hợp với sản xuất theo mô hình hợp tác xã, củng cố và tăng năng lực sản xuất của các xí nghiệp, tiến tới hình thành các cụm tiểu công nghiệp và làng nghề, mở đầu là cụm Nga Mỹ.
Hiện nay, Nga Sơn đang hình thành và tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các thành phần kinh tế tham gia phát triển tiểu thủ công nghiệp như: miễn thuế đất 5 năm cho các doanh nghiệp, các cá nhân đầu tư vào cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, hỗ trợ 20% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài khuôn viên cụm công nghiệp. ối với các vùng đất chiêm trũng, đất mầu, cơ sở sản xuất nào thu hút được khoảng 50 lao động trở lên, liên tục ổn định trong một năm sẽ được huyện hỗ trợ kinh phí ban đầu 50.000 đồng cho mỗi lao động. Các sáng kiến cải tiến mang lại hiệu quả kinh tế, được nhân dân áp dụng rộng rãi sẽ được các cấp chính quyền khen thưởng."
Chiếu cói Nga Sơn đã dệt nên tiếng thơm ngàn đời cho vùng đất ven biển Nga Sơn. Mong rằng, trong tương lai không xa, việc phát triển ngành nghề truyền thống sẽ gắn liền với phát triển ngành du lịch sinh thái và các danh lam thắng cảnh huyền ảo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Nga Sơn, góp phần làm giàu cho vùng cói ngút ngàn này.
Theo VTV, mard gov
Gặp gỡ thủ lĩnh môi trường 9X Tạ Thùy Trang Ấn tượng đầu tiên của mọi người về Trang chính là sự giản dị mộc mạc của cô. Đây cũng là cách mà Trang truyền đi thông điệp về bảo vệ môi trường đến cộng đồng. Mới đây, Trang đã trở thành 1 trong 200 nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc châu Á - Thái Bình Dương của chương trình Obama Foundation Leaders...