Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi G20 làm đầu tàu phục hồi kinh tế toàn cầu
Ngày 13/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) làm đầu tàu phục hồi kinh tế toàn cầu.
Cảng container ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Người đứng đầu LHQ đưa ra thông điệp này trong thư gửi tới các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20, đồng thời nhấn mạnh G20 cần định hướng lại để có thể hồi phục nền kinh tế cho tất cả thế giới. Ông nhấn mạnh “hướng đi mới lúc này là lựa chọn đúng đắn”.
Để đạt được mục tiêu này, LHQ và các đối tác liên quan đã đề xuất chương trình kích thích các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) nhằm giải quyết tình trạng thị trường ngày càng tồi tệ và đẩy nhanh tiến độ tiến tới các SDG.
Theo đó, chương trình kích thích SDG sẽ khuyến khích khu vực công tăng cường cam kết thực hiện các mục tiêu liên quan tới phát triển, nhân đạo và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cụ thể hơn, chương trình này gồm 5 khuyến nghị: tăng cường giãn nợ ngay lập tức cho các nước nghèo, dễ bị tổn thương; cân đối mức cho vay của các ngân hàng phát triển đa phương và các ngân hàng phát triển của nhà nước dành cho SDG; khuyến khích các công ty trái phiếu tư nhân và các chủ thể nợ công tham gia vào nỗ lực xóa nợ; tăng cường hỗ trợ thanh khoản cho các quốc gia dễ bị tổn thương thông qua việc tăng cường sử dụng Quyền rút vốn đặc biệt; cũng như điều chỉnh các dòng tài chính cho phù hợp với SDG và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
G20 nhất trí phối hợp giải quyết các thách thức toàn cầu
Ngày 16/7, Indonesia - nước chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G20 (FMCBG) - cho biết các thành viên hội nghị đã nhất trí rằng đà phục hồi kinh tế toàn cầu đã bị chậm lại và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nusa Dua, Indonesia ngày 15/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố kết thúc FMCBG sau 2 ngày làm việc, Indonesia cho hay phần lớn các nước thành viên đều cho rằng xu hướng mất an ninh lương thực và năng lượng đang gia tăng ở mức báo động và nhất trí phối hợp hành động nhanh chóng để giải quyết vấn đề này. Liên quan đến những lĩnh vực khác, tất cả các thành viên đều tái khẳng định cam kết thực thi những thay đổi về quy định thuế quốc tế dự kiến có hiệu lực vào năm 2024, phối hợp chính sách nhằm kiểm soát đại dịch COVID-19, ứng phó với lạm phát đang tăng nhanh và biến đổi khí hậu.
Hội nghị FMCBG lần thứ 3 diễn ra tại Indonesia từ ngày 15-16/7 với sự tham dự của hơn 400 đại diện đến từ các nước thành viên G20 và các tổ chức quốc tế, với 17 bộ trưởng tài chính và 10 thống đốc ngân hàng trung ương tham dự trực tiếp. Những khác biệt trong quan điểm về vấn đề Ukraine đã khiến hội nghị không đưa ra được tuyên bố chung chính thức.
Dự kiến cuộc họp tiếp theo của các Bộ trưởng Tài chính G20 sẽ diễn ra vào tháng 10 tới tại thủ đô Washington (Mỹ).
Ngăn chặn 'bóng đen' suy thoái kinh tế Lạm phát leo thang khiến các ngân hàng trung ương chạy đua tăng lãi suất để kìm hãm đà tăng. Các nền kinh tế phát triển ở châu Âu bắt đầu suy giảm, tỷ giá một loạt đồng tiền lớn lao dốc so với đồng USD và lãi suất cao đang gây áp lực cho các nước đang phát triển với gánh nặng...