Tổng Thư ký Liên hợp quốc đưa ra bảo đảm trái ngược với cáo buộc của chính phủ Mali
Ngày 18/9, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đảm bảo rằng 46 binh sĩ Côte d’Ivoire bị giam giữ tại Mali kể từ đầu tháng 7 vừa qua không phải “lính đánh thuê”, trái ngược với cáo buộc của chính quyền Bamako.
Binh sĩ thuộc Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tuần tra Gao, Mali. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, một ngày trước cuộc họp Đại hội đồng LHQ tại New York, ông Guterres khẳng định: “Họ không phải lính đánh thuê, đó là điều hiển nhiên”. Ông Guterres cho biết, nhân dịp này, ông sẽ tiếp phái đoàn Mali nhằm giải quyết vấn đề nêu trên.
Việc Mali bắt giữ các binh sĩ Côte d’Ivoire ngày 10/7 tại Bamako và cáo buộc họ âm mưu phá hoại an ninh của nước này vào giữa tháng 8 đã trở thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai quốc gia láng giềng.
Video đang HOT
Chính quyền Mali mô tả những binh sĩ này là “lính đánh thuê” trong khi phía Abidjan đảm bảo rằng họ đang làm nhiệm vụ cho LHQ, như một phần của các hoạt động hỗ trợ hậu cần cho Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Mali (MINUSMA).
Trong vụ việc này, LHQ đã phát hiện “những trục trặc” trong một công văn gửi chính phủ Mali và thừa nhận rằng “một số biện pháp đã không được tuân thủ”.
Vào đầu tháng 9, một lối thoát cho cuộc khủng hoảng đã được vạch ra với việc Mali thả 3 binh sĩ trong số 49 người bị bắt và coi hành động này như một cử chỉ nhân đạo. Tuy nhiên, những căng thẳng trong quan hệ giữa Mali và Côte d’Ivoire vẫn chưa được giải tỏa.
Mali đình chỉ tất cả hoạt động gìn giữ hòa bình mới của Liên hợp quốc
Mali tiến hành động thái trên chỉ 4 ngày sau khi bắt giữ 49 binh sĩ Côte d'Ivoire với cáo buộc là "lính đánh thuê" nhằm lật đổ chính quyền quân sự ở Mali.
Tuy nhiên, Côte d'Ivoire khẳng định đây là những binh sĩ thuộc Lực lượng Hỗ trợ Quốc gia (NSE), được triển khai sau khi LHQ cho phép các lực lượng gìn giữ hòa bình được sử dụng các nhà thầu bên ngoài cho nhiệm vụ hậu cần.
Lực lượng MINUSMA tuần tra tại khu vực Timbuktu, Mali. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 14/7, Mali thông báo nước này sẽ đình chỉ hoạt động luân chuyển của Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (MINUSMA) vì lý do an ninh quốc gia. Động thái này thể hiện căng thẳng mới nhất trong quan hệ giữa chính quyền Mali và các đối tác quốc tế.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mali nói rõ "việc luân chuyển của MINUSMA đang bị đình chỉ", bao gồm cả những hoạt động đã được lên kế hoạch. Quyết định đình chỉ này sẽ được áp dụng cho đến khi có một cuộc họp được tổ chức để "tạo điều kiện cho việc phối hợp và điều chỉnh" hoạt động luân chuyển các nhân viên dự phòng.
Mali tiến hành động thái trên chỉ 4 ngày sau khi bắt giữ 49 binh sĩ Côte d'Ivoire với cáo buộc là "lính đánh thuê" nhằm lật đổ chính quyền quân sự ở Mali. Tuy nhiên, Côte d'Ivoire khẳng định đây là những binh sĩ thuộc Lực lượng Hỗ trợ Quốc gia (NSE), được triển khai sau khi LHQ cho phép các lực lượng gìn giữ hòa bình được sử dụng các nhà thầu bên ngoài cho nhiệm vụ hậu cần.
Hiện chưa rõ thời gian tiến hành đàm phán về việc luân chuyển MINUSMA, song phía Mali đã khẳng định sẽ "làm việc tích cực để tạo điều kiện thuận lợi" cho việc dỡ bỏ quyết định đình chỉ này. Mali coi đây là việc làm thiết yếu để đảm bảo MINUSMA thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
Về phần mình, MINUSMA ra tuyên bố cho biết phái bộ lưu ý về quyết định của Mali và sẵn sàng tham gia ngay các cuộc thảo luận. Tuyên bố cũng nhấn mạnh luân chuyển có vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu quả hoạt động của MINUSMA cũng như củng cố tinh thần của các nhân viên. Vì thế, phái bộ cho rằng cần nhanh chóng tiến hành mọi việc cần thiết để giải quyết vấn đề.
LHQ tháo gỡ trở ngại đối với Sáng kiến Biển Đen, tránh để xảy ra nạn đói Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 14/9, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres vừa có cuộc trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt nhằm tháo gỡ những trở ngại còn tồn tại để thỏa thuận Biển Đen phát huy được tối đa tác dụng trong việc đưa ngũ cốc và...