Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh: “Án phạt của FIFA là quyết định mạnh tay và có sức răn đe”
Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh bày tỏ sự ủng hộ với án phạt của FIFA dành cho các cầu thủ U21 Đồng Tháp tham gia cá độ.
Nói về án phạt của Liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA) giành cho 11 cầu thủ của U21 Đồng Tháp, Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Lê Hoài Anh khẳng định, án phạt dành cho 11 cầu thủ của Đồng Tháp là quyết định mạnh tay và có sức răn đe với các cầu thủ Việt Nam nói riêng cũng như các cầu thủ trên toàn thế giới nói chung.
“FIFA đã quyết định mở rộng án phạt. VFF chỉ cấm các cầu thủ này tham gia các giải do chúng tôi tổ chức tại Việt Nam, còn án phạt của FIFA thì các cầu thủ này không được thi đấu ở bất kỳ giải đấu nào, ở bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn thế giới” – ông Lê Hoài Anh nói.
FIFA đã ra án phạt cấm thi đấu trên toàn thế giới với 11 cầu thủ gồm: Huỳnh Văn Tiến, Nguyễn Anh Phát, Giang Sô Ny, Võ Minh Trọng, Dương Vũ Linh, Kha Tấn Tài, Nguyễn Nhật Trường, Trần Công Minh, Trần Hữu Nghĩa, Lê Nhựt Huy và Cao Tấn Hoài do có hành vi tham gia cá độ, đánh bạc liên quan đến bóng đá. Sự việc xảy ra trong trận đấu giữa U21 Vĩnh Long và U21 Đồng Tháp, diễn ra vào ngày 19/6/2019 tại sân Thành Long 1, TP. Hồ Chí Minh. Các cầu thủ phải nhận án cấm thi đấu từ 6 tháng đến 5 năm.
Cụ thể, với trường hợp của Huỳnh Văn Tiến, người được cho là người cầm đầu phải nhận án phạt cấm thi đấu 5 năm. Án phạt của FIFA có hiệu lực từ ngày 11/5/2020 đến 11/5/2025. Trước đó, Văn Tiến bị cấm tham gia các hoạt động bóng đá do VFF quản lý, tổ chức trong 5 năm và nộp phạt 5 triệu đồng. Còn 10 cầu thủ còn lại chịu thời hạn kỷ luật 6 tháng có hiệu lực từ ngày 11/5/2020 đến 10/11/2020.
Trước đó, qua công tác điều tra, Văn Tiến thừa nhận đã lôi kéo và cùng 10 cầu thủ kể trên tham gia đánh cược trên mạng bằng hình thức tài xỉu (2 bàn trở xuống) với số tiền cược 150 triệu đồng. Số tiền ăn được sau trận đấu là 133 triệu đồng được chia cho 11 cầu thủ gồm 9 cầu thủ đá chính và 2 cầu thủ dự bị.
Video đang HOT
'Bóng đá Việt Nam báo động sau sự cố chưa từng có'
BLV Quang Tùng nhấn mạnh sự nghiêm khắc từ án phạt của FIFA đối với 11 cầu thủ Đồng Tháp. Đây là hồi chuông báo động cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam.
Sáng 16/7, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) thông báo mở rộng phạm vi kỷ luật với 11 cầu thủ tham gia cá độ ở Vòng loại U21 quốc gia 2019 trong đội hình U21 Đồng Tháp. Huỳnh Văn Tiến bị cấm tham gia các hoạt động bóng đá phạm vi toàn thế giới từ ngày 11/5/2020 đến 11/5/2025. 10 cầu thủ còn lại bị cấm 6 tháng, từ ngày 11/5/2020 đến 10/11/2020.
Trước đó, Tiến thừa nhận cùng 10 cầu thủ Đồng Tháp bàn với nhau đánh cược 150 triệu đồng trên mạng với hình thức xỉu (2 bàn trở xuống). Số tiền ăn được sau trận đấu là 133 triệu đồng và được chia cho 11 cầu thủ, gồm 9 cầu thủ đá chính và 2 cầu thủ dự bị.
Zing trao đổi cùng BLV Quang Tùng và BLV Quang Huy sau quyết định mở rộng phạm vi án phạt của FIFA. Cả 2 BLV kỳ cựu đều khẳng định đây là án phạt nghiêm khắc.
Hồi chuông cảnh báo
"Vụ việc của 11 cầu thủ Đồng Tháp gây rúng động bóng đá Việt Nam thời gian qua. Ban đầu, VFF ra quyết định đầu tiên, sau đó FIFA mở rộng án phạt và cấm 11 cầu thủ ở phạm vi toàn cầu. Đây là quyết định nghiêm khắc của FIFA để trừng phạt tội lỗi thuộc dạng nghiêm trọng trong bóng đá", BLV Quang Tùng chia sẻ với Zing.
"Báo động cho nền bóng đá Việt Nam với sự cố chưa từng có. Trước đây, nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra, nhưng mức độ kỷ luật chỉ ở phạm vi của VFF. Bây giờ, FIFA ra tay, đẩy tính chất vụ việc lên mức nghiêm trọng. 11 cầu thủ còn trẻ, tiêu cực xảy ra cũng ở cấp độ trẻ, nhưng là nốt trầm cho cả nền bóng đá", BLV Quang Tùng nói tiếp.
Cầu thủ Huỳnh Văn Tiến cầm đầu vụ cá độ.
Dưới góc nhìn của BLV Quang Tùng, bóng đá Việt Nam khởi sắc trong 3 năm gần đây, do đó dần dần tạo được ấn tượng với FIFA. Với một nền bóng đá chuyên nghiệp, không thể xảy ra tình trạng cá độ, bán độ. "Sẽ ra sao khi câu chuyện này lan ra thế giới? Họ sẽ đánh giá một nền bóng đá. Các cầu thủ hiển nhiên là người sai đầu tiên, nhưng trách nhiệm cũng liên quan nhiều con người khác", anh khẳng định.
"Trước đây, từng xảy ra tình trạng VFF treo giò cầu thủ vì tiêu cực, sau đó họ sang Campuchia hoặc Thái Lan thi đấu. Với quyết định từ FIFA, không còn kẽ hở nào. Họ phải chịu trách nhiệm một cách nghiêm túc", BLV Quang Tùng nhấn mạnh.
Cùng quan điểm với BLV Quang Tùng, BLV Quang Huy tin rằng FIFA rất nghiêm khắc khi ra quyết định cho 11 cầu thủ. "Với phán quyết từ FIFA, mức độ kỷ luật của 11 cầu thủ nặng hơn ban đầu. Đây là điều đáng buồn, là vết gợn trong sự thăng hoa của bóng đá Việt Nam nhiều năm gần đây. Những sự cố kiểu này có thể xảy ra ở bất kỳ nền bóng đá nào. Với cấp độ trẻ, FIFA luôn quyết liệt, trừng phạt mạnh tay để mang tính răn đe", HLV Quang Huy chia sẻ.
Bài học đắt giá
Huỳnh Văn Tiến là người cầm đầu, lôi kéo cầu thủ khác, nên nhận án phạt nặng nhất. 10 cầu thủ còn lại bao gồm Nguyễn Nhật Trường, Nguyễn Anh Phát, Võ Minh Trọng, Lê Nhựt Huy, Giang Sô Ny, Trần Hữu Nghĩa, Cao Tấn Hoài, Dương Vũ Linh, Kha Tấn Tài và Trần Công Minh.
Về 11 cầu thủ nhận án phạt, BLV Quang Huy lý giải: "Đó là thế hệ tài năng, niềm hy vọng của bóng đá Đồng Tháp. Những cầu thủ này từng liên tiếp vô địch các giải trẻ U15, U17 và U19 quốc gia do VFF tổ chức. Một số cầu thủ còn được HLV Philippe Troussier triệu tập lên thành phần U19 Việt Nam. Trong đó, Trần Công Minh là tài năng sáng giá. Tôi theo dõi cậu ấy từ lứa trẻ và đánh giá rất cao".
Thế hệ sáng giá của bóng đá Đồng Tháp phải trả giá. Ảnh: Dương Thu.
"Với 6 tháng bị cấm thi đấu, Công Minh còn thời gian để trở lại. Vấn đề là các cầu thủ Đồng Tháp phải vượt qua sức ép tâm lý, trở lại sân cỏ với sự ăn năn để phát triển lên chuyên nghiệp", BLV Quang Huy tiếp tục cuộc trò chuyện với Zing.
Theo BLV Quang Tùng, Văn Tiến gần như không còn cơ hội để trở lại bóng đá đỉnh cao. Bởi với một cầu thủ, không được tham gia bóng đá trong 5 năm là điều tồi tệ. Trong khi đó, 10 cầu thủ còn lại chỉ bị treo giò 6 tháng. Họ phải vượt qua áp lực tâm lý, như cách nhiều cầu thủ Việt Nam từng đối diện trong quá khứ.
"Họ còn trẻ, dễ sa vào cạm bẫy và sự cố này suy cho cùng chỉ là tai nạn. Án phạt đã đưa ra, tất cả cũng đã trả giá. Bây giờ, vấn đề lớn nhất là các cầu thủ vượt qua áp lực tâm lý như thế nào. Mang hình ảnh của một cầu thủ cá độ, bị FIFA trừng phạt, không hề dễ chịu. Nhưng tương lai của Công Minh hay các cầu thủ khác còn dài. Họ phải vượt qua để tiến lên bóng đá chuyên nghiệp", BLV Quang Tùng trải lòng.
"Bóng đá chuyên nghiệp là một chặng đường rất dài. Nhiều cầu thủ xuất phát ngoạn mục, nhưng mãi không tìm tới đích. Các cầu thủ Đồng Tháp, hay phần còn lại của tuyến trẻ Việt Nam cần sự đồng hành từ gia đình, các HLV, CLB chủ quản để đi theo con đường bóng đá đúng nghĩa. Lúc là cầu thủ trẻ, họ chỉ nhận 5 triệu tiền lương. Nhưng khi vươn đến đẳng cấp chuyên nghiệp, số tiền đó có thể gấp 10 lần", BLV Quang Tùng phân tích thêm.
Vì sao FIFA cấm 11 cầu thủ Đồng Tháp trên toàn thế giới Để tránh trường hợp các cầu thủ Đồng Tháp sang các nước láng giềng thi đấu ở các cấp độ thấp hơn, FIFA yêu cầu VFF gửi báo cáo và ra án phạt ở phạm vi toàn cầu. Theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), FIFA đã gửi án phạt tăng phạm vi cấm thi đấu đối với 11...