Tổng vốn đăng ký của các dự án FDI tăng thêm 8 tỷ USD trong 11 tháng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 20/11/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Đặc biệt tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 8 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ.
Dự án Nhà máy Fukang Technology của Nhà đầu tư Foxconn Singapore Pte.,Ltd với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 453 triệu USD, đang được khẩn trương xây dựng tại khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên ( Bắc Giang). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Cụ thể, có 1.577 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài, giảm 31,8%; tổng vốn đăng ký đạt gần 14,1 tỷ USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ; có 877 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 16,6% ; có 3.466 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 40,4%; tổng giá trị vốn góp đạt gần 4,4 tỷ USD, giảm 33% so với cùng kỳ.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần không nhiều, song với quy mô dự án lớn nên đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,41 tỷ USD và 1,27 tỷ USD.
Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,5%, 28,1% và 16,5% tổng số dự án.
Đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 7,6 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5,9% so với cùng kỳ 2020. Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,36 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng vốn đầu tư và tăng 54% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc)…
Video đang HOT
Hiện, vốn đầu tư của Singapore gấp 1,74 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp 2,1 lần vốn đầu tư của Nhật Bản do Singapore có dự án lớn 3,1 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới 41% tổng vốn đầu tư của Singapore. Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ hai về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn mua cổ phần. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong 11 tháng.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, song mức độ tăng giảm nhẹ so với 10 tháng. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt gần 220,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ và chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 218,5 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ và chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt trên 195,5 tỷ USD, tăng 29,5% so cùng kỳ và chiếm 65,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu trên 24,6 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 23 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 24,3 tỷ USD.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước. Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,76 tỷ USD, chiếm 14,2% tổng vốn đầu tư đăng ký; trong đó, có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD, chiếm tới 82,4% tổng vốn đầu tư của Long An. Thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí thứ hai với gần 3,43 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký trên 2,8 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Ninh…
Nếu xét về số dự án, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh; trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (36%), số lượt dự án điều chỉnh (18,5%) và góp vốn mua cổ phần (59,6%). Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút đầu tư nước ngoài, song xếp thứ hai về số dự án mới (21,8%) và số lượt góp vốn mua cổ phần (12,5%).
Hướng tới nông nghiệp bền vững - Bài 2: Giải quyết đầu ra ổn định
Mặc dù có lợi thế về sản xuất nhưng đầu ra của nhiều loại nông sản Đồng Nai vẫn chưa ổn định.
Thêm vào đó, ngành công nghiệp chế biến, kho bảo quản chưa được đầu tư tương xứng nên giá trị thu về từ sản xuất nông nghiệp chưa đúng với tiềm năng.
Vẫn còn ùn ứ cục bộ
Bên cạnh những chuỗi sản xuất tiêu thụ nông sản đã được vận hành trơn tru, giúp nông sản Đồng Nai có mặt ở khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường thì cũng không ít loại nông sản đối mặt với tình trạng ùn ứ cục bộ, nhất là khi thị trường biến động bất ngờ.
Thu hoạch bưởi đào tại ấp Suối Nhát, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Ảnh tư liệu: Nguyễn Văn Việt/TTXVN
Với những loại cây trồng có diện tích lớn như chôm chôm, sầu riêng, xoài, bưởi và rau củ, khi vào vụ thu hoạch rộ, Đồng Nai có sản lượng nông sản rất lớn, song việc tiêu thụ đa phần đề thông qua thương lái tự do. Khi thị trường có biến động hoặc nguồn cung dồi dào, nông sản dễ bị ùn ứ cục bộ và rớt giá.
Bà Đặng Thị Thúy Nga, Giám đốc Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định (huyện Xuân Lộc) thông tin, hợp tác xã chuyên thu mua và trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao với quy mô cánh đồng lớn theo tiêu chuẩn VietGAP. Thế nhưng, không ít lần phải ngược xuôi tìm đầu ra cho nông sản, đặc biệt là trong thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
"Riêng ở xã Xuân Định hiện có 250 ha đất trồng sầu riêng và 500 ha trồng cây chôm chôm. Mỗi nhà vườn ở đây thu hoạch khoảng 20 - 25 tấn/ha. Những năm trước, đầu ra của hợp tác xã đa số là thông qua hợp đồng với những nhà thu mua lớn của thành phố Long Khánh để xuất đi Trung Quốc khá thuận lợi. Cho đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, việc xuất hàng đi Trung Quốc bị ách tắc. Trái cây tới vụ chín rộ như sầu riêng, bơ, chuối không để được lâu do không có nơi bảo quản, chế biến nên giá giảm hơn một nửa so với bình thường" - bà Nga cho biết thêm.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hoan, một thương lái chuyên thu mua trái cây tại khu vực huyện Vĩnh Cửu cho biết, thương lái thu mua trái cây ở Đồng Nai chủ yếu để cung ứng tiêu thụ tại các địa phương khác; trong đó phần lớn là TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên thời gian qua, nguồn cung trái cây Đồng Nai vẫn tăng trong khi việc vận chuyển, tiêu thụ gặp khó khăn nên nhiều vùng nông sản như rau, trái cây đang rộ vụ thu hoạch rơi vào cảnh ùn ứ cục bộ, cần hỗ trợ tiêu thụ. Các loại trái cây thường xuyên "trúng mùa dội chợ" là chuối, bưởi, thanh long, dưa hấu...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, ước tính năm 2021, tổng sản lượng trái cây của tỉnh đạt 700.000 tấn. Riêng từ tháng 9-12, sản lượng trái cây cung cấp ra thị trường khoảng 165.000 tấn, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường nội tỉnh chỉ khoảng 13.000 tấn/tháng, phần còn lại phải tìm đầu mối kết nối để tiêu thụ.
Ông Nguyễn Hòa Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có tăng nhưng chưa thực hiện sự ổn định và có xu hướng chững lại. Tuy đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung đối với các loại sản phẩm chủ lực, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu cao cả về số lượng và chất lượng đối với thị trường xuất khẩu; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ chưa nhiều, chưa đa dạng về chủng loại nên hiệu quả kinh tế chưa cao như kỳ vọng.
Công nghiệp chế biến chưa tương xứng
So với một số địa phương thì Đồng Nai thu hút được khá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, các nhà máy chỉ mới tập trung vào một số sản phẩm như: gỗ, cà phê, chế biến thực phẩm từ thịt động vật. Nổi bật là lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản với 1.454 cơ sở, doanh nghiệp tham gia, là lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu cao thuộc tốp đầu cả nước. Đồng Nai cũng thuộc tốp đầu cả nước về đầu tư chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn với sự góp mặt của nhiều nhà máy chế biến lớn như: Vinacafé Biên Hòa, Nestlé Việt Nam và Nhà máy Sản xuất cà phê hòa tan Tín Nghĩa...
Với sản phẩm chăn nuôi, toàn tỉnh hiện có 22 doanh nghiệp chế biến thực phẩm từ thịt động vật trên cạn. Trung bình mỗi năm, các doanh nghiệp này chế biến, cung cấp ra thị trường khoảng 30 nghìn tấn thành phẩm, tương đương với khoảng 45 nghìn tấn nguyên liệu tươi.
Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở có sơ chế, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều thực hiện theo quy trình khép kín từ con giống đến chăn nuôi, giết mổ và bảo quản để chế biến. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư các nhà máy chế biến thịt hiện đại, đạt chuẩn quốc tế với tham vọng không chỉ chiếm lĩnh được thị trường nội địa mà còn bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu đi các nước, trong đó có cả những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ...
Tuy nhiên, xét về tổng thể với phần lớn nông sản còn lại, đặc biệt là các loại trái cây đặc sản như sầu riêng, xoài, bưởi, chôm chôm, tiêu thụ chủ yếu vẫn là bán tươi thông qua thương lái để phân phối đi các tỉnh, thành khác.
Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định chuyên thu mua và trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao với quy mô cánh đồng lớn theo tiêu chuẩn VietGAP, thế nhưng không ít lần phải ngược xuôi tìm đầu ra cho nông sản, đặc biệt là trong thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Bà Đặng Thị Thúy Nga, Giám đốc Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định cho biết, các hợp tác xã đã nhận thấy yêu cầu phải có kho lạnh bảo quản, cấp đông hoặc chế biến các loại trái cây có sản lượng lớn từ nhiều năm trước. Điều này xuất phát từ thực tế hầu hết trái cây được thu hoạch tập trung theo vụ, sản lượng lớn và thường xuyên gặp tình trạng vào vụ chính thì dư thừa, rớt giá, còn những tháng khác thì thiếu hụt, không có để bán. Nhưng đến nay, vẫn chưa có kho lạnh hay nhà máy chế biến nào cho các sản phẩm như sầu riêng, bơ, chôm chôm...
Theo bà Đặng Thị Thúy Nga, với một vùng nguyên liệu nông sản lớn như tỉnh Đồng Nai, việc không có kho bảo quản và nhà máy chế biến lớn thì nông dân chịu thiệt thòi rất nhiều. Các hợp tác xã cũng không dám liên kết thu mua quá nhiều vì nếu đầu ra gặp biến động bất ngờ thì không có chỗ để trữ hay chế biến.
Ông Lê Văn Gọi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, một trong những khó khăn của nông nghiệp Đồng Nai hiện nay là thiếu kho dự trữ, bảo quản nguyên liệu để phục vụ chế biến khi hết vụ. Trong khi đó, khi vào vụ thu hoạch ồ ạt, trái cây, nông sản không kịp bảo quản khiến tỷ lệ hao hụt cao.
Dù đã hình thành được nhiều vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn nhưng liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản còn ít về số lượng và thiếu tính bền vững. Việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn tham gia vào lĩnh vực chế biến nông sản theo chuỗi giá trị còn khó khăn.
Hướng tới nông nghiệp bền vững - Bài 1: Nhiều lợi thế Đồng Nai là một trong những tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi trong khu vực Đông Nam Bộ. Những năm gần đây, Đồng Nai từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa như tiêu, cà phê, điều, nhiều loại cây ăn trái đặc sản; chăn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thực hư thông tin đánh thuốc mê, bắt cóc nữ sinh 13 tuổi ở Hải Phòng

Thông tin nóng vụ án khiến Thiếu tá Khải hy sinh, đối tượng bị bắt gây choáng

Hiệu trưởng trường mẫu giáo lấy trộm đồ: Cho thôi chức và ra khỏi đảng

Cháy lớn xưởng nội thất ở Hóc Môn, phong tỏa đường nhiều giờ để dập lửa

Động đất 5 độ richter ở Điện Biên

Nữ nhân viên văn phòng bị điện giật bất tỉnh khi sạc điện thoại

Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong

Xôn xao clip nữ sinh ở Bình Chánh bị đánh hội đồng dã man

Phát hiện thi thể người đàn ông trên sông Tô Lịch

Ô tô con biến dạng sau cú va chạm với xe đầu kéo ở Hà Nội

Đề xuất doanh nhân phạm tội được tại ngoại để điều hành doanh nghiệp

Nhận định nguyên nhân khiến hàng loạt trụ điện bị gãy đôi ở Gia Lai
Có thể bạn quan tâm

Hot: "Bắt gọn" V (BTS) - IU công khai hẹn hò?
Sao châu á
17:44:39 16/05/2025
Tranh cãi mang chim ra quán cafe không giấy tờ sẽ bị phạt, Kiểm lâm Huế nói gì?
Pháp luật
17:30:56 16/05/2025
APEC dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực chậm lại
Thế giới
17:08:37 16/05/2025
Ý Nhi 'rước vía' Thanh Thủy sang Ấn, loạt động thái lộ tham vọng 'giật crown'
Người đẹp
17:07:34 16/05/2025
Ngân 98 trần trụi vòng 3 trên biển, náo loạn MXH, sắp "đập mặt xây lại" lần 12
Netizen
16:35:59 16/05/2025
Thông báo nóng của bạn gái cũ Wren Evans về vụ phốt ngoại tình: Nhập viện cấp cứu, hé lộ chuyện đau đớn nhất
Sao việt
16:28:27 16/05/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng chuẩn nữ thần thảm đỏ, nhan sắc 'chặt đẹp' Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền khi chung khung hình
Sao thể thao
16:23:41 16/05/2025
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng
Hậu trường phim
15:21:32 16/05/2025
Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới
Phim âu mỹ
15:09:48 16/05/2025
Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun
Phim châu á
14:54:37 16/05/2025