Tổng tuyển cử ở Myanmar diễn ra vào tháng 11
Cuộc tổng tuyển cử tại Myanmar sẽ được tổ chức vào ngày 8.11, AFP dẫn thông tin từ Uỷ ban bầu cử liên bang Myanmar ( UEC).
Cử tri Myanmar sẽ chọn ra 1.142 nghị sĩ ở Thượng viện, Hạ viện và hội đồng các vùng – Ảnh: Lam Yên
Cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ chọn ra 1.142 nghị sĩ: 168 người ở Thượng viện, 330 người ở Hạ viện và và 644 người ở hội đồng các vùng.
Tổng thống sẽ do Quốc hội chọn ra. Tuy vậy bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ, theo Hiến pháp Myanmar sẽ không thể nắm giữ chức vụ này.
Video đang HOT
Hiến pháp không cho phép người Myanmar có chồng hoặc vợ là công dân nước ngoài đảm trách những cương vị lãnh đạo quan trọng hàng đầu. Cả chồng lẫn hai người con của bà Aung San Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh. Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã thắng cử áp đảo trong cuộc bầu cử năm 1990, nhưng quân đội đã không cho đảng này lên nắm quyền.
Trước ngày bầu cử, các đảng sẽ có 60 ngày cho chiến dịch tranh cử. Trong tuần này, đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ sẽ cho biết có ra tranh cử tổng thống hay không.
Lam Yên
(Văn phòng Bangkok)
Theo Thanhnien
Quốc hội Myanmar bác bỏ sửa đổi hiến pháp: Cẩn trọng phòng thua cử
Việc Quốc hội Myanmar bác bỏ sửa đổi 2 điều trong hiến pháp hiện hành trên thực tế làm tiêu tan mọi cơ hội và triển vọng để lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD), bà Aung San Suu Kyi trở thành tổng thống trong cuộc bầu cử dự kiến vào cuối năm nay.
Mọi cơ hội và triển vọng để lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD), bà Aung San Suu Kyi trở thành tổng thống trong cuộc bầu cử dự kiến vào cuối năm nay đã tiêu tan - Ảnh: AFP
Điều này đồng nghĩa với việc duy trì vị thế quyền lực quyết định và áp đảo của giới quân sự.
Hiến pháp hiện hành dành cho giới quân sự 25% số ghế trong quốc hội và quy định mọi sửa đổi hiến pháp phải được ít nhất 75% số nghị sĩ chấp thuận.
Quy định tỷ lệ này chẳng khác gì dành cho giới quân sự có quyền phủ quyết. NLD muốn hạ mức trần này xuống còn 70% và như thế tước đi quyền phủ quyết nói trên nhưng bất thành.
Dự thảo sửa đổi thứ 2 bị bác là quy định nhằm vào cá nhân bà Suu Kyi. Nó không cho phép người Myanmar có chồng hoặc vợ là công dân nước ngoài đảm trách những cương vị lãnh đạo quan trọng hàng đầu. Cả chồng lẫn hai người con của bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh.
Rõ ràng là giới quân sự ở Myanmar đã chơi con bài chắc ăn, cẩn trọng để loại trừ hoàn toàn ngay từ đầu khả năng thất cử, "cẩn tắc" để "vô ưu".
Xem ra, đây là kết quả của việc vận dụng bài học từ việc đã để bà Suu Kyi và NLD thắng cử hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Sau mấy năm cải cách chính trị và mở cửa, giới quân sự Myanmar có vẻ như đã nhận thức ra rằng thời nay đã khác khi xưa và giờ không còn có thể dùng uy lực quân sự để phủ nhận chiến thắng của phe đối lập, vì thế phải phòng xa và phải sớm sử dụng những phương cách hợp pháp, hợp hiến. Vì lo nên phải làm thế.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Thái Lan tiếp tục chờ hiến pháp mới Ngày 21.6, Phó chủ tịch Hội đồng Lập pháp quốc gia Thái Lan (NLA) Peerasak Porchit cho biết đợt trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp mới phải tiếp tục dời đến khoảng tháng 2.2016 thay vì tháng 1 như dự kiến. Chính quyền quân sự của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha sẽ tiếp tục cầm quyền đến đầu năm 2017 -...