Tổng thư ký Stoltenberg: Ukraine không phải thành viên NATO, được giúp đỡ như ‘bạn bè, láng giềng’
Ngoài ra, theo lời ông, NATO cũng đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của mình tại phần phía đông của Liên minh nhằm đối phó với “mối đe dọa Nga”.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên kênh truyền hình MSNBC, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định về mối quan hệ hiện tại giữa NATO và Ukraine, trong bối cảnh có những lo ngại rằng sự gắn bó giữa Mỹ với NATO, cũng như với các đồng minh của NATO đang bị lung lay, ít nhất là về mặt chính trị, do những vụ lùm xùm liên quan tới Ukraine.
“ Tôi nghĩ cần phải hiểu như sau: Ukraine không phải là thành viên của NATO. Chúng ta hiện giờ đang hỗ trợ họ với tư cách là đối tác, bạn bè, láng giềng. Nhưng họ chưa có tư cách thành viên” – ông Stoltenberg cho biết.
Ngoài ra, theo lời ông, NATO cũng đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của mình tại phần phía đông của Liên minh, mà cụ thể là ở các nước vùng Baltic và Ba Lan.
Tổng thư ký Stoltenberg khẳng định Ukraine không phải là thành viên NATO, nhưng sẽ được giúp đỡ như ‘bạn bè, láng giềng’. (Ảnh: Reuters)
Ông Stoltenberg giải thích rằng, việc Nga sáp nhập Crưm chính là nguyên nhân khiến NATO lần đầu tiên trong lịch sử phải triển khai các nhóm chiến thuật sẵn sàng chiến đấu đến phần phía đông của Liên minh.
Tổng thư ký NATO khẳng định Mỹ là một phần trong kế hoạch đó, đồng thời bày tỏ sự hoan nghênh trước việc Mỹ cũng đang gia tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Âu và ở vùng Baltic thuộc Liên minh.
Video đang HOT
Khi được hỏi về tình hình an ninh bầu cử tại các quốc gia thành viên, ông Stoltenberg khẳng định việc can thiệp vào quá trình dân chủ của các quốc gia NATO khác nhau là hoàn toàn có thể xảy ra. “ Chúng tôi đã nhận thấy có những nỗ lực như thế ở một số quốc gia” – ông nói.
Tổng thư ký NATO đặc biệt chú ý đến lĩnh vực an ninh mạng. Ông cho biết Liên minh đang thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường an ninh mạng, bảo vệ hệ thống mạng nội bộ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
“ Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nỗ lực can thiệp vào các quy trình dân chủ của chúng ta thông qua các chiến dịch tung tin giả và tuyên truyền sai sự thật. Chúng ta cần phải chung tay đối phó với vấn đề này. Và tôi tin rằng việc tuyên truyền không cần phải trái ngược hoàn toàn, mà là tuyên truyền sự thật. Sự thật sẽ chiến thắng. Do đó, đưa ra sự thật chính là cách tốt nhất để đối phó với những nỗ lực thông tin sai lệch nhằm can thiệp vào các quy trình dân chủ” – ông Stoltenberg kết luận.
(Nguồn: MSNBC)
VĂN ĐỨC
Theo vietnamnet
Lo ngại 'kịch bản Baltic', NATO tối ưu hóa sức mạnh quân sự
NATO vừa hoàn thành việc thành lập hai Bộ chỉ huy mới nhằm mục đích đối phó và ngăn chặn họat động của các lực lượng vũ trang Nga trong trường hợp có chiến sự.
Một phân đội của Trung đoàn Kỵ binh 2 Mỹ ở châu Âu. (Nguồn: New York Times)
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã duy trì một lực lượng đồ sộ ở châu Âu để chống lại Liên Xô và sau này là Nga. Các lực lượng này giảm nhanh chóng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Đến sau cuộc tranh luận trần nợ năm 2011 dẫn đến Đạo luật Kiểm soát Ngân sách, số quân Mỹ đồn trú ở châu Âu giảm từ 40.000 xuống còn 25.000 binh sĩ.
Khả năng hạn chế của NATO
Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với Moscow và gấp rút khôi phục sức mạnh chiến đấu ở châu Âu. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã chi hàng tỷ USD để triển khai tạm thời quân và thiết bị quân sự tới đây dưới sự bảo trợ của Sáng kiến Tái bảo đảm châu Âu. Trung đoàn Kỵ binh 2 của Quân đội Mỹ với 300 xe chiến đấu hạng trung Stryker là lực lượng mạnh nhất của Mỹ duy trì hiện diện thường xuyên ở châu Âu.
Lữ đoàn dù số 173 của Mỹ cũng đóng ở tại châu Âu. Để hỗ trợ lữ đoàn này, tại mỗi thời điểm, Mỹ triển khai tạm thời tới châu Âu một lữ đoàn bọc thép (có khoảng 90 xe tăng M-1 và 130 xe chiến đấu M-2 cộng với khoảng 18 pháo phản lực tự hành M-109), thời hạn 9 tháng. Hiện Mỹ đang chuẩn bị chuyển khoảng 3.500 binh sĩ và hơn 2.000 đơn vị thiết bị từ Đức sang Ba Lan. Lực lượng này sẽ thay thế các đơn vị quân đội với số lượng tương đương quay trở lại Mỹ sau chín tháng đồn trú ở châu Âu.
Nhiều nguồn tin cho biết, Nga đang triển khai khoảng 760 xe tăng tại các đơn vị gần các nước thành viên của NATO ở Baltic - nơi NATO duy trì một lực lượng chỉ khoảng 130 xe tăng trong đó có 90 xe tăng M-1 của Mỹ, được triển khai theo chế độ luân phiên tạm thời. Tương tự, Nga triển khai khoảng 1.280 xe chiến đấu bộ binh gần biên giới với NATO, trong khi NATO chỉ có 280 xe chiến đấu trong cùng khu vực.
Các cuộc tập trận vừa qua cho thấy, quân và xe tăng của NATO đã triển khai quá chậm, lực lượng Nga đã nhanh chóng áp đảo hoàn toàn lực lượng NATO. Không thiếu xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác, nhưng rất ít xe tăng NATO có thể được điều động nhanh để bảo vệ sườn phía Đông của liên minh - trong "kịch bản Baltic" khi có chiến sự. Vì vậy, khối quân sự này đặt ra nhiệm vụ ưu tiên tăng tốc chuyển quân và chiến cụ khắp lục địa châu Âu.
Hai bộ chỉ huy mới
Cuối năm 2017, NATO đã phê duyệt việc thành lập hai Bộ Chỉ huy mới là Bộ Chỉ huy Liên hợp hỗ trợ và kích hoạt chung và Bộ Chỉ huy Liên quân cho Đại Tây Dương nhằm đảm bảo công tác hỗ trợ và hậu cần. Điều này giúp lực lượng quân sự có thể nhanh chóng vượt qua biên giới quốc gia khi có khủng hoảng trong bối cảnh cạnh tranh sức mạnh của Nga đang trỗi dậy.
Lính Lữ đoàn dù số 173 của Mỹ đang huấn luyện tại Italy. (Nguồn: Dvidshub)
Bộ chỉ huy Đại Tây Dương - đóng tại Norfolk (Virginia - Mỹ) do Phó đô đốc Andrew L. Lewis - Tư lệnh Hạm đội 2 của Mỹ chỉ huy, đã chính thức được Hội đồng Bắc Đại Tây Dương của NATO kích hoạt ngày 26/7/2019. Được thành lập do mối đe dọa ngày càng tăng của Nga, khiến các tuyến đường biển Đại Tây Dương trở thành quan trọng, lực lượng này có nhiệm vụ duy trì các tuyến vận tải hàng hải giữa Bắc Mỹ và châu Âu luôn ở trạng thái sẵn sàng.
Bộ Chỉ huy mới thứ hai của NATO đóng tại Ulm (Đức) mang tên Bộ chỉ huy Liên hợp Hỗ trợ và kích hoạt (Joint Support and Enabling Command - JSEC), bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9/2019. Đơn vị này được thành lập với sứ mệnh đẩy nhanh tốc độ triển khai lực lượng xe tăng của liên minh bằng cách điều động khẩn cấp các phương tiện bọc thép của Mỹ cũng như xe tăng của Anh, Italy, Đức, Ba Lan... Trong trường hợp đối phó với Nga, JSEC giúp các lực lượng NATO trở nên cơ động hơn và cho phép liên minh này có đủ lực lượng phù hợp ở đúng nơi, đúng thời điểm. JSEC hiện do tướng không quân Tod Wolters (Tổng Tư lệnh lực lượng đồng minh NATO ở châu Âu) chỉ huy.
Những động thái mới nhất này của NATO diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa liên minh này với Nga đang tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh do cuộc khủng hoảng ở Ukraine. NATO đang đẩy mạnh sự hiện diện quân sự tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. Cả hai bên đều có những động thái quân sự khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về viễn cảnh bùng nổ xung đột trong khu vực.
National Interest, Stripes và Info Reactor
Theo baoquocte
Tướng Mỹ cấp cao cảnh báo sốc về mối đe dọa mới từ Nga, Trung Quốc Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford mới đây lên tiếng cảnh báo về sự hiếu chiến của Nga và sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Ông Dunford nhấn mạnh, những năm thống trị toàn cầu của Mỹ thời hậu Liên Xô sắp kết thúc và NATO phải đối mặt với thực tế mới này. Tướng...