Tông vào xe tải, một thanh niên đi xe máy tử vong
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 8 giờ sáng nay (7-7) tại km 8, trên quốc lộ 14, đoạn thuộc khối 11, phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Nạn nhân tử vong là anh Nguyễn Đức Trí (SN 1990, trú thôn 6, xã Hòa Tân, huyện Krông Bông, Đắk Lắk).
Hiện trường vụ tại nạn
Theo người dân tại hiện trường, vào thời điểm trên, ô tô tải BKS 47C – 09456 do Lê Đình Phương (SN 1981, trú xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột) điều khiển chạy hướng từ trung tâm TP. Buôn Ma Thuột đi Gia Lai. Khi đến km 8 thì xin đường rẽ phải vào đổ dầu. Cùng lúc này, Trí điều khiển xe máy BKS 47M9- 7758 chạy phía sau đã tông vào đuôi xe tải ngã ra đường và bị xe cán qua người.
Chiếc xe máy của nạn nhân Trí bị hư hỏng nặng
Nạn nhân được người đi đường đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong ngay sau đó. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Đại Dũng
Theo_PLO
Video đang HOT
Đi xe "độ" bị xử phạt như thế nào?
Thú chơi "độ" xe đang vi phạm các quy định về luật an toàn giao thông, có thể bị xử phạt nếu đi ngoài đường.
Kính gửi báo Đời sống & Pháp luật!
Cho em hỏi: Đi xe Cup "độ" có bị công an giao thông thu xe không? và nguyên nhân là gì?
Tuyenpro237@
Đi xe "độ" bị xử phạt như thế nào?
Xin được tư vấn cho bạn như sau:
Theo suy nghĩ của nhiều người, khi tham gia "độ" xe là để mình có thể nổi bật trước đám đông. Vì vậy, họ không ngại thay đổi hình dạng chiếc xe so với nguyên bản để có thể chứng minh sự khác biệt đó, như thay pô xe cỡ lớn để xe có thể "rít" lên những âm thanh như phản lực mỗi khi tăng tốc, hay lắp má phanh đĩa bán kính lớn, thay giảm xóc để nâng yên...
Tuy nhiên, những việc này lại vi phạm vào những quy định của Luật Giao thông, khi chủ nhân thay đổi hình dạng, kết cấu ban đầu của xe, màu sắc của xe...
Đặc biệt, với việc thay đổi kết cấu của máy, "độ" công suất máy là điều trong Luật Giao thông đã quy định rõ "chủ xe không được phép tự thay đổi kết cấu tổng thành khác với thiết kế mà nhà sản xuất đưa ra".
Bên cạnh đó, việc "độ" xe cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, có thể xảy ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào, bởi trên thực tế, việc "độ" xe thường do thợ thực hiện bằng kinh nghiệm riêng chứ không phải bằng kiến thức bài bản, nên nhiều khi lắp ráp không đúng "chuẩn", dẫn tới trường hợp xe đang chạy trên đường bị trục trặc, thậm chí, gây tai nạn cho chủ phương tiện.
Căn cứ:
Điều 55 - Luật giao thông đường bộ 2008. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi độ xe được quy định như sau:
Điều 30 - Nghị định 171 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm b, Điểm c Khoản 2. Điều này buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Ném đá xe khách chỉ mang tính bột phát Trước tình trạng xe khách bị ném đá tơi tả trên quốc lộ 14, công an các tỉnh có tuyến đường này đi qua đã tăng cường tuần tra, truy bắt nghi can và xử lý nghiêm để răn đe. Công an nhận định việc ném đá chỉ là bột phát, do bị rọi đèn pha vào mặt hoặc say lên chỉ ném...