Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc: ‘Khi nào Thủ tướng chọn được Bộ trưởng Y tế, Quốc hội sẽ xem xét’
Nhân sự thay thế Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ chỉ được Quốc hội xem xét sau khi được Chính phủ trình sang.
Trong kỳ họp thứ 8, Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Liên quan đến nhân sự thay thế vị trí này, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, chức danh này Quốc hội chỉ phê chuẩn bổ nhiệm khi Chính phủ trình sang.
Hiện Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tạm thời đảm nhiệm công việc ở Bộ Y tế và chưa trình nhân sự mới.
“ Quốc hội chỉ phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ nên khi nào Thủ tướng chọn được nhân sự đáp ứng được vị trí Bộ trưởng và đề nghị thì Quốc hội xem xét” – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Về quy định hình thức kỷ luật “xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” với người đã nghỉ hưu nhưng có sai phạm trong quá trình công tác, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cán bộ và Luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua chỉ quy định nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết về “hệ quả pháp lý tương ứng với mức kỷ luật”.
Video đang HOT
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cho biết, thể chế hoá vấn đề xử lý cán bộ đã nghỉ hưu có sai phạm là chủ trương lớn của Đảng, là yêu cầu của thực tiễn và phúc đáp nguyện vọng của cử tri.
Hình thức xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm về mặt Đảng cũng đã được quy định. Việc quy định trong luật này nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của Đảng.
“ Chính phủ sẽ quy định chi tiết về xử lý cán bộ đã nghỉ hưu và theo quy định phải được ban hành, có hiệu lực cùng với thời điểm luật có hiệu lực, tức từ 1/7/2020” – ông Nguyễn Trường Giang nói.
NHẠC DƯƠNG
Theo vtc.vn
Báo cáo gửi Quốc hội sử dụng số liệu 14 năm trước : Sai phải giải trình
Trước việc báo cáo của Bộ Tư pháp về thi hành Luật Thủ đô sử dụng số liệu môi trường của 14 năm trước, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói "cơ quan báo cáo sai sẽ phải giải trình".
Tại họp báo chiều 18/10, báo chí đặt nhiều câu hỏi liên quan tới việc Bộ Tư pháp vừa qua ký báo cáo về tổng kết luật Thủ đô, Ủy ban Pháp luật thẩm tra và gửi tới đại biểu Quốc hội nhưng phần số liệu môi trường lại sử dụng số liệu từ năm 2005, tức là số liệu của 14 năm trước.
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho hay, theo quy định, cứ 3 năm một lần Chính phủ báo cáo tới Quốc hội việc thi hành luật Thủ đô và đây là lần thứ 2 Chính phủ báo cáo về nội dung này.
Ông Nguyễn Trường Giang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật. Ảnh: Minh Quân.
Ông cho biết báo cáo này đã được Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ và trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 36 vào tháng 7/2019.
"Hiện, báo cáo của Chính phủ mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp chuẩn bị chưa chính thức gửi tới Quốc hội mà là báo cáo từ tháng 7 trình tại kỳ họp 36", ông Giang cho hay.
Về việc số liệu trong báo cáo sử dụng thông tin từ cách đây 14 năm, ông Giang nói "cơ quan nào báo cáo thì cơ thì cơ quan đó chịu trách nhiệm về số liệu và thông tin trong báo cáo".
Theo ông, thông qua đó, Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cử tri, báo chí sẽ giám sát tính trung thực của báo cáo.
Chưa đồng tình với phần trả lời này, phóng viên tiếp tục cho rằng, việc Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến nhưng việc sử dụng số liệu từ 14 năm trước mà vẫn khẳng định số liệu gần đây nhất có thể khiến dư luận, cử tri mất niềm tin vào các báo cáo gửi tới Quốc hội.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật giải thích việc thẩm tra có nhiều nội dung chứ không chỉ có số liệu. Và việc đưa báo cáo ra Quốc hội, tới các đại biểu Quốc hội là để đảm bảo tính công khai, để các cử tri giám sát.
Ông Giang cho rằng khi các cơ quan gửi báo cáo thì "ít nhất là phải tin tưởng báo cáo đó". "Chẳng hạn như báo cáo về dân số thì làm sao cơ quan thẩm tra đếm số liệu từng đầu người một xem số liệu có đúng hay không được? Còn khi báo cáo ra trước Quốc hội thì cử tri, các cơ quan báo chí có quyền giám sát", ông Giang nói thêm và khẳng định, nếu có số liệu sai sót, cơ quan báo cáo sẽ phải giải trình.
Nói thêm về việc này, Tổng thư ký Quốc hội khẳng định khi các cơ quan Chính phủ gửi báo cáo sang thì các cơ quan Quốc hội sẽ kiểm tra các thông tin, nếu không đảm bảo thì trả lại. "Đó là điều đương nhiên và Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm về các báo cáo", ông Phúc nói đồng thời cho biết, hiện nay báo cáo chính thức vẫn chưa được chuyển tới Quốc hội.
Tuy nhiên, phóng viên khẳng định lại tiếp cận các báo cáo này khi báo cáo được gửi chính thức tới các đại biểu Quốc hội. "Đã có nhiều trường hợp báo cáo cũ, chép lại một cách cẩu thả và được phản ánh. Vậy trách nhiệm của những người ký báo cáo như thế nào để tránh việc lặp lại chuyện này?", phóng viên đặt câu hỏi.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định trên hệ thống tài liệu chính thức gửi tới đại biểu thì chưa có báo cáo này. Việc đại biểu tiếp cận báo cáo này có thể là tài liệu trên hệ thống nội bộ cơ quan.
"Nếu báo cáo có số liệu chưa chính xác, đại biểu cũng có trách nhiệm chỉ ra những chỗ chưa chính xác", ông Phúc nói.
Theo Zing.vn
9 người Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc : Dư luận muốn Bộ KH&ĐT công bố rõ danh tính Cùng với việc tiếp tục điều tra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần công bố rõ danh tính 9 người Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc hồi tháng 12/2018 để truy cứu trách nhiệm. Liên quan đến vụ 9 người Việt Nam đi theo đoàn Quốc hội Việt Nam thăm Hàn Quốc đã bỏ trốn không về nước vào tháng 12/2018, trong...